1.2. Cơ sở lý luận về việc làm và giải quyết việc làm cho laođộng nông
1.2.3. Tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết việc
chƣơng trình giảm nghèo nhanh và bền vững các vùng đặc biệt khó khăn.
Để nâng cao hiệu quả công tác giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, các tổ chức, cá nhân sử dụng lao động cũng cần phối hợp với các ngành LĐ-TB&XH, Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Thanh niên và đoàn thể các cấp tổ chức đào tạo nghề cho lao động thanh niên phù hợp với công việc mà đơn vị cần tuyển dụng, cung cấp cán bộ kỹ thuật, phƣơng tiện, cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết để ngƣời học đƣợc thực hành nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề gắn với tạo việc làm.
1.2.3. Tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho lao động nông thôn cho lao động nông thôn
1.2.3.1. Tiêu chí đánh giá
Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn đƣợc đánh giá qua các tiêu chí sau:
- Qui môviệc làm được tạo ra cho lao động nông thôn
Tiêu chí này phản ánh số lƣợng việc làm đƣợc tạo ra cho lao động nông thôn trong một thời gian nhất định, thƣờng là một năm. Tiêu chí này thể hiện sự nỗ lực của các cấp chính quyền trong giải quyết việc làm. Nếu quy mô việc làm đƣợc tạo ra cho lao động nông thôn lớn, chứng tỏ công tác giải quyết việc làm có hiệu quả và ngƣợc lại.
Tiêu chí này phản ánh số lƣợng việc làm đƣợc tạo ra cho lao động nông thôn năm sau so với năm trƣớc. Nó đƣợc tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số lƣợng việc làm tăng thêm của năm sau so với năm trƣớc. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ hiệu quả giải quyết việc làm càng cao và ngƣợc lại.
- Thu nhập của lao động nông thôn sau khi có việc làm mới
Tiêu chí này phản ánh tính đúng đắn của giải quyết việc làm. Nếu ngƣời lao động ở nông thôn có thu nhập cao hơn khi đƣợc tạo việc làm mới chứng tỏ tính đúng đắn của chính sách giải quyết việc làm của các chính quyền và sự phù hợp của việc làm mới đối với ngƣời lao động khi đƣợc giải quyết.
- Tỷ lệ lao động tái mất việc làm
Tiêu chí này phản ánh tính bền vững của giải quyết việc làm. Tiêu chí này thể hiện mối quan hệ của chƣơng trình giải quyết việc làm của các cấp chính quyền, ý thức của ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động. Nếu không có trƣờng hợp tái mất việc làm hoặc tỷ lệ này càng thấp, tức là chƣơng trình giải quyết việc làm của các cấp chính quyền có hiệu quả tích cực, ý thức của ngƣời lao động tốt, quan hệ của ngƣời sử dụng lao động với ngƣời lao động có ảnh hƣởng tích cực.
1.2.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm
- Điều kiện tự nhiên:
Nếu điều kiện tự nhiên, môi trƣờng sinh thái thuận lợi, sẽ có nhiều dự án, nhiều chƣơng trình kinh tế - xã hội đầu tƣ và nhƣ vậy nơi đây sẽ có điều kiện hơn trong giải quyết việc làm cho ngƣời lao động. Ngƣợc lại, không thể có sự thuận lợi trong giải quyết việc làm tại chỗ đối với ngƣời lao động sống ở những nơi điều kiện tự nhiên bất lợi (sa mạc, vùng băng giá, vùng núi cao, hải đảo...).
Giải quyết việc làm vừa là nhiệm vụ bức xúc, vừa là chiến lƣợc lâu dài. Vấn đề đặt ra là phải bảo đảm cho môi trƣờng nhân tạo hoà hợp với môi trƣờng thiên nhiên, coi đây là một mục tiêu chính quan trọng trong giải
quyết việc làm. Đồng thời, phải có giải pháp khắc phục tác động với thiên tai, sự biến động khí hậu bất lợi và hậu quả chiến tranh còn lại đối với môi trƣờng sinh thái nƣớc ta. Vấn đề này cần đƣợc xuyên suốt trong toàn bộ chiến lƣợc về việc làm thể hiện trong từng vùng, từng ngành, từng lĩnh vực, từng cộng đồng dân cƣ để con ngƣời thực sự làm chủ đƣợc mô trƣờng sống của mình hoặc hạn chế đƣợc đến mức thấp nhất những tác động sấu do biến động môi trƣờng. Nhƣ vậy, bảo vệ và cải thiện môi trƣờng không chỉ là mục tiêu trong giải quyết việc làm mà còn là điều kiện để phát triển bền vững.
