Rà soát, chuẩn hoá các đối tượng không gian địa chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn phường 10, quận 6, thành phố hồ chí minh​ (Trang 56)

[ T y p e a q u ot e fr o m th e d o c

3.3.3.2. Xây dựng, chuẩn hoá thông tin thuộc tính

Tiến hành chuẩn hoá thông tin thuộc tính địa chính từ hệ thống tài liệu hồ sơ địa chính của Phường 10 gồm: Hồ sơ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận; bản lưu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Sổ Mục kê đất đai; Sổ Địa chính; Sổ theo dõi cấp Giấy chứng nhận. Danh mục các nhóm thông tin thuộc tính địa chính được tổng hợp, chuẩn hoá gồm:

- Nhóm thông tin về người sử dụng đất; - Nhóm thông tin về thửa đất;

- Nhóm thông tin về quyền sử dụng đất.

Kết quả: Đã tổng hợp, chuẩn hoá thông tin thuộc tính địa chính từ hệ thống hồ sơ địa chính Phường 10 của 6.708 thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Thông tin được tổng hợp, chuẩn hóa theo danh mục nhóm thông tin thuộc tính đối với từng thửa đất, được xây dựng thành Bảng thông tin thuộc tính địa chính, lưu trữ ở dạng tệp tin khuôn dạng *.XLS.

Danh mục thông tin thuộc tính địa chính được tổng hợp, chuẩn hóa từ hệ thống hồ sơ đăng ký, cấp giấy chứng nhận; bản lưu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; từ hồ sơ địa chính của Phường 10 gồm có:

1 Họ và tên 1 (chồng/vợ) 20 Tỷ lệ của bản đồ

2 Giới tính 21 Số hiệu thửa đất

3 Năm sinh 22 Địa chỉ thửa đất

4 Số CMND 23 Diện tích thửa đất ghi trên bản đồ 5 Nơi cấp 24 Diện tích thửa đất được cấp GCN 6 Ngày cấp 25 Diện tích sử dụng riêng

7 Địa chỉ thường trú 26 Ký hiệu mục đích sử dụng đất 8 Dân tộc 27 Ký hiệu nguồn gốc sử dụng đất 9 Quốc tịch 28 Thời hạn sử dụng đất

12 Năm sinh 31 Tên đơn vị thực hiện đo đạc 13 Số CMND 32 Số phát hành GCN (số Serial)

14 Nơi cấp 33 Mã vạch Giấy chứng nhận

15 Ngày cấp 34 Số vào sổ cấp Giấy chứng nhận 16 Địa chỉ thường trú 35 Cơ quan cấp GCN (CT, CH, CS) 17 Dân tộc 36 Số quyết định cấp GCN (CCPL) 18 Quốc tịch 37 Ngày ký Giấy chứng nhận 19 Số tờ bản đồ 38 Đợt cấp Giấy chứng nhận

3.3.4. Kết quả xây dựng dữ liệu không gian

Dữ liệu không gian địa chính được xây dựng gồm 02 bước:

Bước 1. Chuyển nhập các đối tượng không gian địa chính trong bản đồ địa chính vào cơ sở dữ liệu theo đơn vị hành chính

Sử dụng công cụ của phần mềm ViLIS để chuyển nhập các đối tượng không gian địa chính và đồng thời chuyển nhập thông tin topology của thửa đất vào cơ sở dữ liệu. Quy trình tổng thể như sau:

Hình 3.4: Quy trình tổng thể thực hiện chuyển nhập dữ liệu bản đồ địa

Chọn file bản đồ địa chính (*.DGN)

Nhập tham số chuyển nhập:

1. Thông tin đơn vị hành chính,

2. Các lớp (level) tham gia đóng vùng thửa đất 3. Tên lớp (level) dgn cần chuyển gộp

4. Chuyển gộp đường giao thông, thủy hệ 5. Chuyển nhập thông tin thuộc tính Topology của thửa đất

Chuyển nhập dữ liệu

a) Dữ liệu đầu vào để chuyển nhập vào cơ sở dữ liệu:

Các dữ liệu đầu vào bao gồm:

- Vị trí, hình thể của thửa đất, nhà ở, công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất; thông tin Topology của thửa đất.

