CHƢƠNG 2 : THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Khái quát về Công ty cổ phần Traphaco
3.1.3. Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Traphaco
3.1.3.1. Lĩnh vực kinh doanh
TRA là DN hoạt động chính trong lĩnh vực:
- Sản xuất và kinh doanh dược phẩm, hóa chất, vật tư và thiết bị y tế. - Thu mua, gieo trồng, chế biến dược liệu.
- SXKD dược phẩm, hóa chất và vật tư thiết bị y tế - Pha chế thuốc theo đơn
- Tư vấn sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm
- Kinh doanh xuất nhập khẩu nguyên phụ liệu làm thuốc, các sản phẩm thuốc - Sản xuất, buôn bán mỹ phẩm…
Về sản phẩm chủ lực, tận dụng nguồn dược liệu phong phú và nền y học cổ truyền lâu đời, TRA đã lựa chọn nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm Đông Dược trên nền công nghệ cao. Hiện TRA có trên 230 sản phẩm, trong đó nhóm top 10 có tốc độ tăng trưởng cao và tiềm năng chính. Theo báo cáo của IMS, trong nhóm hàng OTC (thuốc không cần đơn của bác sĩ) TRA xếp thứ 2 về doanh thu, chiếm 3,4% thị phần, sản phẩm tiêu biểu của TRA phải kể đến Boganic – tăng cường chức năng gan và Hoạt huyết dưỡng não, xếp hạng lần lượt là 3 và 13 về mặt doanh thu tại thị trường OTC (theo IMS Health), mang về nguồn thu chủ yếu chiếm ½ trên tổng doanh thu. Bên cạnh sản phẩm đông dược, TRA lấn sân sang mảng tân dược, cạnh tranh bằng công nghệ cao và tận dụng sản xuất nhượng quyền.
Sứ mệnh: Tiên phong sáng tạo dược phẩm Xanh bảo vệ sức khỏe con người.
Dược phẩm xanh là dược phẩm được sản xuất trên nền tảng chuỗi cung ứng xanh từ nguồn nguyên liệu đến công nghệ sản xuất sạch, hệ thống phân phối, dịch vụ thân thiện với môi trường.
Tầm nhìn năm 2020: Đến năm 2020 là DN dược số 1 Việt Nam về tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, vốn hóa thị trường.
3.1.3.2. Năng lực sản xuất
Về đông dược, trong khi các nhà sản xuất khác ở VN phải nhập khẩu 90% dược liệu, TRA đã là DN dược đầu tiên của VN tự cung cấp được 72% dược liệu cho nhu cầu sản xuất của mình. Phần dược liệu còn lại được thu mua trong nước (20%) hoặc nhập khẩu (8%) do một số cây thuốc đặc biệt phải trồng ở vùng ôn đới. Vùng nguyên liệu của TRA gồm 36.000 ha vùng trồng đạt tiêu chuẩn GACP-WHO cho 10 loại dược liệu khác nhau phục vụ các nhóm sản phẩm chính của TRA. Hàng năm, vùng nguyên liệu này trồng được 2.200 tấn dược liệu theo tiêu chuẩn GACP- WHO, cao nhất trong các DN tự trồng dược liệu tại Việt Nam (BV Pharma là 500 tấn, Domesco là 250 tấn).Hiện tại TRA đang có 2 nhà máy với tổng công suất sản xuất là 1 tỷ đơn vị sản phẩm 1 năm. Cụ thể, nhà máy sản xuất tại Hà Nội đạt tiêu chuẩn GMP-WHO rộng 9.000 m2 và nhà máy Đông dược tại Hưng Yên rộng 40.000m2.