- Khoa học - công nghệ
Khoa học - công nghệ làm biến đổi cơ cấu đội ngũ lao động. Bên cạnh những ngành nghề truyền thống đã xuất hiện những ngành nghề mới, cùng với nó là xu hƣớng tri thức hoá công nhân, chuyên môn hoá lao động, giảm bớt lao động chân tay nặng nhọc.
Trong nền kinh tế phát triển, ngƣời lao động muốn thích ứng với các công việc xã hội yêu cầu. Trƣớc hết, họ phải là những ngƣời đƣợc trang bị nhất định về khoa học - công nghệ. Tuy nhiên, trong thực tế ở những nƣớc sản xuất kém phát triển thƣờng có mâu thuẫn: nếu công nghệ sản xuất tiên tiến với các dây chuyền sản xuất tự động hoá, chuyên môn hoá cao thì trình độ ngƣời lao động chƣa bắt kịp dễ dẫn đến tình trạng một bộ phận ngƣời lao động bị gạt ra khỏi quá trình sản xuất kinh doanh. Vì thế, bên cạnh công việc đào tạo nâng cao trình độ lành nghề cho ngƣời lao động, vấn đề lựa chọn áp dụng mức độ công nghệ nào trong dây chuyền kinh doanh phải tính toán thận trọng. Bởi vì, chính sách khoa học - công nghệ có tác động mạnh mẽ đến vấn đề giải quyết việc làm cho ngƣời lao động.
Tiến bộ của khoa học, công nghệ sẽ làm tăng yêu cầu việc làm cho lao động phức tạp, có kỹ thuật và ngƣợc lại, làm giảm việc làm đối với lao động giản đơn. Quá trình phát triển của mỗi quốc gia ngày nay đƣợc cấu trúc lại
dựa trên những lợi thế của nguồn lực con ngƣời với hàm lƣợng trí tuệ ngày một gia tăng. Nhờ có sự tiến bộ của khoa học - công nghệ mà phần tỷ lệ lao động chân tay kết tinh vào sản phẩm ngày một giảm rõ rệt, hàm lƣợng lao động "chất xám" kết tinh vào sản phẩm ngày càng cao.
Ở khu vực nông thôn nhờ ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới. Hiện nay có rất nhiều ngành nghề mới ở nông thôn nhƣ: chế biến, bảo quản rau quả, chế biến súc sản, hải sản, chăn nuôi lợn siêu nạc, nuôi tôm trên cát.v.v... nhờ ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, có khả năng thu hút lao động rất lớn. Đó là nơi đến của lực lƣợng lao động rút ra từ lĩnh vực thuần nông.
Nhƣ vậy, sự phát triển của khoa học - công nghệ mang lại nhiều cơ hội để ngƣời lao động tạo ra việc làm, phát huy khả năng cống hiến của mình cho xã hội, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức. Kinh nghiệm ở các nƣớc đang phát triển cho thấy: khi đƣa khoa học, công nghệ tiến bộ vào sản xuất sẽ làm cho những nƣớc có nguồn lao động giản đơn dƣ thừa nhƣng thiếu lao động phức tạp, có kỹ thuật cao nhƣ Việt Nam hiện nay mất đi ƣu thế của lao động nhiều giá rẻ. Xu hƣớng chung hiện nay là tăng lao động phức tạp có kỹ thuật cao, giảm lao động giản đơn. Nhƣ vậy, vấn đề giải quyết việc làm của mỗi quốc gia phụ thuộc vào chất lƣợng nguồn lao động (thể lực và trí lực) mà điểm quan trọng có tính quyết định là trí tuệ của nguồn lao động; bởi vì, sự yếu kém của trí tuệ là lực cản nguy hại nhất dẫn đến sự thất bại trong hoạt động của con ngƣời. Điều này đã đƣợc C. Mác khẳng định: "Sự ngu dốt là sức mạnh của ma quỷ và chúng ta lo rằng, nó sẽ là nguyên nhân của nhiều bi kịch nữa" (C.Mác-P.Ăng ghen,1994, Toàn tập, tập 20, trang 438).
Ngày nay, khoa học - công nghệ phát triển nhƣ vũ bão, là lực lƣợng trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất vật chất. Vì vậy, đòi hỏi ngƣời lao động phải có phẩm chất trí tuệ cao; nghĩa là ngƣời lao động phải có năng lực sáng tạo, áp dụng những thành tựu của khoa học - công nghệ tiên tiến, khả
năng biến tri thức của mình thành kỹ năng nghề nghiệp, thể hiện qua trình độ tay nghề thành thạo, chuyên môn nghiệp vụ giỏi, làm chủ đƣợc công nghệ, hoàn thành tốt công việc mà mình đảm nhiệm.
