Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn phường 10, quận 6, thành phố hồ chí minh​ (Trang 44 - 48)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.4. Phương pháp nghiên cứu

Trong phạm vi nghiên cứu đề tài dự kiến sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chính:

2.4.1. Phương pháp kế thừa các tài liệu liên quan

- Tham khảo, tổng hợp, hệ thống hóa các thông tin cần thiết từ các tài liệu, sách, báo, tạp chí; từ kết quả các công trình nghiên cứu, kết quả thực hiện các dự án đã được công bố để phục vụ nghiên cứu thực hiện đề tài.

- Thu thập các tài liệu, số liệu liên quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương thông qua các báo cáo, số liệu điều tra thống kê của địa phương.

- Thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu liên quan về thực trạng hồ sơ địa chính của địa phương thông qua: phường, Phòng Tài nguyên và Môi trường và Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai.

- Thu thập số liệu về hiện trạng sử dụng đất, số liệu thống kê báo cáo ngành tại địa phương.

- Điều tra, thu thập số liệu về kết quả thực hiện công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác

Nơi điều tra, thu thập tài liệu, số liệu: Ủy ban nhân dân Phường 10; Phòng Tài nguyên và Môi trường Quận 6; Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố Hồ Chí Minh - Chi nhánh Quận 6.

2.4.2. Phương pháp điều tra thông qua sử dụng phiếu điều tra

Quận 6 gồm 14 phường (trung bình có 02 công chức địa chính/ phường) và qua tham khảo có 05 đơn vị phòng ban của quận thường xuyên liên quan đến cơ sở dữ liệu đất đai. Tác giả chọn lấy ý kiến 01 cán bộ địa chính mỗi phường và 04 ý kiến đơn vị phòng ban thường xuyên liên quan. Qua trên, tác giả lựa chọn sử dụng phiếu điều tra phỏng vấn trực tiếp đối tượng có liên quan để thu thập các thông tin:

- Phỏng vấn 15 phiếu đối với cán bộ địa chính phường: về việc sử dụng phần mềm Chương trình xây dựng Cơ sở dữ liệu đất đai thành phố Hồ Chí Minh; các đề xuất bổ sung để phục vụ công tác quản lý Nhà nước về đất đai cấp xã phường;

- Phỏng vấn 20 phiếu đối với các phòng ban quận (Phòng Quản lý đô thị, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai, Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng, Chi cục Thuế): nhằm lấy ý kiến chuyên gia để hướng đến liên kết xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai đa mục tiêu.

2.4.3. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu

- Các số liệu về hiện trạng sử dụng đất; kết quả thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; thực trạng tài liệu hồ sơ địa chính của địa phương được thống kê, tổng hợp thông tin thành các bảng số liệu.

- Thiết kế và xây dựng Bảng thông tin thuộc tính địa chính để phục vụ xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính và nhập dữ liệu thuộc tính địa chính vào cơ sở dữ liệu.

+ Thực hiện xây dựng Bảng thông tin thuộc tính trên phầm mềm tin học văn phòng Excel, file tệp tin lưu trữ dưới khuôn dạng *.XLS. Các đối tượng thông tin thuộc tính trong bảng được xây dựng tương ứng với danh mục các

+ Thông tin xây dựng, cập nhật trong Bảng được thống kê, tổng hợp từ các tài liệu hồ sơ địa chính hiện có: Sổ địa chính; Sổ mục kê đất đai; Sổ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; bản lưu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất…

2.4.4. Phương pháp ứng dụng các phần mền tin học chuyên ngành để thiết kế, mô hình hóa và chuẩn hóa dữ liệu kế, mô hình hóa và chuẩn hóa dữ liệu

- Sử dụng phần mềm tin học văn phòng (Word, Excel) để xây dựng các bảng, biểu thông tin dữ liệu.

- Ứng dụng các phần mềm chuyên ngành về xây dựng, quản lý bản đồ, hồ sơ địa chính để biên tập, chuẩn hóa, xây dựng dữ liệu không gian địa chính. Các phần mềm dự kiến ứng dụng như: Microsation; Famis; TMV.Map; ArcGIS…

- Nghiên cứu, sử dụng phần mềm ViLIS để xây dựng cơ sở dữ liệu; quản lý, vận hành và khai thác cơ sở dữ liệu.

- Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, gắn với việc ứng dụng các phần mềm tin học tương ứng để thực hiện cụ thể như sau:

a) Bước 1: Công tác chuẩn bị, thu thập tài liệu:

Thực hiện thu thập các tài liệu, dữ liệu bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính có liên quan.

b) Bước 2: Xây dựng, chuẩn hoá dữ liệu đầu vào phục vụ xây dựng cơ

sở dữ liệu địa chính:

+ Ứng dụng các phần mềm: Microsation; Famis; TMV.Map để chuẩn hóa, biên tập dữ liệu không gian địa chính.

+ Sử dụng phần mềm tin học văn phòng Excel để xây dựng, tổng hợp, chuẩn hóa thông tin thuộc tính địa chính của thửa đất từ hồ sơ địa chính thành Bảng thông tin thuộc tính, lưu trữ ở dạng tệp tin khuôn dạng *.XLS.

c) Bước 3: Xây dựng dữ liệu không gian địa chính:

+ Sử dụng phần mềm ArcGIS - ArcCatalog, ArcMap - ArcInfo, Microsation, Famis để rà soát, tìm kiếm và sửa lỗi tương quan dữ liệu không gian địa chính.

d) Bước 4: Xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính:

Sử dụng phần mềm ViLIS để tích hợp dữ liệu thuộc tính địa chính vào cơ sở dữ liệu hệ thống.

đ) Bước 5: Quét (chụp) giấy tờ pháp lý để xây dựng bộ hồ sơ cấp giấy

chứng nhận dạng số và liên kết với cơ sở dữ liệu địa chính:

Sử dụng phần mềm ViLIS để tích hợp, liên kết dữ liệu quét (chụp) giấy tờ pháp lý của thửa đất vào cơ sở dữ liệu hệ thống.

e) Bước 6: Rà soát, hoàn thiện cơ sở dữ liệu địa chính:

- Sử dụng các công cụ của phần mềm ViLIS để rà soát, kiểm tra cơ sở dữ liệu.

- Tiếp tục sử dụng các phầm mềm Microsation; Famis; TMV.Map; Excel để thực hiện chuẩn hóa, hoàn thiện dữ liệu khi dữ liệu còn tồn tại các sai sót cần chuẩn hóa, sữa chữa.

2.4.5. Phương pháp kiểm nghiệm thực tế

Kiểm nghiệm qua việc thử nghiệm khai thác, ứng dụng cơ sở dữ liệu vào một số nhiệm vụ cụ thể phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai:

- Đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

- Cập nhật, chỉnh lý biến động dữ liệu địa chính trong cơ sở dữ liệu; - Cung cấp thông tin địa chính thửa đất từ cơ sở dữ liệu;

- Trích sao Sổ Địa chính, Sổ Mục kê đất đai, các tài liệu đo đạc khác từ cơ sở dữ liệu địa chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn phường 10, quận 6, thành phố hồ chí minh​ (Trang 44 - 48)