Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phƣơng pháp cụ thể
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Đề tài sử dụng phƣơng pháp thu thập tài liệu thứ cấp:
- Sử dụng các thông tin tài liệu qua sách báo, tạp chí, niên giám thống kê, báo cáo lao động việc làm, báo cáo tổng kết, công trình về lĩnh vực việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nói chung, cho lao động ở nông thôn nói riêng đã đƣợc các tác giả nghiên cứu và đã đƣợc công bố.
- Thu thập số liệu ở các cơ quan Đảng, Nhà nƣớc, các tổ chức, ban ngành có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Nguồn số liệu đƣợc sử dụng trong luận văn là các Báo cáo thống kê số liệu lao động-việc làm qua các năm 2008 đến 2013 của Bộ Lao động - Thƣơng binh & Xã hội, Tổng Cục thống kê, sở Lao động - Thƣơng binh & Xã hội Quảng Bình; Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình; Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình từ năm 2008-2013; các báo cáo có liên quan của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và các ngành Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Hội Nông dân tỉnh, và từ kết quả của các công trình nghiên cứu đã công bố.
2.2.2. Phương pháp thông kê- so sánh
Sau khi thu nhập số liệu, dùng phƣơng pháp thống kê, mô tả để tiến hành thống kê, mô tả và tổng hợp các loại chỉ số tuyệt đối, tƣơng đối, bình quân. Trên cơ sở đó, mô tả quy mô và sự biến động của các hiện tƣợng, quá trình cũng nhƣ đặc trƣng của công tác giải quyết việc làm tại địa bàn nghiên cứu. Phƣơng pháp này chủ yếu sử dụng trong chƣơng 1, 3, 4 của luận văn.
Với những tài liệu đƣợc thống kê, luận văn sử dụng phƣơng pháp so sánh để phân tích các hiện tƣơng kinh tế xã hội mang tính đồng nhất giữa hiện tƣợng này với hiện tƣợng khác, giữa kỳ báo cáo với kỳ gốc, giữa loại hình này với loại hình khác... Trong luận văn, ở chƣơng 3, tác giả đã dùng phƣơng pháp này để so sánh việc giải quyết việc làm, so sánh dân số, số lao động có việc làm, tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm... qua các năm để khẳng định các vấn đề ƣu tiên giải quyết, tính hiệu quả của các giải pháp trong việc thực thi các chính sách, giải pháp cụ thể của địa phƣơng từ đó rút kinh nghiệm cũng nhƣ nhân rộng các giải pháp tích cực trong công tác giải quyết việc làm.
2.2.3. Phương pháp logic- lịch sử
Thực hiện phƣơng pháp này, một mặt cho phép nhìn thấy toàn bộ sự vận động, phát triển và của quá trình thực hiện công tác giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Qua đó giúp ta phát hiện những quy luật phát triển tất yếu,
những diễn biến lịch sử mang tính phức tạp, quanh co và đầy mâu thuẫn trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể nhất định. Cũng nhƣ bản chất của nó, trong lịch sử ở một phạm vi nào đó khi thực hiện công tác giải quyết việc làm có những diễn biến thành công cũng có những diễn biến đƣợc xem nhƣ là thất bại. Diễn biến đó bao giờ cũng xuất phát từ những nguyên nhân, từ những nguyên nhân dẫn đến hệ quả. Bên cạnh đó, lịch sử lôgíc thể hiện trật tự diễn biến mang tính quy luật giúp chúng ta phát hiện nguồn gốc nảy sinh và quá trình diễn biến của đối tƣợng nghiên cứu trong những thời gian, không gian với những điều kiện hoàn cảnh cụ thể.
Tác giả dùng phƣơng pháp này để nghiên cứu trong toàn bộ luận văn để xâu chuỗi, xem xét, tổng hợp, khái quát và đƣa ra các quan điểm một cách hệ thống từ lý luận, kinh nghiệm thực tiễn của vấn đề nghiên cứu cho đến tình hình địa bàn nghiên cứu để đề xuất các giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn một cách có hiệu quả, hài hoà và bền vững.
