Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Phƣơng pháp xử lý dữ liệu
Từ số liệu thu thập đƣợc qua các nguồn, trong quá trình thực hiện Luận văn, tác giả đã loại bỏ những tài liệu, số liệu không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng hoặc không đáng tin cậy. Bằng phƣơng pháp này, tác giả phân tích để hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn, đánh giá tài liệu, quan sát, kiểm chứng để nghiên cứu, tổng kết, phân tích, đánh giá thực trạng các vấn đề cần nghiên cứu, xác định rõ những nguyên nhân làm cơ sở đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc đối với thị trƣờng sữa nhập khẩu tại Việt Nam.
*Phương pháp phân tích và tổng hợp
- Phương pháp phân tích: Luận văn sử dụng phƣơng pháp phân tích
trong cả 4 chƣơng. Sử dụng phƣơng pháp phân tích có nghĩa là mọi vấn đề đặt ra đều phải trả lời câu hỏi “tại sao”? Điều đó cho phép mọi vấn đề đều đƣợc hiều một cách thấu đáo, cặn kẽ.
Ở chƣơng 1, để xây dựng khung khổ phân tích của đề tài, luận văn đã phân tích nội dung rất nhiều công trình khoa học có liên quan. Từ đó, tác giả luận văn đã nhận thức và kế thừa đƣợc những thành quả nghiên cứu trong lĩnh vực này; thấy đƣợc những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu. Trong chƣơng
3, khung khổ lý luận và thực tiễn đã đƣợc sử dụng để phân tích thực trạng QLNN đối với TTSNK tại Việt Nam trong những năm vừa qua. Phƣơng pháp phân tích đƣợc sử dụng ở chƣơng 3 để phân tích những nhân tố ảnh hƣởng đến QLNN đối với TTSNK và những lý do phải áp dụng các giải pháp để tăng cƣờng hơn nữa công tác QLNN đối với thị trƣờng này trong thời gian tới.
- Phương pháp tổng hợp: Trên cơ sở kết quả phân tích, phƣơng pháp
tổng hợp đƣợc sử dụng để kết nối giữa các mặt, các nhân tố… để có đƣợc cái nhìn tổng thể về sự vật, hiện tƣợng.
Ở chƣơng 1, bằng phƣơng pháp tổng hợp, luận văn chỉ ra đƣợc những thành tựu và hạn chế của các công trình nghiên cứu đã có. Đây là cơ sở quan trọng để luận văn vừa kế thừa đƣợc các thành tựu, vừa tránh đƣợc sự trùng lặp trong nghiên cứu.
Ở chƣơng 3, từ việc phân tích các số liệu tài chính của trƣờng, luận văn đã sử dụng phƣơng pháp tổng hợp để đƣa ra những đánh giá khái quát về tình hình QLNN đối với thị trƣờng sữa nhập khẩu tại Việt Nam; chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân. Đây là những căn cứ quan trọng để tác giả đƣa ra các quan điểm và các giải pháp ở chƣơng 4.
Trong chƣơng 4, phƣơng pháp tổng hợp đƣợc sử dụng để đảm bảo các giải pháp đề xuất nhằm tăng cƣờng công tác QLNN đối với TTSNK mang tính hệ thống, đồng bộ, không trùng lặp; đồng thời có thể thực thi đƣợc trong thực tế.
*Phương pháp lô-gic và lịch sử: Phƣơng pháp này đã đƣợc sử dụng ở
chƣơng 1 để xây dựng khung khổ lý thuyết tài chính và quản lý tài chính tại các cơ sở giáo dục cao đẳng, đại học công lập. Ở chƣơng 3, phƣơng pháp lô- gic đƣợc sử dụng để phân tích tình hình quản lý tài chính tại trƣờng trong thời gian qua, thông qua việc bám sát cơ sở lý luận ở chƣơng 1 để phân tích.
