Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn phường 10, quận 6, thành phố hồ chí minh​ (Trang 43)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính Phường 10, Quận 6, thành phố Hồ Chí Minh từ các tài liệu, dữ liệu hồ sơ địa chính.

2.1.3. Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 10/2017 đến tháng 10/2018

2.1.4. Địa điểm nghiên cứu

Tại Phường 10, Quận 6, thành phố Hồ Chí Minh; Phòng Tài nguyên và Môi trường Quận 6; Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai Quận 6.

2.2. Nội dung nghiên cứu

2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội Phường 10, Quận 6

- Điều kiện tự nhiên;

- Điều kiện kinh tế - xã hội.

2.2.2. Thực trạng tài liệu, dữ liệu hồ sơ địa chính và công tác quản lý nhà nước về đất đai Phường 10, Quận 6 nước về đất đai Phường 10, Quận 6

- Hiện trạng sử dụng đất năm 2018;

- Thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

- Thực trạng hồ sơ địa chính;

2.2.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính Phường 10, Quận 6

- Xây dựng Dữ liệu không gian; - Xây dựng Dữ liệu thuộc tính;

- Quét (chụp) giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất và xử lý tập tin quét (chụp) để hình thành bộ hồ sơ cấp Giấy chứng nhận dạng số, lưu trữ dưới khuôn

dạng tập tin *.PDF đối với từng thửa đất. Liên kết bộ hồ sơ cấp Giấy chứng nhận dạng số với cơ sở dữ liệu địa chính.

- Thử nghiệm ứng dụng quản lý, khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu trong công tác quản lý nhà nước về đất đai.

2.2.4. Phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu và đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn phần hoàn thiện công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

2.3. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi đề tài chỉ nghiên cứu việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính

Phường 10, Quận 6, thành phố Hồ Chí Minh từ các tài liệu, dữ liệu hồ sơ địa chính hiện có tại Ủy ban nhân dân phường 10, Phòng Tài Nguyên và Môi trường Quận 6 và Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai Quận 6.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

Trong phạm vi nghiên cứu đề tài dự kiến sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chính:

2.4.1. Phương pháp kế thừa các tài liệu liên quan

- Tham khảo, tổng hợp, hệ thống hóa các thông tin cần thiết từ các tài liệu, sách, báo, tạp chí; từ kết quả các công trình nghiên cứu, kết quả thực hiện các dự án đã được công bố để phục vụ nghiên cứu thực hiện đề tài.

- Thu thập các tài liệu, số liệu liên quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương thông qua các báo cáo, số liệu điều tra thống kê của địa phương.

- Thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu liên quan về thực trạng hồ sơ địa chính của địa phương thông qua: phường, Phòng Tài nguyên và Môi trường và Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai.

- Thu thập số liệu về hiện trạng sử dụng đất, số liệu thống kê báo cáo ngành tại địa phương.

- Điều tra, thu thập số liệu về kết quả thực hiện công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác

Nơi điều tra, thu thập tài liệu, số liệu: Ủy ban nhân dân Phường 10; Phòng Tài nguyên và Môi trường Quận 6; Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố Hồ Chí Minh - Chi nhánh Quận 6.

2.4.2. Phương pháp điều tra thông qua sử dụng phiếu điều tra

Quận 6 gồm 14 phường (trung bình có 02 công chức địa chính/ phường) và qua tham khảo có 05 đơn vị phòng ban của quận thường xuyên liên quan đến cơ sở dữ liệu đất đai. Tác giả chọn lấy ý kiến 01 cán bộ địa chính mỗi phường và 04 ý kiến đơn vị phòng ban thường xuyên liên quan. Qua trên, tác giả lựa chọn sử dụng phiếu điều tra phỏng vấn trực tiếp đối tượng có liên quan để thu thập các thông tin:

- Phỏng vấn 15 phiếu đối với cán bộ địa chính phường: về việc sử dụng phần mềm Chương trình xây dựng Cơ sở dữ liệu đất đai thành phố Hồ Chí Minh; các đề xuất bổ sung để phục vụ công tác quản lý Nhà nước về đất đai cấp xã phường;

- Phỏng vấn 20 phiếu đối với các phòng ban quận (Phòng Quản lý đô thị, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai, Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng, Chi cục Thuế): nhằm lấy ý kiến chuyên gia để hướng đến liên kết xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai đa mục tiêu.