2.2.4. Phương pháp phân tích- tổng hợp
Luận văn sử dụng phƣơng pháp này chủ yếu trong chƣơng 3 và 4 để phân tích thực trạng, tình hình lao động, việc làm cho lao động ở nông thôn của tỉnh Quảng Bình, chủ yếu ở chƣơng 3, cụ thể:
- Phân tích tốc độ tăng dân số, lao động, lao động bình quân qua các năm. Tốc độ tăng dân số và lao động, lao động bình quân qua các năm đƣợc tính bằng số bình quân nhân của các tốc độ phát triển liên hoàn về dân số và lao động trung bình qua các năm. Dân số và lao động trung bình của mỗi năm đƣợc tính bằng cách lấy tổng dân số của các tháng chia cho 12 tháng hoặc lấy số liệu dân số và lao động có mặt tại thời điểm điều tra nhất định. Trong luận văn sử dụng số liệu dân số và lao động có mặt tại thời điểm điều tra. Phân tích nội dung này nhằm xem xét xu hƣớng biến động của dân số và lao động, lao động nông thôn qua các năm, nhìn rõ đƣợc áp lực dân số, lao động, lao động
nông thôn qua các năm, từ đó tìm ra các giải pháp phù hợp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Bình.
- Phân tích cơ cấu theo lứa tuổi lao động.
Lứa tuổi có vai trò rất lớn trong việc làm và thu nhập của hộ gia đình. Việc phân tích này đƣợc cụ thể qua các mốc trong độ tuổi lao động đƣợc Luật Lao động quy định, nhằm tìm ra kinh nghiệm trong tìm ra các giải pháp giải quyết việc làm cho phù hợp.
- Phân tích cơ cấu lao động theo trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn. Trình độ văn hoá của ngƣời lao động đƣợc đánh giá theo cấp học họ đã tốt nghiệp hoặc đánh giá theo số năm đi học. Trình độ chuyên môn đƣợc đánh giá theo chứng chỉ, văn bằng đào tạo nghề đƣợc cấp. Việc đánh giá đúng trình độ văn hoá và chuyên môn của ngƣời lao động sẽ có các cách thức đào tạo nguồn lao động nông thôn phù hợp, là điều kiện quan trọng nhằm phát triển kinh tế và xã hội nông thôn.
- Phân tích cơ cấu lao động phân theo ngành nghề.
Đối với lao động nông thôn, việc phân lao động theo ngành nghề hết sức phức tạp. Từ những hộ phi nông nghiệp chiếm tỉ lệ rất ít trong nông thôn, còn lại, lao động trong hộ nông dân thƣờng làm nhiều hoạt động khác nhau năm. Theo mục đích nghiên cứu của đề tài, phân tích nội dung này sử dụng để xác định lao động thuộc ngành nghề nào là do thời gian mà ngƣời lao động đó hoạt động. Nhƣ vậy, ngƣời lao động dùng nhiều thời gian của mình hoạt động nhiều nhất vào ngành nào thì sẽ đƣợc xếp là lao động của ngành đó. Việc phân tích cơ cấu lao động theo ngành nghề sẽ đánh giá đƣợc trình độ phân công lao động trong nông thôn. Trên cơ sở đó, đƣa ra những giải pháp thúc đẩy phân công lao động trong nông thôn.
- Phân tích tình hình giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, nguyên nhân của tình hình giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở Quảng Bình
và bối cảnh kinh tế mới ảnh hƣởng tới việc tăng cƣờng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở Quảng Bình.
- Phân tích những giải pháp nhằm tăng cƣờng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở Quảng Bình.
Đề tài sử dụng phƣơng pháp tổng hợp trong các chƣơng 1, 3 của luận văn. Tại chƣơng 1, tác giả sử dụng phƣơng pháp này để tổng hợp các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, các cơ sở lý luận và tình hình giải quyết việc làm của các địa phƣơng, từ đó khái quát việc nghiên cứu và đƣa ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu tại địa bàn.
Tại chƣơng 3, tác giả dùng phƣơng pháp này để tổng hợp và khái quát tình hình, thực trạng của vấn đề nghiên cứu, từ đó đƣa ra những ƣu điểm, hạn chế cũng nhƣ các vấn đề đặt ra trong giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn tỉnh Quảng Bình.
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2008 - 2013
3.1. Thuận lợi và khó khăn trong giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở tỉnh Quảng Bình
3.1.1. Thuận lợi
Thứ nhất, Quảng Bình có vị trí thuận lợi, nhƣ một bản lề không gian đất nƣớc cũng nhƣ trong thời gian của lịch sử dân tộc, là nơi giao thoa của các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội giữa miền Bắc và miền Nam, chính vì vậy rất dễ hội nhập hội tụ những tiến bộ khoa học kỹ thuật của hai miền, là nơi trung chuyển lƣu thông hàng hoá từ Nam ra Bắc, từ Bắc vào Nam trên con đƣờng quốc lộ 1A và đƣờng sắt thống nhất là điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế dịch vụ, theo đó sẽ tạo nhiều việc làm cho ngƣời lao động.