- Hệ thống thủy văn, hệ thống thủy lợi; - Hệ thống đường giao thông;

- Dữ liệu về điểm khống chế trắc địa; - Dữ liệu về biên giới, địa giới hành chính; - Dữ liệu về địa danh và ghi chú khác;

- Dữ liệu về đường chỉ giới, mốc giới quy hoạch hành lang an toàn bảo vệ công trình.

b) Quy trình cụ thể thực hiện chuyển nhập dữ liệu như sau:

(1) Thiết lập tài khoản dữ liệu thuộc tính địa chính, dữ liệu không gian địa chính trong cơ sở dữ liệu hệ thống:

Để thực hiện chuyển nhập dữ liệu địa chính vào cơ sở dữ liệu, trước tiên cần khởi tạo (thiết lập) tài khoản dữ liệu thuộc tính địa chính và tài khoản dữ liệu không gian địa chính trong cơ sở dữ liệu hệ thống để phục vụ lưu trữ dữ liệu khi dữ liệu được chuyển nhập, tích hợp hệ thống gồm:

- Thiết lập, kết nối tài khoản dữ liệu thuộc tính địa chính - Thiết lập, kết nối tài khoản dữ liệu không gian địa chính

(2) Chuyển nhập dữ liệu bản đồ địa chính vào cơ sở dữ liệu:

- Lựa chọn dữ liệu bản đồ địa chính (các file dữ liệu bản đồ địa chính *.DGN) để chuyển nhập vào cơ sở dữ liệu:

- Thiết lập tham số chuyển nhập dữ liệu bản đồ vào cơ sở dữ liệu:

- Thiết lập đơn vị hành chính triển khai; thiết lập khai báo các thông tin thuộc tính của các đối tượng dữ liệu không gian chuyển nhập (Tên đối tượng dữ liệu không gian; thông tin về phân Lớp level của từng đối tượng dữ liệu không gian; tên ký hiệu Styles của đối tượng dữ liệu không gian); thiết lập tham

- Thực hiện chuyển nhập dữ liệu không gian địa chính vào cơ sở dữ liệu.

Hình 3.5: Chuyển nhập dữ liệu không gian địa chính vào cơ sở dữ liệu

c) Kết quả: Đã chuyển nhập toàn bộ các đối tượng không gian địa chính

trong bản đồ địa chính và thông tin Topology của 7.163 thửa đất trên 91 tờ bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200 của Phường 10 vào cơ sở dữ liệu; dữ liệu được tích

dạng file *.MDB. Có thể sử dụng công cụ hiển thị bản đồ của hệ thống để xem, kiểm tra dữ liệu không gian địa chính đã được tích hợp.

Bước 2. Kiểm tra, sửa lỗi tương quan dữ liệu không gian

Sau khi kết thúc chuyển nhập bản đồ địa chính vào cơ sở dữ liệu; tiến hành rà soát, sửa chữa hoàn thiện các lỗi đồ hoạ còn tồn tại do quá trình biên tập, chuẩn hoá bản đồ chưa phát hiện và xử lý triệt để, như: Lỗi tiếp biên chồng lấn ranh giới thửa đất; lỗi tiếp biên hở giữa các thửa đất tiếp giáp giữa các mảnh bản đồ nhằm bảo đảm dữ liệu không gian đạt yêu cầu kỹ thuật theo quy định về chuẩn dữ liệu địa chính. Cụ thể thực hiện như sau:

- Sử dụng phần mềm ArcGIS - ArcCatalog để tạo Topology cho file dữ liệu không gian địa chính *.MDB.

- Sử dụng công cụ “Error Inspector” trong ArcMap - ArcInfo để tìm, thống kê các lỗi đồ họa của dữ liệu không gian; gồm:

+ Lỗi chồng lấn ranh giới thửa đất (Must Not Overlap); + Lỗi tiếp biên hở giữa các thửa đất (Must Not Have Gaps).

- Thực hiện sửa chữa các lỗi đồ hoạ trên file bản đồ địa chính *.DGN; sau đó chuyển nhập lại dữ liệu bản đồ địa chính vào cơ sở dữ liệu đối với những tờ bản đồ có tồn tại lỗi đồ họa đã được sửa chữa, hoàn thiện.

Lúc này đã hoàn thiện bước xây dựng dữ liệu không gian địa chính Phường 10. Sản phẩm dữ liệu không gian địa chính gồm toàn bộ bản đồ địa chính và thông tin Topology của thửa đất được lưu trữ trong tài khoản dữ liệu không gian ở dạng file *.MDB.

3.3.5. Kết quả xây dựng dữ liệu thuộc tính

Quy trình thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu cho Phường 10 như sau:

Hình 3.7: Quy trình tổng quát chuyển nhập dữ liệu thuộc tính vào cơ sở dữ liệu

- Thiết lập tham số chuyển nhập của các thông tin thuộc tính địa chính lưu trữ trong file *.XLS sẽ chuyển nhập vào cơ sở dữ liệu để tương ứng với các trường dữ liệu thuộc tính địa chính được quản lý trong cơ sở dữ liệu hệ thống,

gồm có: nhóm thông tin về người sử dụng đất, nhóm thông tin về thửa đất, nhóm thông tin về quyền sử dụng đất.

