Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3. Một số giải pháp và kiến nghị về quản lý nhà nƣớc đối với thị trƣờng sữa
4.3.1. Hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật
- Chuẩn hóa tên gọi sản phẩm, nhóm sản phẩm hoặc chuẩn hóa về thành phần của SNK. Các sản phẩm SNK cho trẻ dƣới 6 tuổi có thể có những tên gọi khác nhau, nhƣng nên có chuẩn cụ thể về thành phần vi chất dinh duỡng. Để có đƣợc sự chuẩn hóa về tên gọi, thì việc đầu tiên, các Cơ quan QLNN phải ban hành thêm nhiều quy chuẩn cho các loại sữa, để làm căn cứ kiểm tra, đánh giá chất lƣợng sản phẩm cũng nhƣ ban hành các tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng cụ thể đối với từng nhóm sản phẩm, thành phần chính, hàm lƣợng cụ thể. Không chỉ ban hành thêm các quy chuẩn, tiêu chuẩn đánh giá, cơ quan chức năng còn cần rà soát và có các bƣớc kiểm nghiệm lại (có
thể theo xác xuất hay khoanh vùng sản phẩm) để xác định sản phẩm đăng ký thuộc nhóm sản phẩm nào, tên gọi đã đúng với thành phần, hàm lƣợng đã công bố hay chƣa. Từ đó, các cơ quan chức năng sẽ dùng kết quả này làm căn cứ xác định sản phẩm có phải là SNK hay không, từ đó xác định hành vi và mức xử lý phù hợp nếu doanh nghiệp vi phạm.
- Quy định lại mức chế tài xử phạt phù hợp để vừa đủ sức răn đe vừa thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật. Các chế tài xử phạt về niêm yết giá, không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, không có chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm quá cao, gây khó khăn trong việc xử lý. Nên nghiên cứu mức phạt hợp lý hơn để vừa đủ sức răn đe, vừa hợp tình hợp lý. Khi khung hình phạt đã hợp lý, cơ quan chức năng sẽ dễ đƣa ra các biện pháp cƣỡng chế thi hành và các biện pháp ngăn chặn hơn. Chính vì thế, hiệu quả trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trƣờng cũng nhƣ việc xử lý hành vi vi phạm sẽ dễ dàng hơn.
- Quy định chặt chẽ các điều kiện cụ thể khi kinh doanh SNK. SNK là sản phẩm không chỉ ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe ngƣời tiêu dùng mà còn ảnh hƣởng đến sự phát triển về thể chất lẫn trí tuệ của thế hệ tƣơng lai. Vậy, mặt hàng SNK nên đƣợc xếp vào danh mục mặt hàng kinh doanh có điều kiện, từ đó có quy định chặt chẽ hơn cả về thủ tục hành chính lẫn các điều kiện trong kinh doanh.
- Quy định và quản lý chặt các tiêu chuẩn chất lƣợng của Bộ Y tế và công bố chất lƣợng của các doanh nghiệp. Ngoài các tiêu chuẩn, quy chuẩn cũ đã ban hành, Bộ Y tế nên nghiêm cứu ban hành các quy chuẩn mới hoặc sửa đổi, bổ sung các quy chuẩn cũ chƣa phù hợp để các cơ quan quản lý thuận lợi hơn khi thực thi nhiệm vụ của mình.
- Quy định trách nhiệm liên đới đối với nhà phân phối về hành vi kinh doanh của các cơ sở bán lẻ. Đối với các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ thƣờng vi
pháp luật nên cơ quan chức năng khó bề xử lý. Song, nếu có trách nhiệm liên đới đối với nhà phân phối thì sẽ góp phần không nhỏ hạn chế vi phạm trong kinh doanh. Cụ thể, nhƣ đã nêu ở trên, nếu SNK đƣợc xếp vào danh mục hàng kinh doanh có điều kiện và có những điều kiện kinh doanh cụ thể. Các nhà phân phối và cơ sở bán lẻ phải ký hợp đồng bán lẻ. Căn cứ hợp đồng này, khi cơ quan chức năng kiểm tra và phát hiện sai phạm của các cơ sở bán lẻ, cơ quan chức năng sẽ xử lý hành vi vi phạm cả cơ sở kinh doanh và nhà phân phối đã ký hợp đồng.
- Quy định chặt các điều kiện quảng cáo SNK, thậm chí nghiêm cấm quảng cáo đối với sản phẩm SNK dành cho trẻ dƣới 24 tháng tuổi dƣới mọi hình thức. Quy định này không chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp, các hãng sữa mà nên áp dụng đối với các địa điểm hay dự án tiếp tay cho hoạt động quảng cáo dƣới mọi hình thức.