- Qui mô và cơ cấu dân số
Số lƣợng, tốc độ gia tăng và cơ cấu dân số có ảnh hƣởng lớn tới nguồn lao động và vấn đề giải quyết việc làm của mỗi quốc gia. Dân số, lao động và việc làm là những vấn đề có liên quan mật thiết với nhau.
Dân số tăng nhanh dẫn tới việc phân bố dân cƣ không hợp lý, không gắn kết đƣợc lao động với các nguồn lực khác (đất đai, tài nguyên thiên nhiên, vốn…) khiến cho tạo việc làm mới càng khó khăn, thất nghiệp càng cao.
Dân số gia tăng sẽ buộc ngân sách nhà nƣớc nói chung, xã hội nói riêng phải giảm chi cho đầu tƣ phát triển, tăng chi cho tiêu dùng. Vì vậy, đầu tƣ cho phát triển nguồn nhân lực để nâng cao chất lƣợng nguồn lao động giảm xuống, cơ hội để tìm việc làm càng gặp khó khăn.
Do đời sống của ngƣời lao động gặp khó khăn, nhu cầu về việc làm lớn, cơ hội có việc làm ở khu vực nông thôn ít, nhất là những lúc nông nhàn dẫn đến tình trạng di dân tự do từ nông thôn đổ ra đô thị để tìm việc làm kiếm sống. Nguồn lao động di cƣ tự do này gây ra sức ép khó khăn cho các đô thị vì nguồn lao động này khó có thể cạnh tranh và có đƣợc việc làm ở những ngành kinh tế hiện đại mà chủ yếu làm những công việc dịch vụ; từ đó gây nên khó khăn trong công tác quản lý hành chính nhà nƣớc về hộ tịch, hộ khẩu, làm nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội ở đô thị.
Dân số và mức tăng dân số là cơ sở hình thành nguồn lao động, là căn cứ để xác định nhu cầu giải quyết việc làm. Khi dân số tăng nhanh dẫn đến hiện tƣợng đào tạo nguồn nhân lực một cách ồ ạt làm chất lƣợng nguồn lao động thấp. Chất lƣợng nguồn lao động cao hay thấp ảnh hƣởng đến năng suất lao động, khả năng tìm việc làm và thu nhập của ngƣời lao động.
Ngoài ra, giảm tốc độ tăng dân số sẽ dẫn đến việc "già hóa" dân số, với tỷ lệ ngƣời cao tuổi tăng lên và đòi hỏi các chi phí về bảo hiểm xã hội và an sinh xã hội tăng lên..., ảnh hƣởng lớn tới cơ cấu và chất lƣợng của dân số.
Từ những thực tế trên đây, vần đề đặt ra là cần hƣớng tới việc "bảo tồn tính cân bằng, ổn định bên trong của sự phát triển dân số" nhằm đạt đƣợc mục tiêu: ổn định tỷ lệ sinh hợp lý, nâng cao chất lƣợng dân số, trên cơ sở đó mà phát triển nguồn lực lao động cả về số lƣợng và chất lƣợng, đáp ứng đƣợc nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của thị trƣờng sức lao động.
Công cuộc đổi mới đất nƣớc những năm qua đã đạt đƣợc nhiều thành tựu về kinh tế - xã hội, đã tạo ra sự tăng lên không ngừng của nhu cầu sử dụng lao động, hàng năm số lao động có việc làm đều tăng. Tuy nhiên, do sức ép về dân số, vấn đề lao động và việc làm vẫn là vấn đề hết sức bức xúc vì do tốc độ gia tăng dân số trƣớc đây quá nhanh nên số ngƣời bƣớc vào độ tuổi lao động ngày càng tăng, tốc độ giải quyết việc làm không thể nào tăng kịp với tốc độ tăng rất nhanh của nguồn lao động.
- Trình độ người lao động
Trình độ ngƣời lao động đƣợc đánh giá qua trình độ văn hóa và trình độ nghề nghiệp (chuyên môn kỹ thuật). Trình độ văn hoá của ngƣời lao động đƣợc đánh giá theo cấp học họ đã tốt nghiệp hoặc đánh giá theo số năm đi học. Trình độ chuyên môn đƣợc đánh giá theo chứng chỉ, văn bằng đào tạp nghề đƣợc cấp. Trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn của ngƣời lao động là chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng của ngƣời lao động, nó ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả công việc. Hơn nữa, trình độ văn hoá và chuyên môn của ngƣời lao động là điều kiện quan trọng tạo cho họ khả năng tạo ra công việc mới, khả năng quan hệ và tìm kiếm thị trƣờng, khả năng tiếp cận với những tiến bộ khoa học kĩ thuật. Việc đánh gía đúng trình độ văn hoá và chuyên môn của ngƣời lao động sẽ có các cách thức
đào tạo và sủ dụng nguồn lao động nông thôn phù hợp, là điều kiện quan trọng nhằm phát triển kinh tế và xã hội nông thôn.