Trong chƣơng 4, phƣơng pháp lô-gic để gắn kết lý luận ở chƣơng 1, những tồn tại, hạn chế ở chƣơng 3, những nhân tố mới xuất hiện để đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm tăng cƣờng hơn nữa công tác QLNN đối với TTSNK trong thời gian tới.
*Phương pháp thống kê mô tả: Luận văn sử dụng phƣơng pháp này cho phép thông qua tất cả các bảng thống kê. Các số liệu thống kê là thực trạng và những minh chứng cho những thành tựu cũng nhƣ những hạn chế trong việc QLNN đối với TTSNK tại Việt Nam. Từ đó luận văn đề xuất những giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác QLNN đối với thị trƣờg sữa nhập khẩu tại Việt Nam có căn cứ, có tính thuyết phục hơn.
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƢỜNG SỮA NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM
3.1. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chính sách QLNN đối với TTSNK tại Việt Nam
3.1.1. Tình hình nhập khẩu sữa ở Việt Nam
Theo báo cáo Tổng kết tình hình kinh tế, xã hội của Tổng cục Thống kê, năm 2014, sản lƣợng sữa lỏng cả nƣớc đạt 947,2 triệu lít nhƣng trong đó chỉ có khoảng 367,6 triệu lít sữa tƣơi đƣợc sử dụng làm sữa lỏng. Do đó, còn 579,6 triệu lít sữa lỏng thiếu hụt buộc các DN phải nhập khẩu sữa bột về chế biến. Năm 2015, Việt Nam phải nhập 1,5 triệu tấn sữa các loại, trị giá 1,1 tỷ USD. Trung tâm nghiên cứu BIDV dự báo, các năm tiếp theo, Việt Nam vẫn phải nhập nguyên liệu sữa, với tốc độ nhập khẩu tăng trƣởng bình quân 15%/năm. Việt Nam đứng trong nhóm 20 nƣớc nhập khẩu sữa nhiều nhất trên thế giới, chủ yếu từ New Zealand (25%), Mỹ (19%), Hà Lan (7%), Đức (4%) và Pháp (3%).
3.1.1.1. Kim ngạch nhập khẩu sữa Việt Nam trong thời gian qua
Theo Cục Quản lý cạnh tranh, sữa là một trong những mặt hàng có tốc độ tăng trƣởng nhanh nhất và khá ổn định trong các ngành thực phẩm tại Việt Nam, với tỷ suất lợi nhuận tƣơng đối cao. So với các nƣớc trong khu vực, các đánh giá của một số công ty nghiên cứu thị trƣờng cũng cho biết thị trƣờng sữa nhập khẩu Việt Nam tăng trƣởng khá cao so với nhiều nƣớc. Đánh giá về tiềm năng phát triển của thị trƣờng, Cục Quản lý cạnh tranh cho rằng, với tốc độ tăng dân số khoảng 1,2%/năm; GDP tăng trƣởng 6-8%/năm và tỷ lệ trẻ suy dinh dƣỡng còn ở mức cao, khoảng 20%,...là những yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của thị trƣờng sữa. Tuy nhiên, thị trƣờng với tổng giá trị đạt khoảng
10 nghìn tỷ đồng này hiện đang phụ thuộc khá lớn vào nguồn nhập khẩu. Rất nhiều hãng sữa lớn trên thế giới đã hiện diện trên thị trƣờng với chủng loại sản phẩm phong phú, đa dạng về mẫu mã, giá cả và...chất lƣợng.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, tháng 10/2015, Việt Nam đã nhập khẩu 73,5 triệu USD sữa và sản phẩm từ sữa, tăng 43,5% so với tháng 9 - đây là tháng tăng thứ hai kể từ tháng 6/2015, nâng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này tính từ đầu năm đến hết tháng 10/2015 lên 772,7 triệu USD, giảm 16,21% so với cùng kỳ năm trƣớc.