4.3.2. Giải pháp đối với quản lý Nhà nước về chất lượng
- Siết chặt hơn nữa công tác giám sát sản xuất, tiêu thụ sữa nguyên liệu, giám sát chặt chẽ các cơ sở đã đƣợc cấp giấy chứng nhận (áp dụng quy trình sản xuất, nguồn gốc, sản lƣợng, địa chỉ cung ứng sữa…). Việc quản lý chặt chất lƣợng sữa nguyên liệu trong nƣớc là vô cùng cần thiết. Nguồn sữa nguyên liệu có chất lƣợng đảm bảo sẽ là tiền đề cho chất lƣợng SNK ngày càng đƣợc nâng cao.
- Tiếp tục đào tạo và cấp mới chứng chỉ lấy mẫu kiểm nghiệm cho các cán bộ công chức Quản lý thị trƣờng. Về mặt khoa học, sữa bột là nguyên liệu để sản xuất ra những sản phẩm dành cho những đối tƣợng khác nhau nhƣ sữa cho trẻ em, ngƣời già, bà mẹ mang thai... Trƣớc đây sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ nhỏ đƣợc gọi là sữa bột, tuy nhiên, nó chỉ chứa 15-40% lƣợng sữa bột tùy theo giai đoạn phát triển của trẻ nhỏ, ngoài ra còn có chứa vi-ta- min, khoáng chất, chất dinh dƣỡng khác... Các thành phần này đƣợc phối trộn
với nhau theo công thức nhất định, vì vậy ngƣời sản xuất đặt tên dinh dƣỡng công thức dành cho trẻ. Bộ Y tế cũng đã xây dựng quy chuẩn các công thức sữa dinh dƣỡng dành cho trẻ, trong đó phân biệt rõ sữa bột chỉ là sữa nguyên liệu, còn tên gọi sữa bột cho trẻ em trƣớc đây thì cần phải thay đổi cho đúng là sữa công thức dinh dƣỡng hoặc thực phẩm dinh dƣỡng dành cho trẻ em. Chính vì sự phức tạp nhƣ vậy nên địa phƣơng rất cần đội ngũ những cán bộ có kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về khía cạnh này để đảm bảo cho quá trình xác minh, làm rõ chất lƣợng sản phẩm sữa bột nói chung và sữa nhập khẩu nói riêng.
4.3.3. Giải pháp đối với quản lý Nhà nước về giá
- Vì chế tài xử phạt quá cao nên các cơ quan chức năng nên yêu cầu các cơ sở kinh doanh thực hiện ký cam kết về niêm yết giá và bán theo giá niêm yết. Cơ sở nào đã ký cam kết mà còn vi phạm thì phải chịu xử lý theo quy định của pháp luật. Việc ký cam kết này cũng một phần là tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong kinh doanh và dần tạo khuôn khổ cho thị trƣờng nói chung và TTSNK nói riêng.
- Cần đẩy mạnh sự phối hợp giữa các cơ quan chức năngvớicơ quan Thuế để kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật về giá đối với mặt hàng SNK. Cùng với đó là tăng cƣờng kiểm tra các tổ chức, cá nhân kinh doanh, phân phối SNK bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật về giá, không tăng giá khi các yếu tố hình thành giá không thay đổi.
- Bộ tài chính cần giao cho các Sở tiến hành soát xét, thẩm định các chi phí hợp lý hình thành nên sản phẩm mà doanh nghiệp kê khai, tránh hiện tƣợng nâng cao chi phí để đẩy giá thành lên cao. Các cán bộ thẩm định cần đƣợc đào tạo bài bản và kỹ lƣỡng, có tinh thần trách nhiệm cao nhằm phát hiện và xử lý các hành vi gian lận chi phí của doanh nghiệp. Khi có chủ trƣơng thẩm định chi phí đầu vào, các doanh nghiệp cũng sẽ bị đánh động và
e dè hơn trong tính chi phí. Điều này sẽ có ảnh hƣởng tích cực trong việc ổn định giá SNK trên thị trƣờng, dần lành mạnh môi trƣờng kinh doanh.
4.3.4. Giải pháp đối với quản lý Nhà nước về nhập khẩu
- Cơ quan Quản lý thị trƣờng là lực lƣợng tiên phong trong chống buôn bán hàng lậu, hàng giả và gian lận thƣơng mại. Việc tăng cƣờng công tác cài cắm cơ sở để triệt phá các đƣờng dây buôn lậu SNK là vô vùng cần thiết. Dù việc cài cắm cơ sở này tốn rất nhiều thời gian và chi phí nhƣng đây là biện pháp hiệu quả nhất trong công tác chống buôn lậu.