3.1.3.3. Đầu vào
Công ty cổ phần Traphaco là công ty tiên phong sáng tạo dược phẩm xanh - sản xuất trên nền tảng chuỗi cung ứng xanh từ nguyên liệu đến công nghệ sản xuất sạch, bảo vệ sức khỏe con người. Những năm qua, với chiến lược phát triển "Con đường sức khỏe xanh", TRA đã tận dụng những lợi thế về đa dạng sinh học của Việt Nam và nền y học cổ truyền lâu đời phong phú để phát triển thuốc từ dược liệu. Công ty không ngừng nghiên cứu, phát triển chuỗi giá trị xanh từ nguyên liệu - công nghệ - sản phẩm - dịch vụ phân phối. TRA là một trong số ít DN mạnh dạn đầu tư nghiên cứu theo hướng khác biệt hóa trong hướng đi để tạo ra sự đột phá
trong tăng trưởng, nhanh chóng trở thành thương hiệu dẫn đầu trong ngành dược của Việt Nam.TRA tiên phong xây dựng vùng trồng theo GACP-WHO và đã xây dựng được trên 800 ha vùng trồng cho hơn 10 loại dược liệu chủ lực tại 28 tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Hướng đi này phù hợp với "Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030" đã được Thủ tướng phê duyệt.
TRA tiên phong xây dựng vùng trồng theo GACP-WHO và đã xây dựng được trên 800 ha vùng trồng cho hơn 10 loại dược liệu chủ lực tại 28 tỉnh, thành phố trên toàn quốc.
Bà Vũ Thị Thuận, Chủ tịch HĐQT TRA cho biết, việc chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào được xem là vấn đề rất quan trọng với TRA, tránh được ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, góp phần giảm nhập siêu, tạo doanh thu cho các DN Việt Nam là vệ tinh của TRA. Xét về tổng thể, nhằm kết nối, quy hoạch các vùng cung cấp nguyên liệu cho Công ty, TRA đã thúc đẩy nghiên cứu thành công dự án Green plan. Công ty đã hợp tác với người nông dân, với các DN, các nhà khoa học trong việc nghiên cứu giống, nghiên cứu quy trình trồng, áp dụng công nghệ GACP (trồng sạch), nghiên cứu quy trình chế biến sau thu hoạch. Dự án này đã mang lại cho TRA nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định về chất lượng cũng như số lượng. Cũng theo bà Thuận, hầu như những vùng trồng dược liệu có quy hoạch đều xuất phát từ nhu cầu của những sản phẩm chủ lực của DN nào đó.Như TRA có vùng trồng đinh lăng (ở Nam Định), nghệ vàng (Thái Nguyên), rau đắng đất (Phú Yên), atisô (Sapa, Đà Lạt)... Một số dược liệu được khai thác 100% tại Việt Nam như đinh lăng trong sản phẩm hoạt huyết dưỡng não, chè dây trong sản phẩm Ampelop, Actiso trong sản phẩm Boganic...Trên thực tế, các vùng dược liệu phát triển dựa vào trọng tâm là các DN sản xuất dược phẩm sử dụng cây dược liệu, với mô hình liên kết với nông dân, theo đó, công ty hỗ trợ giống và kỹ thuật; người dân trồng và hái. Mô hình liên kết với nông dân của các công ty TRA, Nam Dược, Dược phẩm OPC... đã hình thành nên các vùng trồng đinh lăng, atisô, đương quy, cúc hoa vàng, kim tiền thảo, dây thìa canh, kinh giới, nghệ vàng... tương đối ổn
định. Hiện tại, TRA đã chủ động được 70% nguyên liệu đầu vào và tự túc được hơn 90% nhu cầu dược liệu trong sản xuất thuốc. Khoảng 30 nghìn tấn dược liệu sạch mỗi năm đã được sử dụng tại TRA.