Nằm ở vị trí trung độ của đất nƣớc, Quảng Bình có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hƣởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam, với đặc trƣng của khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam và có mùa đông tƣơng đối lạnh ở miền Bắc. Nhiệt độ và tổng tích ôn cả năm khá cao, phù hợp và thuận lợi cho phát triển các cây công nghiệp, cây dài ngày, cây nhiệt đới, tạo điều kiện cho lao động ở nông thôn có việc làm thƣờng xuyên.
Thứ hai, lực lƣợng lao động của tỉnh Quảng Bình dồi dào và khá trẻ. Số lao động có độ tuổi từ 15 đến 24 bổ sung vào lực lƣợng lao động của tỉnh hàng năm là 20% với trình độ học vấn khá. Đây là đội ngũ lao động sáng tạo, có khả năng tiếp nhận chuyển giao khoa học công nghệ, thúc đẩy kinh tế ở khu vực nông thôn phát triển, dễ tiếp cận với việc làm và yêu cầu trong điều kiện mới, khả năng tự giải quyết việc làm cao.
Thứ ba, Quảng Bình có tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng với những đặc điểm của nhiều vùng rừng, trung du và đồng bằng ven biển
rất thuận tiện cho việc phát triển kinh tế nhiều ngành nghề với nhiều loại sản phẩm đặc sản của từng vùng, tài nguyên tiềm năng. Đây là điều kiện thuận lợi để Quảng Bình đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hoá, tạo mở nhiều loại hình việc làm thu hút lực lƣợng lao động của tỉnh, nhất là lực lƣợng lao động ở nông thôn.
Diện tích tự nhiên tỉnh Quảng Bình hơn 8.065 km2, với 2 hệ đất chính là hệ phù sa (ở đồng bằng) và hệ feralit (ở vùng đồi núi) với 15 loại và các nhóm chính, gồm: nhóm đất cát, đất phù sa và đất đỏ vàng. Đất gò đồi chiếm khoảng 170.000 ha, thuận lợi để phát triển các loại cây công nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi. Vùng đất cát ven biển có diện tích lớn thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản, trồng rừng và xây dựng các khu công nghiệp, khu kinh tế và khu du lịch, nghỉ dƣỡng. Đất chƣa sử dụng còn lớn, trƣớc hết là đất bằng và mặt nƣớc ven biển, chiếm 4,6% đất tự nhiên. Đất trống đồi núi trọc còn nhiều cần đƣợc trồng rừng và sử dụng cho lâm nghiệp, tạo điều kiện cho lao động ở vùng núi.
Với nguồn nƣớc mặt khá phong phú nhờ hệ thống sông suối, hồ đập khá dày đặc, dải ven biển còn có trên 2.500 ha mặt nƣớc ngọt, mặn, lợ có khả năng phát triển nuôi trồng thuỷ sản với quy mô lớn, tạo điều kiện cho lao động mở mang sản xuất, tạo công ăn việc làm.
Quảng Bình có bờ biển dài 116,04 km với 5 cửa sông, trong đó có hai cửa sông lớn, có cảng Nhật Lệ, cảng Gianh, cảng Hòn La, Vịnh Hòn La có thể cho phép tàu 3-5 vạn tấn vào cảng mà không cần nạo vét. Trên đất liền có diện tích khá rộng (trên 400 ha) thuận lợi cho việc xây dựng khu công nghiệp gắn với cảng biển nƣớc sâu, thu hút đƣợc lao động. Bờ biển có nhiều thắng cảnh, bải tắm đẹp, có khả năng thu hút khách du lịch trong và ngoài nƣớc với số lƣợng lớn; mặt khác, cùng với thềm lục địa rộng gấp 2,6 lần diện tích đất liền tạo cho lao động Quảng Bình có một ngƣ trƣờng rộng lớn. Phía Bắc Quảng Bình có bãi san hô trắng với diện tích hàng chục ha, đó là nguồn nguyên liệu quý cho lao động
Quảng Bình sản xuất hàng mỹ nghệ và tạo ra vùng sinh thái của hệ san hô. Điều đó cho phép phát triển nền kinh tế tổng hợp vùng ven biển và kết hợp mô hình kinh tế biển với đất liền thu hút đƣợc nhiều lao động.