- Cần có sự phân cấp rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan quản lý theo các cấp tránh tình trạng trùng lặp. Tránh tình trạng bỏ ngỏ thị trƣờng do trông chờ, ỷ lại, không có trách nhiệm gây nên tình trạng hàng nhập lậu tràn lan trên thị trƣờng.
- Thực hiện việc yêu cầu các cơ sở kinh doanh cam kết không kinh doanh, buôn bán hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc. Thông qua các cán bộ xã, phƣờng tuyên truyền ngƣời dân không tiêu dùng hàng nhập lậu nhất là các sản phẩm SNK vì nhƣ thế vô tình đã tiếp tay cho các đối tƣợng buôn lậu. Khi nhu cầu sử dụng hàng lậu giảm xuống thì việc buôn lậu cũng từ đó mà giảm đi, thị trƣờng sẽ dần trở nên lành mạnh hơn.
4.3.5. Một số kiến nghị đối với việc kiểm tra và xử lý sai phạm trong kinh doanh kinh doanh
4.3.5.1. Kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ ban ngành
- Thành lập ban chuyên trách với sự tham gia của các cơ quan ban ngành có liên quan. Ban chuyên trách này không phải chỉ tồn tại khi có nhu cầu quản lý mà phải là ban thƣờng trực. Có thể đƣa vấn đề SNK thành một phần trong hoạt động giám sát thƣờng xuyên của Ban 389 (Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại và hàng giả) tại các địa phƣơng. Qua
đó, các cơ quan chức năng đầu ngành sẽ có sự chú trọng hơn đối với TTSNK từ đó có những biện pháp tăng cƣờng quản lý đối với thị trƣờng này.
- Công khai xử lý các hành vi vi phạm qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Khi phát hiện đƣợc hành vi vi phạm, dù lớn hay nhỏ cơ quan chức năng xử lý vi phạm cần thông báo rỗng rãi trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng chính thống. Ngƣời tiêu dùng sẽ suy ngẫm và có những quyết định lựa chọn mới cho mình. Những ngƣời kinh doanh có hành vi vi phạm nghiêm trọng sẽ bị xử lý nghiêm minh của pháp luật và mất dần sự ủng hộ của ngƣời tiêu dùng.
- Kiểm soát chặt chất lƣợng sữa nguyên liệu nhập khẩu tại các cửa khẩu cũng nhƣ trong khâu bảo quản tại các doanh nghiệp. Mặt hàng sữa nguyên liệu nên đƣợc đƣa vào danh sách mặt hàng đƣợc kiểm soát chặt và có những bƣớc kiểm nghiệm bắt buộc khi làm thủ tục nhập khẩu. Định kỳ, các doanh nghiệp phải làm báo cáo lƣợng sữa bột nguyên liệu tồn kho và Cục vệ sinh an toàn thực phẩm hay Trung tâm y tế dự phòng sẽ lấy mẫu kiểm nghiệp số sữa nguyên liệu tồn trƣớc khi đƣa vào sản xuất.
- Tăng cƣờng hoạt động của đoàn Liên ngành kiểm tra SNK. Những cán bộ tham gia đoàn Liên ngành không nên kiêm nhiệm việc chuyên môn tại đơn vị công tác. Có nhƣ vậy, hoạt động của đoàn Liên ngành mới mang lại hiệu quả cao. Các cơ quan chức năng tại địa phƣơng phải đƣợc yêu cầu xử lý nghiêm các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá, thu nộp vào ngân sách nhà nƣớc số tiền thu lợi do vi phạm và công khai trên phƣơng tiện thông tin đại chúng.
- Cần phối hợp các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, công khai các cơ sở vi phạm trên phƣơng tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền và khen thƣởng những cơ sở làm tốt. Kiểm tra đột xuất và ngẫu nhiên các cửa hàng kinh doanh để tránh trƣờng hợp trốn
tránh, đối phó với đoàn kiểm tra, nhằm phát hiện hành vi sai phạm và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
4.3.5.1. Kiến nghị đối với Doanh nghiệp
- Các doanh nghiệp nhập khẩu sữa phải tuân thủ các điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm và phải có giấy xác nhận đã kiểm tra đạt yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền (Điều 23, 24
Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm số 12/2003/PL-UBTVQH11 ngày 07/08/2003).
- Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần phải thực hiện thủ tục đăng kí công bố tiêu chuẩn sản phẩm tại Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Bộ Y tế.
