Xuất in Sổ Cấp giấy chứng nhận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn phường 10, quận 6, thành phố hồ chí minh​ (Trang 73)

Hình 3.19: Xuất in Sổ theo dõi biến động đất đai

3.4.2. Đánh giá kết quả nghiên cứu và đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn thành phố Hồ thiện công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

* Ưu điểm:

+ Đồng bộ trong quản lý cơ sở dữ liệu tại 03 cấp: tỉnh - huyện - xã. + Chương trình này được tích hợp vào hệ thống hồ sơ công việc điện tử nhằm giúp người quản lý khai thác được tiến độ giải quyết hồ sơ đất đai tại các cấp.

+ Tra cứu thông tin nhanh chóng, thuận tiện.

+ Dễ dàng trong phân cấp tham gia vào hệ thống: cấp nào được xem, cấp nào được cập nhật, chỉnh sữa dữ liệu. Đây là nền cơ sở để xây dựng nền quản lý đất đai đa mục tiêu, phục vụ đa ngành, đa lĩnh vực.

* Hạn chế:

Qua khảo sát ghi nhận một số hạn chế sau:

+ Cơ sở dữ liệu đất đai là một cơ sở dữ liệu lớn, chi phí đầu tư cao. + Cơ sở dữ liệu chỉ mới được cập nhật từ khoảng năm 2011 đến nay nên thông tin chưa đầy đủ.

+ Các trường hợp chỉnh lý biến động do tách, hợp thửa phải tạo lại Topology nên dễ phát sinh lỗi khi liên kết dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính.

+ Hiện nay, Văn phòng Đăng ký đất đai không có Phòng chuyên môn thực hiện nhiệm vụ quản lý, khai thác, vận hành cơ sở dữ liệu, chủ yếu là giao kiêm nhiệm nên công tác này chưa được quan tâm đúng mức.

+ Hiện phần mềm này chưa được phổ biến rộng rãi trong các ngành, chủ yếu chỉ sử dụng tại Văn phòng Đăng ký đất đai và các Chi nhánh.

* Đề xuất các giải pháp

- Xây dựng lộ trình, kế hoạch đầu tư, đặc biệt là đầu tư xây dựng và nâng cấp hệ thống phần cứng.

- Thực hiện nhập hoàn chỉnh cơ sở dữ liệu đầu vào, thường xuyên cập nhật, chỉnh lý bổ sung đầy đủ cá biến động trong quá trình quản lý đất đai. Từng bước tích hợp cơ sở dữ liệu của các ngành khác nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ đa ngành, đa mục tiêu.

- Thường xuyên nghiên cứu, hoàn chỉnh phần mềm nhằm khắc phục các sự cố; đào tạo lực lượng lao động giỏi về chuyên môn và tin học nhằm khai thác hiệu quả nhất cơ sở dữ liệu.

- Xây dựng quy chế phối hợp trong khai thác, sử dụng, cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

1.1. Đề tài đã nghiên cứu, thực hiện hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu

địa chính Phường 10, Quận 6 gồm có:

- Dữ liệu không gian địa chính hoàn chỉnh tích hợp đầy đủ các đối tượng không gian theo nội dung bản đồ địa chính của 91 tờ bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200. Dữ liệu được lưu trữ ở khuôn dạng file *.MDB;

- Dữ liệu thuộc tính địa chính tích hợp đầy đủ thông tin thuộc tính của thửa đất theo đúng thực trạng dữ liệu hồ sơ địa chính của Phường 10 với 7.163 thửa đất. Dữ liệu thuộc tính địa chính được lưu trữ ở khuôn dạng file *.BAK;

- Dữ liệu quét (chụp) bản lưu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được lưu giữ ở khuôn dạng file *.PDF đối với từng giấy chứng nhận, tổng số có 4.738 Giấy chứng nhận.

