Nội dung giải quyết việc làm cho laođộng nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn ở tỉnh quảng bình (Trang 33 - 37)

1.2. Cơ sở lý luận về việc làm và giải quyết việc làm cho laođộng nông

1.2.2. Nội dung giải quyết việc làm cho laođộng nông thôn

1.2.2.1. Phát triển ngành nghề nông thôn

Phát triển ngành nghề nông thôn đƣợc coi là động lực trực tiếp giải quyết việc làm cho ngƣời lao động ở nông thôn. Ngành nghề ở nông thôn bao gồm: sản xuất thủ công mỹ nghệ; sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn (nhƣ chế biến bảo quản nông, lâm, thuỷ sản; sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây tre đan, gốm, sứ, thuỷ tinh, dệt may, cơ khí nhỏ; xử lý chế biến nguyên liệu phục vụ sản xuất ngành nghề ở nông thôn), xây dựng, vận tải nội bộ liên xã và các dịch vụ khác phục vụ sản xuất và đời sống dân cƣ nông thôn.

Sự phát triển ngành nghề có vai trò rất to lớn đến sự phát triển của hộ nông dân. Dƣới hình thức là các hoạt động dịch vụ, ngành nghề tiểu thủ công truyền thống …, các hoạt động này đã giải quyết những vấn đề rất cơ bản của đời sống hộ gia đình nông thôn. Các nghề truyền thống (làm thêu, mây tre đan, làm đậu, làm bánh …) đã thu hút rất nhiều lực lƣợng lao động ở địa phƣơng, nhất là những lúc nông nhàn. Kênh giải quyết việc làm này đặc biệt có ý nghĩa đối với những địa phƣơng đất chật ngƣời đông, diện tích sản xuất cây lƣơng thực thực phẩm ngày càng thu hẹp. Trong điều kiện thực hiện công

nghiệp hóa nông thôn, việc quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, quy hoạch đô thị, thực hiện chƣơng trình dãn dân đã buộc nông dân phải li nông, thì phát triển ngành nghề là con đƣờng tốt nhất, nhanh nhất, và dễ thực hiện nhất để tạo việc làm cho lao động nông thôn. Nhƣ vậy, có thể nói, phát triển ngành nghề ở nông thôn là giải pháp hữu hiệu giải quyết vấn đề dƣ lao động - thiếu việc làm ở địa phƣơng.

Sự phát triển các ngành nghề trong lao động ở nông thôn là việc tạo điều kiện, tạo sự gia tăng số hộ có ngành nghề và sự chuyển biến tích cực trong nội tại các ngành nghề mà hộ đảm nhận nhƣ công nghệ trình độ tay nghề, sự lành nghề, sự đa dạng hoá sản phẩm cùng một đầu vào, chất lƣợng sản phẩm tăng lên.... Các ngành nghề mà lao động ở nông thôn tổ chức có hiệu quả sẽ thúc đẩy kinh tế hộ phát triển từ đó phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng.

Tuy nhiên, để tạo nhiều việc làm và việc làm ổn định cho ngƣời lao động, việc phát triển ngành nghề ở nông thôn cần có quy hoạch và phải dựa trên cơ sở khai thác đƣợc những lợi thế của địa phƣơng; tạo điều kiện cho lao động có đƣợc thế mạnh cũng nhƣ khả năng để tạo dựng ngành nghề. Các ngành nghề ở nông thôn phải tạo mọi điều kiện khai thác mọi nguồn lực trong và ngoài tỉnh, cũng nhƣ các thành phần kinh tế để tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng và giải quyết nhiều việc làm cho ngƣời lao động ở nông thôn. Ngành nghề nông thôn phải đƣợc phát triển trong mối liên kết chặt chẽ với nông nghiệp và công nghiệp, trong tỉnh và cả nƣớc; phát triển nhiều loại hình sản xuất kinh doanh với nhiều qui mô và trình độ công nghệ thiết bị thích hợp, kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời lao động và phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn.

1.2.2.2. Tổ chức xuất khẩu lao động

Đối với các vùng nông thôn, xuất khẩu lao động phải đƣợc hiểu theo nghĩa rộng. Đó không thuần túy chỉ là việc đƣa ngƣời lao động ở địa phƣơng

đi làm việc ở nƣớc ngoài, mà còn bao gồm cả việc đƣa ngƣời lao động đi làm việc tại các địa phƣơng khác.

Tạo việc làm theo hƣớng đƣa lao động nông thôn đi làm việc có thời hạn ở nƣớc ngoài, đặc biệt là những thị trƣờng tiềm năng, có thu nhập cao, phù hợp với trình độ tay nghề của lao động là một trong những giải pháp tích cực để tạo việc làm cho lao động nông thôn.