Newzealand tiếp tục là nguồn cung chính sữa và sản phẩm cho Việt Nam trong 10 tháng đầu năm nay, chiếm 23,6% tổng kim ngạch, với 183 triệu USD, giảm 12,22%. Đứng thứ hai là thị trƣờng Hoa Kỳ, với 116 triệu USD, giảm 44,09%, kế đến là Singapore, đạt 102,9 triệu USD, tăng 16,65% so với cùng kỳ năm trƣớc. Ngoài ba thị trƣờng chính kể trên, Việt Nam còn nhập khẩu sữa và sản phẩm từ các thị trƣờng khác nữa nhƣ: Hà Lan, Ba Lan, Pháp, Đức, Nhật Bản…
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu thị trƣờng nhập khẩu sữa tháng 1/2015
(ĐVT: %)
Nhìn chung, 10 tháng năm 2015, nhập khẩu sữa và sản phẩm giảm kim ngạch ở hầu hết các thị trƣờng, số thị trƣờng có tốc độ tăng trƣởng âm chiếm tới 56,25%, trong đó giảm mạnh nhất là thị trƣờng Đan Mạch, giảm 87,60%, tƣơng ứng với trên 1 triệu USD. Ngƣợc lại, số thị trƣờng có tốc độ tăng trƣởng dƣơng chỉ chiếm 43,75% và nhập khẩu từ thị trƣờng Nhật Bản tăng mạnh nhất, tăng 311,69%, kế đến là thị trƣờng Ba Lan, tăng 123,02%, đạt 30,6 triệu USD.
Theo khảo sát, ngay cả khi sữa nội và ngoại cùng sản xuất từ một nguồn sữa nguyên liệu nhập khẩu, sản phẩm mác ngoại có xu hƣớng đƣợc ngƣời tiêu dùng ƣa chuộng hơn.Theo danh sách các doanh nghiệp nhập khẩu sữa do Tổng cục Hải quan thống kê, năm 2013 - 2014 có tới 230 doanh nghiệp nhập khẩu sữa bột thành phẩm và sữa bột nguyên liệu, Mặc dù vậy, trên thực tế chỉ một lƣợng nhỏ các doanh nghiệp có thể tồn tại và mở rộng thị phần. Riêng Abbott, Dutch Lady, Vinamilk, Dumex, Mead Johnson, Nestle đã chiếm 90% thị phần sữa bột ở Việt Nam.
Bảng 3.1: Thống kê sơ bộ của TCHQ về thị trƣờng nhập khẩu sữa 10 tháng 2015 ĐVT: USD Thị trƣờng NK 10T2015 NK 10T2014 So sánh +/- (%) Tổng cộng 772.731.679 922.278.338 -16,21 Newzealand 183.083.771 208.570.393 -12,22 Hoa Kỳ 116.043.042 207.561.419 -44,09 Singapore 102.913.867 88.221.968 +16,65 Thái Lan 60.590.731 63.710.179 -4,90 Đức 45.175.342 41.813.654 +8,04 Australia 34.891.946 34.787.144 +0,30
Thị trƣờng NK 10T2015 NK 10T2014 So sánh +/- (%) Hà Lan 32.897.653 47.349.856 -30,52 Ba Lan 30.675.032 13.754.597 +123,02 Malaysia 25.066.251 31.019.781 -19,19 Pháp 22.739.160 23.841.549 -4,62 Hàn Quốc 11.782.854 7.114.213 +65,62
Tây ban Nha 7.787.239 5.577.119 +39,63
Nhật Bản 7.510.831 1.824.376 +311,69
Philippin 4.436.282 4.617.959 -3,93
Bỉ 2.497.683 4.383.497 -43,02
Đan Mạch 1.065.357 8.592.743 -87,60
Biểu đồ 3.2: Kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa gần đây (2015)
44.53 63.64 64.16 51.28 73.58 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Tháng 6 Tháng7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10
3.1.2. Chính sách của Nhà nƣớc
Nhƣ các thị trƣờng khác, TTSNK cũng tuân theo những quy định của Nhà nƣớc đối với mặt hàng này. Với quy định áp dụng giá trần đối với các sản phẩm sữa cho trẻ dƣới 6 tuổi theo quyết định 1079/QĐ-BTC ngày 20/5/2014 đã phần nào làm dịu bớt sức nóng của sự biến động giá trên thị trƣờng. Theo số liệu báo cáo số 181/CQLG-THPTDB của Cục quản lý giá - Bộ Tài chính, từ ngày 1/6/2014 giá các sản phẩm sữa dành cho trẻ dƣới 6 tuổi đã giảm 0,3-26%. Tuy nhiên, việc niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết vẫn còn mang tính chất đối phó với các cơ quan chức năng. Mặt khác, việc xác định giá bán lẻ đảm bảo không vƣợt quá 15% giá bán buôn và phải thấp hơn giá bán lẻ trƣớc khi áp dụng giá trần cũng là thách thức không nhỏ đối với cơ quan quản lý bởi các sản phẩm này phải qua nhiều nấc trung gian mới đến đƣợc tay ngƣời tiêu dùng.