- Sau khi hoàn thiện việc thiết lập, khai báo tham số chuyển nhập; thực hiện chuyển nhập dữ liệu để hệ thống tự động chuyển nhập dữ liệu.

Kết quả: Đã chuyển nhập thành công toàn bộ thông tin thuộc tính địa

chính của 7.163 thửa đất vào cơ sở dữ liệu; dữ liệu đã chuyển nhập được tích hợp, lưu trữ trong tài khoản dữ liệu thuộc tính địa chính ở dạng file*.BAK trong cơ sở dữ liệu hệ thống.

3.3.6. Kết quả Quét (chụp) giấy tờ pháp lý để xây dựng bộ hồ sơ cấp giấy chứng nhận dạng số và liên kết với cơ sở dữ liệu địa chính

- Quét (chụp) giấy tờ pháp lý: Theo quy định, việc quét (chụp) giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bao gồm các tài liệu:

+ Giấy chứng nhận đang sử dụng;

+ Giấy tờ pháp lý về nguồn gốc sử dụng đất làm cơ sở cho việc cấp Giấy chứng nhận;

+ Các Đơn đăng ký, Đơn đăng ký biến động, Đơn đề nghị cấp lại, cấp đổi, Đơn đề nghị tách hợp thửa đất theo quy định của pháp luật;

+ Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai;

+ Quét bản đồ, sơ đồ, bản trích đo địa chính đã sử dụng để cấp Giấy chứng nhận trước đây.

Tuy nhiên; trong giới hạn thực hiện đề tài; đề tài chỉ thực hiện quét (chụp) đối với bản lưu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Kết quả: Đã quét (chụp) được tổng số 4.738 bản lưu Giấy chứng nhận.

- Xử lý tập tin quét (chụp) để xây dựng bộ hồ sơ cấp giấy chứng nhận dạng số: Các ảnh quét (chụp) giấy tờ pháp lý được xử lý, ghép nối để lưu trữ

thành file *.PDF đối với từng giấy chứng nhận; tên file lưu trữ được đặt theo số phát hành (số serial) của Giấy chứng nhận.

- Sử dụng công cụ của phần mềm ViLIS để liên kết bộ hồ sơ cấp giấy chứng nhận dạng số lưu trữ trong các file *.PDF với cơ sở dữ liệu địa chính.

Kết quả: Đã liên kết toàn bộ 4.738 file tệp tin *.PDF lưu trữ dữ liệu quét

(chụp) của 4.738 bản lưu giấy chứng nhận vào cơ sở dữ liệu.

3.3.7. Kết quả rà soát, hoàn thiện cơ sở dữ liệu địa chính

a) Rà soát, hoàn thiện dữ liệu không gian địa chính:

Sử dụng chức năng thống kê “Các thửa đất có dữ liệu thuộc tính, không

có dữ liệu bản đồ” của phần mềm để rà soát, tìm kiếm và thống kê. Kết quả:

Dữ liệu không gian địa chính Phường 10 đã được chuyển nhập vào cơ sở dữ liệu bảo đảm đầy đủ (hệ thống không phát hiện trường hợp thửa đất trong cơ sở dữ liệu có dữ liệu thuộc tính, nhưng không có dữ liệu bản đồ).

b) Rà soát, hoàn thiện dữ liệu thuộc tính

* Kiểm tra, rà soát, hoàn thiện các thửa đất có dữ liệu bản đồ, nhưng không có dữ liệu thuộc tính:

Dữ liệu thuộc tính địa chính của thửa đất được liên kết với dữ liệu không gian của thửa đất trong cơ sở dữ liệu thông qua thông tin về số thứ tự của thửa đất và số tờ bản đồ. Thửa đất trong cơ sở dữ liệu nhận thông tin thuộc tính về số thứ tự của nó qua tọa độ X, Y định vị tâm Topology của thửa đất đó được chuyển nhập trong quá trình chuyển nhập dữ liệu không gian địa chính vào cơ sở dữ liệu. Tuy nhiên, có một số trường hợp đặc biệt, thường là những thửa đất có hình thể phức tạp, tâm Topology của thửa đất nằm trùng trên ranh giới của thửa đất; do đó khi chuyển nhập bản đồ vào cơ sở dữ liệu, thường những thửa đất này không nhận được thông tin về số thứ tự của nó và đề được mặc định số thứ tự thửa đất là “KXD”, từ đó dẫn đến thửa đất không nhận được các thông tin dữ liệu thuộc tính khác; trong cơ sở dữ liệu, những thửa đất này tồn tại ở trạng thái có dữ liệu bản đồ, nhưng không có dữ liệu thuộc tính.