Việc đƣa lao động xuất khẩu lao động cần có lộ trình phù hợp, trong đó ngành LĐ-TB & XH đặc biệt chú trọng công tác thông tin, vận động, phối hợp giáo dục định hƣớng, trang bị các kỹ năng cần thiết, đảm bảo cho thanh niên chuẩn bị tốt hành trang trƣớc khi xuất khẩu lao động.

Quy trình đi xuất khẩu lao động đòi hỏi bắt buộc chi phí về học ngoại ngữ, chi phí đào tạo kỹ năng nghề nghiệp, chi phí đi lại, chi phí môi giới...các cấp, các ngành cần có chính sách cho vay ƣu đãi xuất khẩu lao động phù hợp theo nhóm thị trƣờng, nhóm ngành nghề. Đây là khó khăn lớn đối với những ngƣời nông dân nghèo, không có khả năng về tài chính. Vì vậy, một mặt, Nhà nƣớc, chính quyền địa phƣơng phải có cơ chế hỗ trợ để ngƣời lao động có thể học nghề, giúp họ có đủ điều kiện để đi lao động ở nƣớc ngoài; mặt khác, phải tạo điều kiện để học có thể tìm việc tại các khu, cụm công nghiệp của địa phƣơng khác.

1.2.2.3. Tổ chức hướng nghiệp, đào tạo nghề và giới thiệu việc làm

Vấn đề việc làm của lao động nông thôn có liên quan chặt chẽ với những định hƣớng nghề nghiệp của chính họ. Để có một nguồn nhân lực đáp ứng đƣợc những đòi hỏi ngày càng cao, vấn đề đặt ra là phải định hƣớng phát triển nghề nghiệp mới cho ngƣời lao động, phù hợp với những yêu cầu mới của sự phát triển. Kết hợp giữa nhu cầu thực tế của sự phát triển thị trƣờng lao động mới với xu hƣớng lựa chọn nghề nghiệp của ngƣời lao động.

Thực tế cho thấy, giữa những đòi hỏi về việc làm với định hƣớng nghề nghiệp của ngƣời lao động, giữa mục tiêu đào tạo nghề và sử dụng lao động có nhiều mâu thuẫn. Do đó, trƣớc hết cần tăng cƣờng nâng cao nhận thức cho ngƣời lao động về nghề nghiệp, việc làm nhằm làm thay đổi định hƣớng giá trị xã hội và định hƣớng nghề nghiệp cho lao động ở nông thôn.

Trong lúc hệ thống thông tin thị trƣờng sức lao động tại tỉnh chƣa hoàn thiện, cần đẩy mạnh các hoạt động thu hút, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở giới thiệu việc làm, dịch vụ tƣ vấn đào tạo tổ chức sàn giao dịch việc làm, tƣ vấn đào tạo tại địa phƣơng.

Cơ quan quản lý nhà nƣớc cần tham mƣu xây dựng, giới thiệu các trang Web thông tin về lao động, việc làm...làm cầu nối cho doanh nghiệp - cơ sở đào tạo, tạo điều kiện cho hai bên nắm bắt đƣợc những thông tin về cung - cầu lao động, giúp đảm bảo sự cân bằng giữa cung - cầu lao động trên thị trƣờng trong và ngoài tỉnh.

Các đoàn thể các cấp cũng cần phối hợp chặt chẽ với các các cơ quan chức năng tuyên truyền, phổ biến chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về dạy nghề và tạo việc làm cho lao động. Đồng thời tổ chức các hoạt động cung cấp dịch vụ việc làm không vì mục tiêu lợi nhuận giúp lao động tìm việc làm sau khi đƣợc đào tạo nghề.

Thực hiện công tác tƣ vấn tuyển sinh, tƣ vấn nghề nghiệp và việc làm nhằm góp phần định hƣớng nghề nghiệp cho lao động ở nông thôn. Công tác hƣớng nghiệp không chỉ đơn thuần giúp lao động chọn nghề phù hợp với nguyện vọng, sở trƣờng của cá nhân mà còn góp phần phân bổ nguồn nhân lực một cách hợp lý, nhằm tăng năng suất lao động xã hội. Hoạt động này cũng mang tính dự báo, giúp lao động có đƣợc hiểu biết về một số nghề và những yêu cầu của nghề, từ đó hình thành khả năng thích ứng, yêu thích lao động, nghề nghiệp, xung kích đi đầu nắm bắt kỹ thuật mới, công nghệ mới

ứng dụng vào sản xuất kinh doanh.

Cấp ủy, Chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội cần coi trọng phối hợp thực hiện các chƣơng trình mục tiêu quốc gia về giáo dục - đào tạo, về dạy nghề và giải quyết việc làm nhằm tạo bƣớc đột phá trong đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn theo hƣớng CNH, HĐH và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn ở tỉnh quảng bình (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)