Sản phẩm cơ sở dữ liệu địa chính được thực hiện xây dựng bằng công nghệ tin học hiện đại; tuân thủ đầy đủ quy trình, quy phạm của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các quy định, hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố về xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính; đảm bảo các yêu cầu về chuẩn kỹ thuật địa chính theo quy định hiện hành.

1.2. Cơ sở dữ liệu địa chính của Phường 10 sau khi xây dựng xong đã

được thử nghiệm vận hành, khai thác, sử dụng và đáp ứng phục vụ tốt các nhiệm vụ chuyên môn trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai.

2. Kiến nghị

Qua trên, kiến nghị Thành phố cần quan tâm hơn nữa việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai (mà trước tiên là cơ sở dữ liệu địa chính) thông qua việc đầu tư có tập trung trong việc trang bị cơ sở vật chất; xây dựng và thường xuyên cập nhật cơ sở dữ liệu mà đặc biệt là công tác đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính

liệu; đào tạo nhân lực thực hiện công tác xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai là yếu tố tiên quyết.

Mặt khác, kiến nghị cần đẩy mạnh việc khai thác, sử dụng thông tin từ cơ sở dữ liệu đất đai có thu phí, tạo nguồn để tái đầu tư, từng bước hiện đại hóa hệ thống cơ sở dữ liệu địa chính nói riêng, cơ sở dữ liệu đa ngành nói chung của toàn Thành phố./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quốc hội khóa XIII (2013). Luật đất đai 2013, ngày 29/11/2013.

2. Ban Chấp hành TW Đảng khóa XI (2012). Nghị quyết số 19-NQ/TW (Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6) về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, ban hành ngày 31/10/2012.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014). Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính, ngày 19/5/2014.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014). Thông tư 25/2014/TT-BTNMT quy định về bản đồ địa chính, ngày 19/5/2014.

5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2017). Thông tư 05/2017/TT-BTNMT quy định về quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, ngày 25/04/2017.

6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2017). Thông tư 33/2017/TT-BTNMT quy định chi tiết Nghị định 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai và sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, ngày 29/09/2017. 7. Sở Tài nguyên và Môi trường (2012). Công tác đo đạc và thành lập bản đồ địa

chính thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí điện tử 06/2012.

8. Ủy ban nhân dân Phường 10 (2018). Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2017, tháng 02/2018.

9. Ủy ban nhân dân Phường 10 (2018). Số liệu thống kê đất đai năm 2017, tháng 02/2018.

10. Ủy ban nhân dân Phường 10 (2018). Báo cáo tình hình thực hiện công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai Phường 10 đến năm 2017, tháng 02/2018.

11. Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai Quận 6 (2018). Báo cáo công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai Quận 6 đến

12. Doãn Ngọc Chiến (2015). Bốn cái được khi xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và mô hình quản lý đất đai hiện đại, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, tháng 02/2015.

13. Đỗ Đức Đôi (2010), Cơ sở dữ liệu đất đai đa mục tiêu - thực trạng và giải pháp, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường.

14. Trần Kiêm Dũng (2008). Hiện trạng và định hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực quản lý đất đai, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường.

15. Dương Bảo Duy (2016). Ứng dụng phần mềm ViLIS xây dựng dữ liệu địa chính số phục vụ công tác quản lý đất đai trên địa bàn thị trấn Chợ Rã, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, Luận văn thạc sĩ Quản lý đất đai, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

16. Ngô Thị Hoài (2016). Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai phường Trưng Vương, thành phố Uông Bí, Luận văn thạc sĩ Quản lý đất đai, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

17. Trung tâm Viễn thám - Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007), Hướng dẫn sử dụng phần mềm ViLIS 2.0, Hà Nội.

18. Mai Ngọc Tú (2016). Nghiên cứu xây dựng hồ sơ địa chính dạng số xã Tân Thịnh, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ Quản lý đất đai, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

19. Tạ Quốc Vinh (2016). Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính xã Chiến Thắng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, Luận văn thạc sĩ Quản lý đất đai, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn phường 10, quận 6, thành phố hồ chí minh​ (Trang 73)