3.1.3.4. Đầu ra
Thị trường nội địa: Hiện các sản phẩm của TRA chủ yếu tiêu thụ ở thị trường nội địa thông qua 1 công ty con phân phối, 28 chi nhánh đại diện và 40 đại lý trải rộng khắp trên 64 tỉnh thành. Theo đánh giá của IMS Health Việt Nam, TRA sở hữu 1,3% thị phần dược Việt Nam, trong đó thị trường OTC (những sản phẩm mà người tiêu dùng có thể ra hiệu thuốc mua về sử dụng an toàn và hiệu quả mà không cần sự chỉ dẫn và theo dõi của bác sĩ - PV) chiếm 3,43%, đứng thứ 2 sau Sanofi. Trong khi đó, mức tăng trưởng của thị trường dược Việt Nam được kỳ vọng ở mức 2 con số trong một thời gian dài nữa. Chi tiêu cho dược phẩm bình quân đầu người mỗi năm của Việt Nam chỉ mới đạt mức 111 USD, thấp xa so với nhiều nước trong khu vực, như Thái Lan là 264 USD hoặc Malaysia là 423 USD. Thêm vào đó, tầng lớp trung lưu tại Việt Nam ngày càng đông, ý thức bảo vệ sức khỏe ngày càng được nâng cao. TRA chọn thị trường ngách sản xuất thuốc đông dược trên nền công nghệ cao là cách hóa giải các khó khăn và tránh cạnh tranh với các đối thủ mạnh. Bằng cách này, TRA tận dụng những lợi thế về đa dạng sinh học của Việt Nam và nền y dược học cổ truyền lâu đời để phát triển những loại thuốc đông dược dễ dùng, tiện lợi, có tính an toàn cao, thoát khỏi việc phụ thuộc nguyên liệu nhập để tối ưu hóa giá thành sản xuất. Và đến thời điểm này, cũng không có quá nhiều người chơi gia nhập vào thị trường đông dược.
Bên cạnh các sản phẩm dược phẩm được sản xuất trong nhà máy hiện đại theo các tiêu chuẩn thực hành tốt, các sản phẩm thực phẩm chức năng từ đông dược đã góp phần giúp TRA đi đến chiến lược quan trọng là tập trung vào thị trường OTC. Lựa chọn phân khúc OTC đồng nghĩa với việc sản phẩm được bán với số lượng rất lớn, được xem như mặt hàng tiêu dùng hơn là thuốc.Để phát triển thành công thị trường OTC đòi hỏi xây dựng một mạng lưới phân phối tốt. Cách đi của TRA khác hẳn nhiều công ty dược khác, vốn dựa vào hệ thống bán buôn - dù việc bán hàng sẽ
nhẹ nhàng hơn (vì chỉ giao cho một số đầu mối đảm trách việc phân phối), nhưng tính lệ thuộc rất cao và dễ tạo ra những cơn sốt giá ảo khiến khách hàng quay lưng. Nếu mối quan hệ với nhà phân phối có trục trặc, việc kinh doanh sẽ ngay lập tức gián đoạn.Ban lãnh đạo TRA nhận thức rõ không thể phó mặc số phận vào tay các đại lý, mà phải tự xây dựng hệ thống bán lẻ đến tận tay người tiêu dùng.Để làm được điều này, TRA đã ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ tối đa cho công tác bán hàng. Theo đó, TRA trang bị các phần mềm cho hệ thống nhà thuốc, máy tính bảng cho nhân viên bán hàng. Mọi dữ liệu mua bán được truyền thẳng về máy chủ công ty nhanh chóng giúp ban lãnh đạo cập nhật tình huống theo thời gian thực để có những điều chỉnh chiến lược phù hợp, ngoài ra giúp nâng cao năng suất bán hàng, thống nhất giá bán lẻ trên thị trường, tối ưu hóa việc sản xuất, xử lý tồn kho.Và hiện nay gần 80% doanh thu của TRA đến từ thị trường OTC nhờ vào hệ thống phân phối. Với hệ thống phân phối được xây dựng bài bản, vững chắc, giờ đây TRA đang hưởng lợi ích kép, khi nhiều tập đoàn dược nước ngoài muốn cùng hợp tác để phân phối thuốc cho họ. Cái bắt tay giữa TRA và Tập đoàn Novartis của Thụy Sỹ gần đây đã minh chứng cho điều này. TRA là nhà phân phối độc quyền các sản phẩm của Novartis và tất yếu công ty sẽ có thêm nguồn thu mới.
