Phân tích tài chính DN theo hoạt động sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích và dự báo tài chính công ty cổ phần traphaco​ (Trang 28 - 34)

1.2. Cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp

1.2.2. Phân tích tài chính DN theo hoạt động sản xuất kinh doanh

Để hoạt động kinh doanh sản xuất của DN có thể sinh lời, DN cần tiến hành đồng thời các mảng hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính, hoạt động đầu tư; bởi các mảng hoạt động trên có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, thể hiện đầy đủ, rõ ràng trên báo cáo tài chính của DN. Vì vậy, đề tài “ Phân tích và dự báo tình hình tài chính của Công ty cổ phần Traphaco” sẽ phân tích trên ba mảng hoạt động chính của DN, đó là: hoạt động SXKD, hoạt động tài chính, hoạt động đầu tư.

Hoạt động tạo ra doanh thu và lợi nhuận chủ yếu cho DN chính là hoạt động SXKD, do đó, phân tích hoạt động SXKD sẽ đưa cho ta cái nhìn tổng quát nhất về tình hình hoạt động của DN, tốc độ tăng trưởng của DN, cơ cấu tài sản nguồn vốn của DN và các chỉ tiêu ảnh hưởng đến dòng tiền như là: hàng tồn kho, chi phí lãi vay, các khoản phải thu...

Các nhóm chỉ tiêu cần quan tâm khi phân tích hoạt động SXKD của DN:  Tỷ số vòng quay hàng tồn kho:

Chỉ số này thể hiện khả năng của DN trong việc quản trị hàng tồn kho . Chỉ số này càng cao càng thì DN bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. Tức là DN sẽ hạn chế gặp rủi ro hơn nếu như trong báo cáo tài chính, sô liệu

của khoản mục hàng tồn kho giảm qua các năm. Tuy nhiên chỉ số vòng quay hàng tồn kho quá cao cũng không tốt vì điều đó thể hiện số lượng không nhiều của hàng dự trữ trong kho, nếu nhu cầu thị trường đột ngột tăng thì DN rất khả năng bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành mất thị phần. Ngoài ra, việc DN dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể làm cho tiến độ của dây chuyền sản xuất chậm lại . Do vậy, chỉ số này cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất hàng hóa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Vòng quay HTK =

Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân  Kỳ thu tiền bình quân:

Kỳ thu tiền bình quân = Số ngày trong năm Vòng quay hàng tồn kho  Tỷ số hiệu quả sử dụng tài sản:

Hiệu quả sử dụng tài sản = Doanh thu Tổng tài sản

Tỷ số này đánh giá khái quát nhất hiệu quả sử dụng tài sản của DN. Tỷ số hiệu quả sử dụng tài sản cho biết mỗi đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.

Hiệu quả sử dụng tài sản cố định = Doanh thu thuần Tài sản cố định bình quân

Chỉ số Hiệu quả sử dụng tài sản cố định cho biết tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.

Vòng quay tài sản lưu động =

Doanh thu thuần Tài sản lưu động bình quân

Chỉ số này cho biết một kỳ kinh doanh có bao nhiêu vòng tài sản lưu động của DN kết chuyển vào doanh thu thuần, chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ việc sử dụng tài sản lưu động là có hiệu quả.

Tỷ suất sinh lời doanh thu:

Tỷ suất sinh lời doanh thu = Lợi nhuận Doanh thu thuần

Tỷ suất sinh lời doanh thu cho biết với một đồng doanh thu thuần từ bán hàng sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất này càng lớn thì hiệu quả hoạt động của DN càng cao.

Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE):

ROE =

Lợi nhuận sau thuế và cổ tức cổ phần ưu đãi Vốn cổ phần

Chỉ số ROE thể hiện mức độ hiệu quả khi sử dụng vốn của DN, hay nói cách khác 1 đồng vốn bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lời.

Về mặt lý thuyết, ROE càng cao thì khả năng sử dụng vốn của DN càng có hiệu quả. Những cổ phiếu có ROE cao thường được nhà đầu tư ưa chuộng hơn. Và tất yếu những cổ phiếu có chỉ số ROE cao cũng có giá cổ phiếu cao hơn.

Khi đánh giá ROE:

ROE < Lãi vay ngân hàng: vậy nếu công ty vay ngân hàng thì lợi nhuận tạo ra cũng chỉ để trả lãi vay ngân hàng mà thôi.