2.4.3. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu

- Các số liệu về hiện trạng sử dụng đất; kết quả thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; thực trạng tài liệu hồ sơ địa chính của địa phương được thống kê, tổng hợp thông tin thành các bảng số liệu.

- Thiết kế và xây dựng Bảng thông tin thuộc tính địa chính để phục vụ xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính và nhập dữ liệu thuộc tính địa chính vào cơ sở dữ liệu.

+ Thực hiện xây dựng Bảng thông tin thuộc tính trên phầm mềm tin học văn phòng Excel, file tệp tin lưu trữ dưới khuôn dạng *.XLS. Các đối tượng thông tin thuộc tính trong bảng được xây dựng tương ứng với danh mục các

+ Thông tin xây dựng, cập nhật trong Bảng được thống kê, tổng hợp từ các tài liệu hồ sơ địa chính hiện có: Sổ địa chính; Sổ mục kê đất đai; Sổ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; bản lưu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất…

2.4.4. Phương pháp ứng dụng các phần mền tin học chuyên ngành để thiết kế, mô hình hóa và chuẩn hóa dữ liệu kế, mô hình hóa và chuẩn hóa dữ liệu

- Sử dụng phần mềm tin học văn phòng (Word, Excel) để xây dựng các bảng, biểu thông tin dữ liệu.

- Ứng dụng các phần mềm chuyên ngành về xây dựng, quản lý bản đồ, hồ sơ địa chính để biên tập, chuẩn hóa, xây dựng dữ liệu không gian địa chính. Các phần mềm dự kiến ứng dụng như: Microsation; Famis; TMV.Map; ArcGIS…

- Nghiên cứu, sử dụng phần mềm ViLIS để xây dựng cơ sở dữ liệu; quản lý, vận hành và khai thác cơ sở dữ liệu.

- Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, gắn với việc ứng dụng các phần mềm tin học tương ứng để thực hiện cụ thể như sau:

a) Bước 1: Công tác chuẩn bị, thu thập tài liệu:

Thực hiện thu thập các tài liệu, dữ liệu bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính có liên quan.

b) Bước 2: Xây dựng, chuẩn hoá dữ liệu đầu vào phục vụ xây dựng cơ

sở dữ liệu địa chính:

+ Ứng dụng các phần mềm: Microsation; Famis; TMV.Map để chuẩn hóa, biên tập dữ liệu không gian địa chính.

+ Sử dụng phần mềm tin học văn phòng Excel để xây dựng, tổng hợp, chuẩn hóa thông tin thuộc tính địa chính của thửa đất từ hồ sơ địa chính thành Bảng thông tin thuộc tính, lưu trữ ở dạng tệp tin khuôn dạng *.XLS.

c) Bước 3: Xây dựng dữ liệu không gian địa chính:

+ Sử dụng phần mềm ArcGIS - ArcCatalog, ArcMap - ArcInfo, Microsation, Famis để rà soát, tìm kiếm và sửa lỗi tương quan dữ liệu không gian địa chính.

d) Bước 4: Xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính:

Sử dụng phần mềm ViLIS để tích hợp dữ liệu thuộc tính địa chính vào cơ sở dữ liệu hệ thống.

đ) Bước 5: Quét (chụp) giấy tờ pháp lý để xây dựng bộ hồ sơ cấp giấy

chứng nhận dạng số và liên kết với cơ sở dữ liệu địa chính:

Sử dụng phần mềm ViLIS để tích hợp, liên kết dữ liệu quét (chụp) giấy tờ pháp lý của thửa đất vào cơ sở dữ liệu hệ thống.

e) Bước 6: Rà soát, hoàn thiện cơ sở dữ liệu địa chính:

- Sử dụng các công cụ của phần mềm ViLIS để rà soát, kiểm tra cơ sở dữ liệu.