Thị trường xuất khẩu: Không chỉ khẳng định uy tín ở thị trường trong nước, gần đây, TRA đã xuất khẩu thuốc sang một số nước trong khu vực như Myanma, Lào, Campuchia, Ucraina... Hiện tại, các sản phẩm của TRA đã được đăng ký bảo hộ ở trên 20 quốc gia trên thế giới.
Một khảo sát của IMS cho thấy, Việt Nam có thể sản xuất thuốc theo tiêu chuẩn EU-GMP có chi phí rất cạnh tranh trên thế giới, thấp hơn 30% so với các DN dược phẩm Ấn Độ, 40% so với Nhật Bản và 20% so với Trung Quốc, chủ yếu nhờ các lợi thế đặc thù như nhân công, quản trị tốt.. Như vậy, bên cạnh thị trường trong nước TRA có thể bước chân ra biển lớn bằng việc xuất khẩu.
3.1.3.5. Đặc điểm ngành kinh doanh chính của TRA (ngành đông dược)
Ở thế giới, Mỹ vẫn là nước dẫn đầu trong việc chi tiêu cho thuốc, chiếm khoảng 34% tổng giá trị tiêu thụ thuốc toàn cầu. Tiếp theo là Nhật Bản chiếm 12%.
Trung bình các nước kém phát triển sẽ dành khoảng 5,7% GDP cho hệ thống chăm sóc y tế, trong khi con số này ở các nước phát triển là 12,3%. Chi tiêu cho thuốc ở các nước phát triển vẫn chiếm 67% tổng chi tiêu của toàn cầu, sau đó đến các nước thuộc nhóm thị trường mới nổi. Tuy nhiên, thị trường dược của các nước mới nổi phát triển với tốc độ nhanh và sẽ dần thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển. Giá thuốc ở các nước đang và chậm phát triển vẫn còn cao so với thu nhập người dân, một phần vì chi phí khá lớn cho hệ thống phân phối đến vùng sâu vùng xa, chi phí nhập khẩu do hầu hết các nước đang phát triển phải nhập nguyên liệu hoặc thành phẩm. Ở khu vực Đông Nam Á, Singapore được xem là trung tâm thương mại dược phẩm quan trọng bậc nhất trong khu vực và trên thế giới.
Nguồn: Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT (FPTS)
Biểu đồ 3.1. Doanh thu tiêu thụ thuốc theo quốc gia
Ngành dược luôn đóng góp một phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế, góp phần tạo ra công ăn việc làm và trên hết đó là nghĩa vụ cao đẹp: bảo vệ sức khỏe và tính mạng con người. Do đó mà hoạt động nghiên cứu và phát triển luôn được quan tâm đầu tư, đặc biệt là ở các nước phát triển và các tập đoàn dược đa quốc gia. Hoạt động chuyển giao công nghệ luôn là bước quan trọng giúp các DN dược ở các nước đang phát triển tiếp thu công nghệ hiện đại nhằm đưa ngành công nghiệp dược phẩm trong nước phát triển lên tầm cao mới, góp phần phát triển kinh tế, cải thiện đời sống. Bên cạnh đó thì hoạt động xuất khẩu thuốc cũng được xem là thế mạnh của các DN dược ở các nước phát triển. Châu Âu được xem là cái nôi của
hoạt động xuất khẩu thuốc khi mà các sản phẩm thuốc chiếm hơn ¼ tổng sản lượng xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao của châu Âu. Trong thời gian gần đây, Ấn Độ, Israel và Singapore nổi lên như những nhà xuất khẩu mới của thị trường dược phẩm thế giới. Các nước này dựa vào doanh thu để tái đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển để củng cố vị thế trên thị trường. Tuy nhiên, các nước đang phát triển cũng nhận ra được vai trò của việc phát triển ngành công nghiệp dược trong nước nên đã khuyến khích các DN của mình đầu tư cải thiện chất lượng sản phẩm và chủ động về nguồn nguyên liệu đầu vào.