- Công nghiệp hóa và đô thị hóa
Theo Parx S.S, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nƣớc là một hƣớng cơ bản tạo ra cầu lao động ngày càng lớn cho khu vực nông thôn. Ông khẳng định: “Không có công nghiệp thì không có cách nào khác để tạo thêm công ăn việc làm. Điều đó đặc biệt có ý nghĩa đối với bất kỳ ai trên thế giới này, đặc biệt là đối với những ai đang chịu số phận là kẻ bán thất nghiệp trong nông nghiệp hay thất nghiệp hoàn toàn ở nơi khác” (Parx S.S,1992, trang 20). Song trên thực tế, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá cũng tạo ra nhiều thách thức về giải quyết việc làm cho ngƣời lao động ở nông thôn, vì lực lƣợng này không đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc tại các khu công nghiệp, dịch vụ.
Quá trình CNH, HĐH, đô thị hoá hình thành các khu công nghiệp, các Trung tâm thƣơng mại, dịch vụ là nơi có khả năng thu hút lao động rất lớn, đặc biệt là thanh niên ở nông thôn. Hiện nay những ngành công nghiệp nhƣ giày da xuất khẩu, may công nghiệp... là những ngành đƣa lại khối lƣợng việc làm lớn cho lực lƣợng lao động trẻ ở nông thôn, giúp giảm bớt sức ép về việc làm ở khu vực này.
Các khu công nghiệp mọc lên đồng thời cũng làm xuất hiện những vùng chuyên canh cung cấp nguyên vật liệu cho công nghiệp và nhu yếu phẩm cho đội ngũ công nhân. Điều đó giúp phát triển và mở rộng sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở những vùng lân cận. Hệ thống dịch vụ đầu vào và đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp không ngừng phát triển. Sản xuất đƣợc gắn liền với chế biến lƣu thông và tiêu thụ, sản xuất ngay tại nông thôn, làm hình thành cơ cấu công nông nghiệp dịch vụ ở khu vực này. Sự chuyển dịch đó của cơ cấu kinh tế đã tạo ra nhiều loại hình việc làm, thu hút khối lƣợng lao động lớn ở nông thôn. Ngƣời nông dân có thể chuyển từ lao động thuần nông sang
lao động ở các ngành nghề khác hay kết hợp vừa làm nông vừa làm kinh tế dịch vụ rất phong phú và đa dạng.
Cùng với tốc độ phát triển của CNH, HĐH, quá trình tạo mở việc làm cho ngƣời lao động tăng lên. Thông thƣờng vốn đầu tƣ xây dựng các ngành công nghiệp càng lớn, càng cho phép tạo ra nhiều nơi làm việc và thu hút nhiều lao động nông nghiệp chuyển sang. Nhƣ vậy cùng với quá trình rút một bộ phận lao động ra khỏi sản xuất nông nghiệp, quá trình CNH, HĐH cũng thu hút ngày càng lớn bộ phận lao động vào các ngành công nghiệp và dịch vụ, làm cho cung cầu lao động ở khu vực nông thôn dịch chuyển theo hƣớng ngày càng thu hẹp khối lƣợng cầu lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và mở rộng cầu lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ.
Tuy nhiên, quá trình đô thị hoá đòi hỏi phải dành một bộ phận lớn đất đai để xây dựng, làm cho đất nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích sử dụng ngày càng nhiều. Sự giảm sút một bộ phận khá lớn đất nông nghiệp đã và đang diễn ra cũng là một tất yếu khách quan cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, nhƣng nó cũng kéo theo những vấn đề kinh tế - xã hội khác ảnh hƣởng tới đời sống của ngƣời lao động, nhất là ngƣời lao động ở nông thôn. Ngƣời nông dân sẽ thiếu tƣ liệu sản xuất để lao động. Trong điều kiện đất nông nghiệp đƣợc chuyển giao cho các hộ nông nghiệp sử dụng lâu dài, việc thu hồi đất sẽ ảnh hƣởng đến kế hoạch làm ăn lâu dài, ổn định, tự chủ về nhiều mặt, trong đó có vấn đề việc làm của mỗi hộ gia đình. Thậm chí một số bộ phận lớn ngƣời lao động sẽ mất việc làm và nơi ở, phải di dời đến