- Tiếp tục sử dụng các phầm mềm Microsation; Famis; TMV.Map; Excel để thực hiện chuẩn hóa, hoàn thiện dữ liệu khi dữ liệu còn tồn tại các sai sót cần chuẩn hóa, sữa chữa.

2.4.5. Phương pháp kiểm nghiệm thực tế

Kiểm nghiệm qua việc thử nghiệm khai thác, ứng dụng cơ sở dữ liệu vào một số nhiệm vụ cụ thể phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai:

- Đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

- Cập nhật, chỉnh lý biến động dữ liệu địa chính trong cơ sở dữ liệu; - Cung cấp thông tin địa chính thửa đất từ cơ sở dữ liệu;

- Trích sao Sổ Địa chính, Sổ Mục kê đất đai, các tài liệu đo đạc khác từ cơ sở dữ liệu địa chính.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Phường 10, Quận 6 3.1.1. Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý: Phường 10 nằm về phía Tây Nam của Quận 6, có ranh địa giới hành chính:

+ Phía Bắc giáp Phường 11, Quận 6;

+ Phía Đông giáp Phường 7, Quận 6;

+ Phía Nam giáp Phường 16, Quận 8;

+ Phía Tây giáp Phường 16, Quận 8 và phường An Lạc, quận Bình Tân.

- Tổng diện tích tự nhiên của phường là 154,54 ha (theo số liệu thống kê đất đai ngày 31/12/2017), chiếm khoảng gần 1/5 diện tích tự nhiên của Quận 6. Phường 10 có địa hình tương đối bằng phẳng, có cao độ thấp (cao khoảng 1,0m đến 2,2m so với mực nước biển). Do có độ cao thấp nên trước đây là điểm ngập thường xuyên khi triều cường và mưa lớn; cùng với sự phát triển của đô thị hóa, các phương án quy hoạch phát triển đã và đang được triển khai đồng bộ, đến nay các điểm ngập cơ bản đã được giải quyết.

- Khí hậu - thời tiết: cũng như các khu vực khác thuộc thành phố Hồ Chí Minh, đặc điểm chung của khí hậu - thời tiết là nhiệt độ cao đều trong năm và

có hai mùa mưa - khô rõ ràng, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

- Về giao thông: trên địa bàn phường có nhiều tuyến đường chính kết nối với khu vực xung quanh như Đại lộ Võ Văn Kiệt, đường Nguyễn Văn Luông, đường Lý Chiêu Hoàng, đường Bình Phú, đường Trần Văn Kiểu, đường An Dương Vương; bên cạnh đó, do là Phường mới phát triển đô thị sau nên hệ thống đường trong khu dân cư được quy hoạch lại đồng bộ, đan xem đảm bảo việc giao thông đi lại và các hoạt động kinh doanh.

- Về thủy lợi: phía Đông là rạch Lò Gốm, phía Nam là rạch Ruột Ngựa, phía Tây Nam là rạch Nhảy bao bọc. Địa bàn phường không còn đất nông nghiệp nên hệ thống kênh rạch này không có chức năng tưới, tiêu nước phục vụ nông nghiệp, các rạch này chủ yếu phục vụ việc thoát nước và tạo cảnh quan. Các điểm thoát nước trên địa bàn phường có hệ thống xử lý, tuy nhiên do các rạch này kết nối với nhiều quận huyện khác nên nước vẫn bị ô nhiễm, đặc biệt là vào mùa khô.

3.1.2. Kinh tế - xã hội

Theo số liệu thống kê tháng 12/2018, toàn phường có 28.741 nhân khẩu.