Nguồn: IMS Market Prognosis, 2012; Economist Intelligence Unit, 2012
Biểu đồ 3.2. Tương quan mức chi tiêu bình quân thế giới (USD) và dân số các quốc gia (triệu người)
Mỹ, Nhật Bản và Canada là 3 quốc gia có mức tiêu thụ thuốc lớn nhất trên thế giới (bình quân gần 800 USD/người/năm, tương đương 55% tổng giá trị sử dụng thuốc) dù tổng dân số chỉ hơn 486 triệu. Mức tiêu thụ bình quân đầu người trên toàn thế giới đang ở mức 186 USD. Nếu so với mức bình quân này, Ấn Độ đang là quốc gia có mức chi tiêu bình quân đầu người thấp nhất thế giới dù dân số đông thứ 2 thế giới (hơn 1,2 tỷ người). Nhóm các nước đang phát triển (bao gồm cả Việt Nam) có mức chi tiêu cho thuốc bình quân đầu người chỉ 96 USD, thấp hơn 48% so với mức bình quân chung của thế giới. Chỉ số này tại Trung Quốc cũng khá thấp, chỉ khoảng 121 USD/người/năm.
Ở Việt Nam:
Nguồn: VIRAC, DAV
Biểu đồ 3.3. Ngành dược Việt Nam giữ tốc độ tăng trưởng hằng năm cao nhất châu Á
Ngành dược Việt Nam cũng có nhiều đặc điểm tuân theo xu hướng của toàn cầu khi phải đối mặt với những vấn đề bệnh tật đến từ việc già hóa dân số, ô nhiễm môi trường sống và chế độ dinh dưỡng không hợp lý. Theo báo cáo của IQVIA, thị trường dược Việt Nam năm 2017 đạt 85.533 tỷ VND, và có mức tăng trưởng khoảng 12% so với năm 2016. Việt Nam cũng vẫn phụ thuộc khá nhiều vào thuốc nhập khẩu với 63% giá trị toàn thị trường. Tuy nhiên đã xuất hiện những tín hiệu tích cực khi tốc độ tăng trưởng của các sản phẩm nội địa đạt 13%, cao hơn một chút so với đà tăng của sản phẩm nhập khẩu ở mức 12%.
Thị phần ngành công nghiệp dược Việt Nam tăng trưởng khoảng 24%/năm, tuy nhiên doanh số thu được gần như thấp nhất khu vực với 0,8 tỷ USD/năm, trong khi Trung Quốc là 18,8 tỷ USD, Ấn Độ 7,6 tỷ USD, Philippines 2,3 tỷ USD.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện Việt Nam đang đứng thứ 16 trong số 22 nước có ngành công nghiệp dược đang phát triển dựa theo tiêu chí tổng giá trị tiêu thụ thuốc hàng năm (4,8 tỷ USD).
Thị trường dược phẩm Việt Nam hiện có mức tăng trưởng cao nhất Đông Nam Á, khoảng 17%/năm, dự báo sẽ tăng lên khoảng 10 tỷ USD vào năm 2020. Cơ cấu
thị trường thuốc chủ yếu là thuốc generic, chiếm 51% và biệt dược là 22%, theo số liệu năm 2012. Kênh phân phối chính là hệ thống các bệnh viện dưới hình thuốc được kê đơn (ETC) chiếm trên 70%, còn lại được bán lẻ ở các quầy thuốc (OTC).
Tiêu thụ các loại thuốc Việt Nam vẫn chủ yếu tập trung vào điều trị các bệnh