KẾT LUẬN
Thị trƣờng sữa Việt Nam nói chung cũng nhƣ TTSNK nói riêng đang ở trong giai đoạn đầu của sự phát triển. Nền kinh tế ngày càng phát triển, chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng cao, do đó nhu cầu về sản phẩm sữa ngày càng lớn. Chính vì vậy, phát triển thị trƣờng một cách bền vững và ổn định là một yêu cầu rất cần thiết đối với thị trƣờng sữa nói chung và SNK nói riêng. Để có thị trƣờng phát triển ổn định và lành mạnh trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài nhất thiết việc điều hành thị trƣờng phải thống nhất và quyết liệt thông qua các cơ chế, chính sách quản lý của nhà nƣớc. Những góp ý về việc hoàn thiện cơ chế chính sách góp phần làm cho thị trƣờng phát triển cân đối hơn với nhu cầu của ngƣời tiêu dùng.
Thời gian qua, cùng với nhiều chính sách quan trọng về các lĩnh vực khác của nền kinh tế, Chính phủ, các Bộ và các cơ quan chuyên môn đã ban hành nhiều chính sách liên quan đến TTSNK nhằm tăng cƣờng công tác quản lý, điều hành thị trƣờng. Những chính chính sách về giá cả, chất lƣợng… đã và đang làm cho thị trƣờng ngày một ổn định hơn. Thị trƣờng SNK đang có những bƣớc phát triển mới, đó là sự vƣơn lên tạo dựng uy tín của các doanh nghiệp trong nƣớc, các sản phẩm chính ngạch tham gia lƣu thông trên thị trƣờng luôn chú trọng chất lƣợng sản phẩm.
.Về phía quản lý của nhà nƣớc, thì qua đề tài nghiên cứu có thể thấy cái nhìn tổng quát nhất về thị trƣờng sữa nhập khẩu từ đó đƣa ra các chính sách, văn bản quản lý sao cho phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp kinh doanh, và có những chế tài quản lý chặt chẽ về những vi phạm của nhà cung ứng sữa nhập khẩu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Bộ Công nghiệp, 2005. Quyết định số 22/2005/QĐ - BCN về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp sữa Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Hà Nội, tháng 4 năm 2005.
2. Bộ Tài Chính, 2009. Thông tư số 39 /2009/TT-BTC. Hà Nội, tháng 3 năm 2009.
3. Bộ Tài Chính, 2013. Thông tư số 30/2013/TT-BYT về Danh mục sữa dành
cho trẻ em dưới 06 tuổi thuộc hàng hóa thực hiện bình ổn giá. Hà Nội,
tháng 5 năm 2013.
4. Chính Phủ, 2013. Nghị định 187/2013 NĐ - CP - TCHQ Việt Nam về xuất
nhập khẩu quản lý nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu. Hà Nội, tháng
4 năm 2013.
5. Đố Hoàng Toàn, 2005. Giáo trình quản lý nhà nƣớc về kinh tế. 6. Phan Huy Đƣờng, 2015. Sách Quản lý nhà nƣớc về kinh tế.
7. Thái Hằng, 2014. Miền đất ngọt ngào của sữa ngoại. Tạp chí Tài Chính, số ngày 16/09/2014.
8. Hoài Linh, 2013. Vì sao sữa nhập khẩu đắt hơn sữa sản xuất trong nƣớc.
Tạp chí Cafef, số ngày 01/09/2013.
9. Hải Thanh, 2015. Quản lý giá sữa trách nhiệm không chỉ Bộ Tài chính.
Tạp chí cafef, số ngày 29/03/2015.
10. Đỗ Văn Tính, 2011. Vai trò quản lý Nhà nƣớc trong hoạt động thƣơng mại. Tạp chí kinh tế và dự báo, số 11/2011 (499), Tr. 26
11. Bùi Thị Hồng Việt, 2012. Chính sách quản lý nhà nước đối với kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam. Luận án tiến sỹ quản lý kinh tế. Trƣờng đại
học kinh tế.
12. Lê Thị Thùy Dung, 2015. Chính sách quản lý nhà nước đối với thị trường
sữa bột công thức. Luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế. Trƣờng đại học kinh
Website: 13. http://sotrans.com.vn/index.php?option=com_content&view=article&id= 4270%3Akim-ngch-nhp-khu-sa-va-sn-phm-tip-tc-gim- &catid=104%3Athong-tin-xuat-nhap-khau&Itemid=319&lang=vi 14. http://vinhnews.com/Gia-nhap-TPP-thach-thuc-cho-nganh-sua-Viet-Nam-