Mặt khác, việc chƣa có chuẩn hóa tên gọi các sản phẩm SNK đã vô hình chung tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trục lợi bất chính. Khi chƣa có sự chuẩn hóa về tên gọi thì những mặt hàng tƣơng tự hay các sản phẩm đổi tên đều không nằm trong danh mục bình ổn giá và sẽ không phải áp dụng quy định về kê khai giá và áp giá trần. Các sản phẩm SNK bị đổi tên thành “sản phẩm dinh dƣỡng”, “thực phẩm bổ sung”, “sản phẩm bổ sung”, “sản phẩm dinh dƣỡng y học”… và các doanh nghiệp mặc sức định giá và phớt lờ quy định áp giá trần. Các cơ quan quản lý thì gặp khó khăn trong việc quản lý các sản phẩm này, còn ngƣời tiêu dùng thì vẫn hiểu tất cả đều là SNK.
Bên cạnh đó, mặc dù trên thị trƣờng có rất nhiều chủng loại, dòng sản phẩm sữa, song hiện Bộ Y tế mới chỉ ban hành đƣợc 5 quy chuẩn, bao gồm: Quy chuẩn sữa quốc gia về sữa dạng lỏng, sữa dạng bột, sữa lên men, sữa công thức dành cho trẻ từ 0 - 12 tháng tuổi và dinh dƣỡng công thức cho trẻ từ 6 - 36 tháng tuổi. Các quy chuẩn là quá ít để quản lý và kiểm soát thị
trƣờng. Điều này gây khó khăn không nhỏ cho các cơ quan chức năng trong việc quản lý nhất là khi có những doanh nghiệp lợi dụng điều này để hạn chế sự kiểm soát của Nhà nƣớc về chất lƣợng và giá cả các sản phẩm sữa. Thực tế hiện nay, nhiều văn bản quy định, hƣớng dẫn nhƣng vẫn còn chồng chéo, không phân định rõ ràng trách nhiệm quản lý giữa các bộ, ngành và chƣa phủ hết các lĩnh vực, có khoảng trống giữa các khâu trong trách nhiệm quản lý liên tục một loại sản phẩm.
Một số trƣờng hợp điển hình nhƣ: Các cơ sở thực hiện ghi nhãn không đúng với tên sản phẩm trên hồ sơ công bố tiêu chuẩn sản phẩm. Song các nhãn sản phẩm này đã đƣợc cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm và xác nhận cho phép sử dụng. Vì vậy, mặc dù bị phát hiện vi phạm nhƣng cơ quan chức năng rất khó xử lý.
Nhƣ vậy, hiện nay các quy định của Nhà nƣớc đối với thị trƣờng này cũng khá nhiều và đang dần hoàn thiện. Tuy nhiên, công tác QLNN đối với TTSNK còn nhiều bất cập. Có những quy định còn chồng chéo, chƣa phân định rõ trách nhiệm giữa các cấp quản lý và khó đi vào thực hiện. Điều này gây khó khăn không nhỏ cho công tác quản lý cũng nhƣ kiểm soát, xử lý các vi phạm.
