Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phƣơng pháp luận
Tác giả đã sử dụng phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin và phƣơng pháp đặc thù trong nghiên cứu kinh tế chính trị- phƣơng pháp trừu tƣợng hóa khoa học.
Phƣơng pháp duy vật biện chứng đƣợc sử dụng để đánh giá hiện tƣợng kinh tế xã hội trên cơ sở nhìn nhận, xem xét các vấn đề trong mối quan hệ hữu cơ gắn bó và ràng buộc lẫn nhau trong quá trình tồn tại và phát triển. Đề tài sử dụng phƣơng pháp này nhằm để nghiên cứu mối quan hệ giữa ngƣời lao động với các hiện tƣợng kinh tế, các yếu tố ảnh hƣởng đến việc làm và đời sống của họ.
Trong quá trình nghiên cứu, Luận văn sử dụng phƣơng pháp biện chứng duy vật và các quan điểm nhƣ: quan điểm hệ thống cấu trúc, quan điểm lôgíc và quan điểm thực tiễn trong nghiên cứu khoa học để phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết việc làm đặt trong mối tƣơng quan của các yếu tố khác và sự tác động qua lại trong quá trình phát triển. Trên cơ sở đó, Luận văn đƣợc cấu trúc nhiều thành tố, mỗi thành tố lại có cấu trúc nhỏ, tạo thành một chỉnh thể trọn vẹn, ổn định và vận động theo quy luật tổng hợp; hệ thống nhỏ đƣợc cấu trúc nằm trong hệ thống lớn tạo nên tác động hai chiều, có quan hệ biện chứng và tác động qua lại với nhau tạo thành một thể thống nhất. Trên cơ sở phân tích các nội dung và các thành tố, Luận văn sẽ giúp chúng ta hiểu một cách sâu hơn, toàn diện hơn, giúp chúng ta đánh giá công tác giải quyết việc làm một cách toàn diện trên nhiều khía cạnh, nhiều mối quan hệ, trạng thái vận động và phát triển trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, đồng thời xây dựng hệ thống giải pháp phù hợp với bản chất và quy luật vận động
chúng. Vận dụng phƣơng pháp duy vật biện chứng sẽ giúp trình bày Luận văn rõ ràng, khúc chiết, tạo thành một hệ thống chặt chẽ, có tính lôgíc cao.
Phƣơng pháp duy vật lịch sử đƣợc sử dụng khi xem xét, đánh giá sự vật, hiện tƣợng phải coi trọng các quan điểm lịch sử, các sự vật hiện tƣợng tƣơng đồng đã xảy ra trƣớc đó. Đề tài dùng phƣơng pháp này để nghiên cứu sự phát triển của các mô hình, các chính sách giải quyết việc làm cho ngƣời lao động nói chung và ngƣời lao động ở nông thôn nói riêng qua từng giai đoạn để biết đƣợc qui luật hoạt động của nó, trên cơ sở đó nhằm đƣa ra các giải pháp để giải quyết việc làm cho ngƣời lao động nói chung, ngƣời lao động ở nông thôn nói riêng một cách có hiệu quả và bền vững.
Phƣơng pháp trừu tƣợng hoá khoa học đƣợc sử dụng xuyên suốt trong toàn bộ luận văn. Tại chƣơng 1, tác giả sử dụng phƣơng pháp này để hình thảnh các khái niệm, xác lập sự phụ thuộc, các nhân tố ảnh hƣởng và tác động lẫn nhau có liên quan đến công tác giải quyết việc làm.
Tại chƣơng 1, 3 và 4 của Luận văn, phƣơng pháp này cho tác giả xác định các bối cảnh mới có liên quan tác động đến việc làm, tìm ra các quy luật kinh tế, các kinh nghiệm, các biện pháp trong việc giải quyết việc làm từ đó đề xuất các giải pháp hữu hiệu trong giải quyết việc làm ở nông thôn tại tỉnh Quảng Bình.