Do nằm trong khu vực 03 chợ: Chợ Bình Tây - Chợ Bình Tiên - Chợ Phú Lâm là các chợ đầu mối lớn, lâu đời, kinh tế phường phát triển theo hướng thương mại dịch vụ, kinh doanh dọc theo các tuyến đường. Theo số liệu báo cáo kinh tế - xã hội phường quý 4 năm 2018, trên địa bàn phường có 767 doanh nghiệp, 781 hộ đăng ký kinh doanh.

Trên địa bàn phường có: 01 trạm y tế, 02 phòng khám đa khoa, 17 điểm kinh doanh về khám chữa bệnh; 01 trường mẫu giáo công lập, 12 trường mẫu giáo dân lập, 01 trường cấp 1, 01 trường cấp 2, 01 trường cấp 3, 07 điểm kinh doanh giáo dục dân lập; 02 chợ, nhiều siêu thị quy mô nhỏ. Mạng lưới cơ sở hạ

tầng phủ khắp đảm bảo cho hoạt động sinh hoạt của cư dân trong khu vực và tiếp nhận thêm của các vùng lân cận.

3.1.3. Kết quả thực hiện một số nội dung công tác quản lý nhà nước về đất đai tại Phường 10, Quận 6

3.1.3.1. Hiện trạng sử dụng đất

Bảng 3.1: Số liệu thống kê diện tích đất đai Phường 10 ngày 31/12/2017

Đơn vị tính: ha Thứ tự MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG Diện tích (1) (2) (3) (4) Tổng diện tích đất của ĐVHC (1+2+3) 154,54 1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 0,00

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 1.4 Đất làm muối LMU 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH

2 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 154,54

2.1 Đất ở OCT 66,07

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT

2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 66,07

Thứ

tự MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG Diện tích

(1) (2) (3) (4)

2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 0,66

2.2.2 Đất quốc phòng CQP

2.2.3 Đất an ninh CAN 0,06

2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 6,19

2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 17,70

2.2.6 Đất sử dụng vào mục đích công cộng CCC 54,00

2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 1,49

2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 0,17

2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà

hỏa táng NTD

2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 6,13

2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC

2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 2,08

3 Nhóm đất chưa sử dụng CSD 0,00

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS

3.3 Núi đá không có rừng cây NCS

Nguồn: Ủy ban nhân dân Phường 10, Quận 6

3.1.3.2. Tình hình và kết quả thực hiện công tác đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn

Theo số liệu thống kê, tính đến ngày 31/12/2017 trên địa bàn Phường 10 có 7.163 thửa đất. Trong đó, 6.708 thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận (chiếm 93,6%), còn 455 thửa đất chưa được cấp giấy chứng nhận.

3.2. Thực trạng tài liệu, dữ liệu hồ sơ địa chính Phường 10 3.2.1. Tình hình hồ sơ địa chính 3.2.1. Tình hình hồ sơ địa chính

Tài liệu, dữ liệu hồ sơ địa chính trên địa bàn phường bao gồm nhiều loại, có thể tổng hợp theo các giai đoạn như sau:

- Kê khai nhà cửa năm 1977: thực hiện kê khai chủ yếu đối với nhà ở. - Sổ mục kê (02 quyển) và bản đồ (02 tờ) thành lập theo Chỉ thị 299/TTg ngày 24/06/1977 của Hội đồng Chính phủ: được nghiệm thu năm 1985 và đưa vào sử dụng phục vụ công tác quản lý đất đai giai đoạn này. Tuy nhiên, tài liệu này chủ yếu sử dụng đối với khu vực đất nông nghiệp; có hạn chế là tỷ lệ đo vẽ 1:1.000 nên sai số lớn, thể hiện khoanh bao thổ cư nên không phù hợp đối với quản lý khu vực đất đô thị.

- Bản đồ hiện trạng đo vẽ năm 1988: được đo vẽ ở tỷ lệ 1:500, gồm 43 tờ. Bản đồ này được đo vẽ với độ chính xác tương đối cao, được dùng phục vụ trong công tác quản lý Nhà nước từ giai đoạn 1988 đến khi có bản đồ địa chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn phường 10, quận 6, thành phố hồ chí minh​ (Trang 43)