3.1.3. Sự phát triển của hệ thống phân phối và bán lẻ sữa nhập khẩu - SNK đƣợc bày bán tràn lan, từ cửa hàng bán đồ trẻ em, quầy tạp hóa, - SNK đƣợc bày bán tràn lan, từ cửa hàng bán đồ trẻ em, quầy tạp hóa, siêu thị, chợ, bệnh viện, hiệu thuốc, phòng khám sản nhi, các trung tâm y tế phƣờng, xã, các điểm tiêm phòng…. mà không hề có chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Các bác sỹ, y tá tại các phòng khám sản nhi hay tại các trạm y tế phƣờng xã cũng trở thành ngƣời hƣớng dẫn và kinh doanh SNK mà không hề có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hay các chứng chỉ tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm. Dựa vào uy tín của mình trong lĩnh vực chuyên môn, các y, bác sỹ tận dụng để kinh doanh SNK thuận lợi hơn.
- SNK đƣợc quảng cáo dƣới mọi hình thức, các doanh nghiệp ngoại và nội đều chi rất mạnh cho quảng cáo, chi phí quảng cáo của các công ty sữa luôn vƣợt khung quy định, có công ty chiếm đến 30% chi phí kinh doanh (Nguồn: Báo cáo Thị trƣờng năm 2014 của Cục Quản lý giá). Ngoài các chƣơng trình quảng cáo truyền thống trên ti vi, báo đài, tạp chí, các nhãn sữa còn chi rất lớn cho quảng cáo trên các kênh truyền thông nhƣ online, mạng xã hội hay thông qua y bác sỹ chuyên sản nhi, qua nhân viên y tế các điểm tiêm phòng. Mặc dù sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ cho trẻ dƣới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dƣỡng bổ sung dành cho trẻ dƣới 06 tháng tuổi nằm trong danh mục sản phẩm hàng hóa cấm quảng cáo, nhƣng các hãng sữa vẫn quảng cáo rầm rộ chỉ với việc đổi tên của sản phẩm hay thông qua việc tài trợ cho các dự án hƣớng dẫn chăm sóc phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Không những thế, các sảm phẩm SNK còn đƣợc các Y, bác sỹ sản nhi hay nhân viên y tế các trạm quảng cáo với giới thiệu nhờ uy tín của mình. Ngƣời tiêu dùng thì tin tƣởng vào uy tín đó mà tin dùng sản phẩm còn các y, bác sỹ thì thu đƣợc lợi nhuận không nhỏ từ khoản trích hoa hồng.
SNK đƣợc bày bán khắp nơi, dù cho cửa hàng nhỏ lẻ đến mấy cũng có kinh doanh kèm thêm SNK. Cơ quan quản lý thì lại rất khó trong kiểm tra và xử lý bởi ngoài các cửa hàng ở thành phố, các cửa hàng ở các huyện thƣờng khá nhỏ lẻ và kinh doanh manh mún. Có vi phạm đấy, nhƣng với tính chất nhỏ lẻ nên có phát hiện sai phạm cũng rất khó xử lý. Cả quầy hàng chỉ vẻn vẹn có năm triệu đến bảy triệu tiền hàng mà giờ vi phạm phạt từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng là điều không thể nào thực hiện đƣợc.
Nhìn chung, thị trƣờng SNK tại Việt Nam hiện nay phát triển khá nhanh và mạnh. Đây là điều kiện thuận lợi cho ngƣời tiêu dùng nhƣng cũng chính là khó khăn trong công tác quản lý. Việc thị trƣờng SNK phát triển mạnh cũng đồng nghĩa với việc nhu cầu của ngƣời tiêu dùng ngày càng tăng
cao. Để đáp ứng nhu cầu đó thì việc phát triển và mở rộng thị trƣờng là điều tất yếu. Nhƣng phát triển và mở rộng nhƣ thế nào cho phù hợp với nhu cầu của ngƣời tiêu dùng và đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật là thách