- Sử dụng chức năng “Thống kế các thửa đất không có dữ liệu thuộc

tính, có dữ liệu bản đồ” của phần mềm ViLIS để rà soát, thống kê. Kết quả:

đã rà soát, tìm kiếm được 03 thửa đất trong cơ sở dữ liệu địa chính của phường chưa có dữ liệu thuộc tính.

- Để sửa chữa, hoàn thiện dữ liệu các trường hợp thửa đất có dữ liệu bản đồ nhưng không có dữ liệu thuộc tính trong cơ sở dữ liệu có thể thực hiện bằng 02 cách như sau:

+ Cách 1: Thực hiện chạy chương trình tạo lại Topology thửa đất trên file *.DGN, sau đó chuyển nhập lại dữ liệu không gian địa chính vào cơ sở dữ liệu đối với các tờ bản đồ này.

+ Cách 2: Kiểm tra trên bản đồ địa chính *.DGN để xác định số thứ tự của thửa đất; sau đó thực hiện nhập thông tin số thứ tự thửa đất trực tiếp trong giao diện hiển thị bản đồ của hệ thống qua công cụ xem và cập nhật thông tin thửa đất, khi đã cập nhật thành công thông tin số thứ tự thửa đất, các dữ liệu thuộc tính khác của thửa đất trong hệ thống sẽ được tự động nhập nhật.

* Kiểm tra, đối soát các thông tin thuộc tính địa chính của thửa đất trong cơ sở dữ liệu so với thông tin trong hồ sơ cấp giấy chứng nhận:

Để kiểm tra, đối soát có thể thực hiện theo hai cách:

- Cách 1: Xem hiển thị thông tin của thửa đất trực tiếp trên công cụ hiển thị của hệ thống để so sánh với tài liệu, hồ sơ liên quan và sửa chữa, cập nhật, hoàn thiện thông tin trực tiếp (nếu có). Tuy nhiên cách kiểm tra này sẽ mất rất nhiều thời gian.

- Cách 2: Sử dụng công cụ “Xuất dữ liệu đăng ký ra Excel” trong tiện ích của phần mềm ViLIS để xuất dữ liệu thuộc tính thửa đất trong cơ sở dữ liệu ra file dữ liệu Excel; sau đó kiểm tra, rà soát trên file Excel đã kết xuất:

Trên file Excel đã kết xuất từ cơ sở dữ liệu, sử dụng các công cụ ứng dụng của phần mềm Excel để thực hiện so sánh, thống kê các số liệu, dữ liệu cần thiết, cụ thể như:

+ So sánh diện tích của thửa đất giữa diện tích theo bản đồ do hệ thống tự tính trên dữ liệu đồ họa chuyển nhập vào với diện tích theo chuyển nhập từ dữ liệu thuộc tính địa chính; từ đó có thể phát hiện ra sai lệch (nếu có) để chỉnh sửa, hoàn thiện.

+ So sánh, đối soát các thông tin thuộc tính khác của thửa đất với bảng dữ liệu thuộc tính đầu vào được tổng hợp từ hệ thống hồ sơ địa chính, hồ sơ cấp giấy chứng nhận.

Kết quả: Đã thực hiện kiểm tra, đối soát thông tin thuộc tính địa chính của toàn bộ 7.163 thửa đất trong cơ sở dữ liệu địa chính Phường 10. Dữ liệu thuộc tính địa chính đã bảo đảm đồng nhất với các thông tin, dữ liệu của hồ sơ địa chính.

3.3.8. Kết quả xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính Phường 10

Bảng 3.3: Số liệu cơ sở dữ liệu địa chính đã thực hiện

STT Tên tài liệu ĐVT Dữ liệu

nguồn

Đã chuyển vào cơ sở dữ liệu

1 Bản đồ địa chính năm 2001 Tờ 91 91

2 Dữ liệu thuộc tính thửa đất Thửa 7.163 7.163

3 Bản Scan giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất Giấy 6.708 4.738

4

Nguồn: Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai Quận 6

3.4. Kết quả nghiên cứu và đề xuất các giải pháp hoàn thiện

3.4.1. Ứng dụng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ quản lý đất đai của Phường 10

* Ý nghĩa, hiệu quả đạt được từ việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính: a) Đối với cơ quan quản lý:

- Sản phẩm cơ sở dữ liệu địa chính có ý nghĩa thiết thực góp phần đẩy mạnh ứng dụng thành tựu của công nghệ thông tin để phát triển giá trị gia tăng của sản phẩm đo đạc bản đồ địa chính; thay đổi cách quản lý tài liệu, hồ sơ địa chính theo phương thức truyền thống chuyển sang ứng dụng những tiến bộ của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn phường 10, quận 6, thành phố hồ chí minh​ (Trang 56)