Quảng Bình có nhiều loại khoáng sản, nhƣ: vàng, sắt, titan, pyrit, chì, kẽm... và một số khoáng sản phi kim loại nhƣ cao lanh, cát thạch anh, đá vôi, đá mable, đá granit... Trong đó, đá vôi và cao lanh có trữ lƣợng lớn, đủ điều kiện để phát triển công nghiệp xi măng và vật liệu xây dựng với quy mô lớn. Có nhiều dấu hiệu cho thấy trữ lƣợng vàng tại Quảng Bình cũng có khả năng để phát triển công nghiệp khai thác và chế tác vàng, từ lợi thế này sẽ thu hút nhiều lao động trên địa bàn tham gia vào các công ty, xí nghiệp sản xuất trong lĩnh vực này.
Thứ tư, Quảng Bình cũng là tỉnh có tiềm năng phát triển du lịch, tạo điều kiện cho ngƣời dân tạo mở việc làm thông qua ngành nghề dịch vụ.
Quảng Bình là khu vực chuyển tiếp của văn hoá các miền trên cả hai chiều Bắc - Nam và Đông - Tây, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử Quảng Bình không có tính chất đa dạng nhƣ các vùng khác ở trong nƣớc, song lại có tính độc đáo hơn về mặt nhân văn, lịch sử và vẻ đẹp tự nhiên, hoang sơ của nhân tạo làm cho sản phẩm của du lịch có phần hấp dẫn hơn. Đƣờng mòn Hồ Chí Minh với dấu tích cây số O; đƣờng 20 Xuân Sơn; Thành luỹ Đào Duy Từ và Quảng Bình Quan và các điểm nổi tiếng nhƣ: Đèo Ngang, cửa biển Nhật Lệ, suối nƣớc Bang... đặc biệt, danh thắng Phong Nha - Kẻ Bàng bao gồm một hệ thống hang động, rừng nguyên sinh... đƣợc Hội nghiên cứu hang động Hoàng gia Anh đánh giá có giá trị hàng đầu thế giới và đã đƣợc UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Các danh lam, thắng cảnh trên là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch, dịch vụ và ngành nghề của tỉnh Quảng Bình, từ đó tạo việc làm cho lao động.
Thứ năm, cơ sở hạ tầng tƣơng đối phát triển và thuận lợi sự phát triển công nghiệp, dịch vụ, do đó cơ hội tìm kiếm việc làm cũng nhiều hơn.
Đến năm 2013, 100% xã, phƣờng, thị trấn có đƣờng ô tô đến trung tâm xã. Đã khôi phục, nâng cấp cảng Gianh cho tàu 1.000 tấn vào đƣợc với năng lực bốc xếp 100.000 tấn/năm, đã đƣa cảng Hòn La vào hoạt động với tàu 1 vạn tấn vận chuyển hàng hóa ra vào cảng, đang chuẩn bị địa điểm để chuyển cảng Nhật Lệ ra ngoài trung tâm thành phố. Sân bay Đồng Hới đã đƣợc đƣa vào sử dụng với năng lực 500.000 hành khách/năm. Đặc điểm thuận lợi này là điều kiện cho việc thu hút đầu tƣ, trao đổi hàng hoá, từ đó tạo đƣợc nhiều việc làm cho lao động.
Đến nay, 100% xã phƣờng có điện, có trên 97% hộ dân cƣ dùng điện lƣới. Mạng lƣới bƣu chính viễn thông đƣợc phát triển hiện đại và rộng khắp, 159/159 xã, phƣờng, thị trấn đã có máy điện thoại. Đến năm 2013, có trên 100% số xã có trạm y tế, trong đó có 70% trạm y tế đạt chuẩn quốc gia; mỗi huyện có 01 bệnh viện và 2 - 3 phòng khám đa khoa; 100% số xã có trƣờng tiểu học, 95% số xã có trƣờng THCS, mỗi huyện có từ 2 - 3 trƣờng THPT, 01 trung tâm hƣớng nghiệp dạy nghề. Ở tỉnh có có 1 trƣờng Đại học, 2 trƣờng THCN, 3 trƣờng trung cấp nghề, 1 Đài Phát thanh - Truyền hình có công suất 5KW, có 8 trạm phát lại truyền hình và 8 đài phát thanh ở các huyện, thành phố, thị xã. Các điều kiện trên góp phần nâng cao trí lực, thể lực, cơ hội giao tiếp và điều kiện để tiếp cận với việc làm.
Toàn tỉnh có 31 đơn vị nghiên cứu triển khai và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, trong đó có 7 đơn vị lĩnh vực nông nghiệp. Nhiều mô hình sản xuất đã và