ROE > Lãi vay ngân hàng: thì chúng ta phải đánh giá xem công ty đã vay ngân hàng và khai thác hết lợi thế cạnh tranh trên thương trường chưa, nhằm xem xét công ty này có khả năng tăng ROE trong tương lai hay không.

Ngoài ra, ROE cao duy trì trong nhiều năm cũng thể hiện lợi thế cạnh tranh của DN, những DN có năng lực cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh cao, hay độc quyền thường có chỉ số ROE rất cao.

Tỷ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn:

Tỷ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (hệ số khả năng thanh toán hiện thời) cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn được bù đắp bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn, do đó đây là chỉ tiêu phản ánh khái quát nhất khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn cho DN.

Khả năng thanh toán ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn

Khả năng thanh toán ngắn hạn của DN càng cao càng thì khả năng các khoản nợ ngắn hạn sẽ được thanh toán kịp thời.

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn < 1 nghĩa là tài sản ngắn hạn không đủ bù đắp cho nợ ngắn hạn.

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = 1 nghĩa là tài sản ngắn hạn vừa đủ bù đắp các khoản nợ ngắn hạn cho DN và DN có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, tuy nhiên trong thực tế, nếu chỉ tiêu này ở mức 1 thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của DN cũng vẫn rất mong manh.

Ta cần so sánh độ lớn các Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn giữa các kì và so sánh với các DN cùng ngành hoặc trung bình ngành để đánh giá khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của DN.

Tỷ số thanh toán nhanh:

Chỉ số này phản ánh việc DN có thể thanh toán được các khoản nợ bằng tài sản ngắn hạn và có thể chuyển thành tiền một cách nhanh nhất không.

Khả năng thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn – Hàng TK Nợ ngắn hạn

Nếu chỉ số cao thể hiện khả năng thanh toán nhanh DN tốt nhưng nếu chỉ số này quá cao thì khả năng sinh lời của DN sẽ không được đánh giá tốt.

Tỷ số khả năng thanh toán tức thời:

Khả năng thanh toán tức thời =

Tiền và các khoản tương đương tiền + Chứng khoán thanh khoản

Nợ ngắn hạn

Khả năng thanh toán tức thời cho biết khả năng thanh toán thật sự của 1 DN và được tính dựa trên các tài sản lưu động có thể chuyển đổi nhanh thành tiền để đáp ứng những yêu cầu thanh toán của DN.

Vòng quay khoản phải thu: thể hiện tính hiệu quả của chính sách tín dụng mà

DN áp dụng đối với các bạn hàng. Chỉ số này càng cao cho thấy DN được khách hàng trả nợ càng nhanh. Khi so sánh với các DN cùng ngành, chỉ số vòng quay khoản phải thu vẫn quá cao thì có thể DN sẽ có thể bị mất khách hàng vì các khách hàng sẽ chuyển sang tiêu thụ sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh cung cấp thời gian tín dụng dài hơn. Như vậy, doanh số của DN sẽ bị giảm. Nếu chỉ số này sụt giảm qua các năm, thì rất có thể là DN đang gặp khó khăn với việc thu nợ từ khách hàng và cũng có thể là dấu hiệu cho thấy doanh số đã vượt quá mức.

Vòng quay các khoản phải thu =

Doanh số thuần Các khoản phải thu bình quân

Kỳ thu tiền bình quân: Chỉ số này cho biết về số ngày trung bình mà DN thu

được tiền của khách hàng

Kỳ thu tiền bình quân = 365/ Vòng quay các khoản phải thu Phân tích khoản phải trả:

Vòng quay khoản phải trả =

Doanh thu thuần Phải trả bình quân

Chỉ số này phản ánh khả năng chiếm dụng vốn của DN đối với các nhà cung cấp. Nếu chỉ số này quá thấp sẽ ảnh hưởng không tốt đến xếp hạng tín dụng của DN. Và nếu chỉ số này năm nay nhỏ hơn năm trước chứng tỏ DN chiếm dụng vốn và thanh toán chậm hơn năm trước và ngược lại. Nếu chỉ số này quá nhỏ nghĩa là các khoản phải trả của DN lớn thì khả năng thanh toán sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Tuy nhiên, khi DN chiếm dụng vốn có thể giảm được các chi phí về vốn và thể hiện uy tín về quan hệ thanh toán đối với nhà cung cấp, chất lượng sản phẩm đối với khách hàng.

Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn

Nếu chỉ dừng ở việc phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn sẽ không phản ánh hết được các chính sách huy động và sử dụng vốn của DN. Chính sách huy động và sử dụng vốn của một DN phản ánh nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh,

khả năng đáp ứng nhu cầu vốn mà và quan hệ trực tiếp đến an ninh tài chính, hiệu quả sử dụng vốn của DN, tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh cũng như rủi ro kinh doanh của DN.

Các nhà phân tích thường tính và so sánh các chỉ tiêu để phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn :

+ Hệ số tự tài trợ:

Ht = Vốn chủ sở hữu

= 1 - Nợ phải trả

= 1 – Hệ số nợ Tổng tài sản Tổng tài sản

Hệ số này phản ánh năng lực của DN trong việc tự chủ tài chính. Khi DN có hệ số tự tài trợ càng gần 1 thì năng lực độc lập về tài chính càng cao, các chủ nợ thường thấy an toàn hơn khi chấp nhận hồ sơ vay vốn của các đơn vị này, nhưng chính khi đó DN cũng cần cân nhắc cơ cấu nguồn vốn tối ưu sao cho chi phí vốn thấp nhất và hệ thống đòn bẩy tài chính của đơn vị có thể khuếch đại khả năng sinh lời của vốn chủ. Do đó, mỗi DN căn cứ vào đặc thù kinh doanh của ngành, chính sách tài chính của DN và sự tác động của môi trường kinh doanh để cân nhắc khả năng tự tài trợ, đảm bảo cân đối giữa cấu trúc tài chính của đơn vị với hiệu quả của chính sách tài chính.

+ Hệ số tài trợ thường xuyên (Htx):

Htx = Nguồn vốn dài hạn (NVDH) Tài sản dài hạn (TSDH)

Hệ số này phản ánh tính cân đối về thời gian của tài sản hình thành qua đầu tư dài hạn với nguồn tài trợ tương ứng, hay nói một cách khác là mối quan hệ cân đối giữa tài sản với nguồn vốn hình thành tài sản theo thời gian, hệ số này đòi hỏi DN không được huy động nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư hình thành tài sản dài hạn. Do đó, nếu hệ số tài trợ thường xuyên  1 thì DN luôn có đủ hoặc dư thừa nguồn vốn dài hạn tài trợ cho tài sản dài hạn, sự an toàn về nguồn tài trợ giúp DN tránh được rủi ro thanh toán. Ngược lại, nếu hệ số tài trợ dài hạn< 1 thì sự mất ổn định về tài chính có thể xảy ra, tuy nhiên, thực tế mỗi lĩnh vực ngành nghề kinh doanh còn lệ thuộc vào đặc thù chu chuyển vốn của đơn vị để xác định khoảng dao động của

hệ số tài trợ dài hạn khác nhau.. Tính cân đối theo thời gian của nguồn tài trợ với tài sản đầu tư tuỳ thuộc vào sự cân nhắc giữa chi phí vốn huy động với khả năng sinh lời kỳ vọng vốn đầu tư, năng lực sử dụng đòn bẩy tài chính của DN và đặc biệt là lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của mỗi đơn vị. Giá hay chi phí sử dụng vốn là chi phí cơ hội đối với DN và được xác định từ thị trường vốn.Trên góc độ người cung cấp vốn cho DN thì chi phí sử dụng vốn là tỷ suất sinh lời kỳ vọng mà họ đòi hỏi khi cung cấp vốn. Mức sinh lời này phải tương thích với mức độ chấp nhận rủi ro mà nhà đầu tư có khả năng gặp phải khi đầu tư vốn. Chính vì vậy, đối với cả nhà cung cấp vốn và DN huy động vốn đều phải cân nhắc giữa lợi ích kỳ vọng với các lợi ích buộc phải từ bỏ khi huy động và đầu tư vốn

- Hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu: là chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư tài sản của DN bằng vốn chủ sở hữu. Nếu trị số này lớn hơn 1, cho thấy mức độ độc lập về tài chính của DN càng giảm dần vì tài sản của DN được tài trợ chỉ một phần bằng vốn chủ sở hữu và ngược lại, nếu trị số của chỉ tiêu này càng gần 1, chứng tỏ mức độ độc lập về mặt tài chính của DN càng tăng vì hầu hết tài sản của DN được đầu tư bằng vốn chủ sở hữu.

Hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu = Tài sản / Vốn chủ sở hữu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích và dự báo tài chính công ty cổ phần traphaco​ (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)