Những yếu tố thuận lợi và khó khăn thách thức cơ bản khi thực hiện phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước đối với ngành công nghiệp khai khoáng tỉnh Hà Giang theo hướng phát triển kinh tế xanh (Trang 84 - 87)

4. Kết cấu của luận văn

4.2. Những yếu tố thuận lợi và khó khăn thách thức cơ bản khi thực hiện phát triển

thực hiện phát triển công nghiệp khai khoáng tỉnh Hà Giang theo hƣớng phát triển kinh tế xanh

4.2.1. Những yếu tố thuận lợi.

- Tình hình thế giới liên tục có những biến đổi mạnh mẽ về khoa học kỹ thuật và công nghệt; kinh tế tri thức đang đƣợc coi là lĩnh vực có nhiều triển vọng và đang đem lại giá trị cao; hoà bình, hợp tác và phát triển là xu thế mà đông đảo các nƣớc, các dân tộc tích cực hƣởng ứng. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý Nhà nƣớc nói chung và công tác quản lý Nhà nƣớc về công nghiệp khai khoáng nói riêng có cơ hội tiếp cận các nền quản lý tiên tiến, đem lại hiệu quả thiết thực.

- Trong nƣớc, những năm qua công tác quản lý Nhà nƣớc về công nghiệp khai khoáng đã có nhiều biện pháp đồng bộ, kịp thời, hoạt động khai thác khoáng sản ngày càng đƣợc quản lý chặt chẽ hơn. Hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế đƣợc đẩy mạnh hơn những năm trƣớc, thông qua các hoạt

động hợp tác song phƣơng và đa phƣơng.

- Mục tiêu tổng quát của Đề án ''Đổi mới và hiện đại hoá công nghệ trong ngành công nghiệp khai khoáng đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025'' đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt (tại Quyết định số 159/2008/QĐ- TTg ngày 04/12/2008) là Phấn đấu đƣa ngành công nghiệp khai khoáng trở thành một ngành có trình độ công nghệ đạt trình độ khu vực vào năm 2015 và trình độ thế giới vào năm 2025. Đến năm 2015, ngành công nghiệp khai khoáng Việt Nam có đội ngũ cán bộ quản lý giỏi chuyên môn, giỏi nghiệp vụ và đội ngũ công nhân lành nghề, trình độ kỹ thuật tiên tiến, hoạt động bảo đảm an toàn lao động, đạt tiêu chuẩn về môi trƣờng, hoàn nguyên sau khai thác, gắn với chế biến sâu tạo giá trị gia tăng cao, công nghệ sản xuất đạt trình độ cơ giới hóa, tự động hóa cao. Khoa học công nghệ trở thành lực lƣợng quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh của doanh nghiệp, bảo đảm an toàn lao động và bảo vệ môi trƣờng.

- Các cấp, các ngành đã có sự nhận thức tốt hơn về phát triển công nghiệp khai khoáng, đó là một yêu cầu tất yếu khách quan với những lợi thế của Hà Giang. Về quy hoạch tổng thể phát triển khoáng sản đã đƣợc HĐND tỉnh thông qua, UBND tỉnh đang triển khai tổ chức thực hiện bằng các chƣơng trình, các đề án cụ thể.

- Mặc dù vấn đề phát triển kinh tế xanh chƣa đƣợc đặt ra một cách chính thức trong công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp, các ngành của tỉnh Hà Giang nhƣng những giải pháp, những việc làm cụ thể cũng đã có những tín hiệu khá rõ, khá tƣơng đồng, ngày càng tisn gần đến với các tiêu chí của phát triển kinh tế xanh.

Những yếu tố nêu trên là điều kiện thuận lợi để Hà Giang có cơ hội phát triển mạnh về kinh tế nói chung và khoáng sản nói riêng, nếu công tác quản lý Nhà nƣớc thực hiện hết chức năng và biết tận dụng, khai thác những

cơ hội này.

4.2.2. Những khó khăn thách thức cơ bản

- Khoáng sản tại Hà Giang chủ yếu đƣợc phân bổ tại những nơi có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa hình chia cắt, thời tiết khí hậu cực đoan dẫn tới việc đầu tƣ cho khai thác tốn kém, dễ bị tác động của thiên nhiên đòi hỏi công tác quản lý Nhà nƣớc về công nghiệp khai khoáng cũng cần phải có những điều chỉnh, dự báo nhằm vƣợt qua trở ngại này.

- Khoáng sản thƣờng đƣợc phân bổ tại những nơi có các nguồn tài nguyên quý khác nhƣ tài nguyên rừng, tài nguyên nƣớc, tài nguyên du lịch và là nơi canh tác của ngƣời dân do đó việc khai thác khoáng sản sẽ gây ảnh hƣởng hoặc làm suy giảm giá trị của các nguồn tài nguyên khác tạo ra các xung đột về mặt quản lý.

- Hà Giang với vị trí địa lý đặc thù, có hơn 274km đƣờng biên giáp với nƣớc Công hòa Nhân dân Trung hoa, có 07 huyện với 34 xã, thị trấn biên giới (32 xã và 2 thị trấn). Có 01 cửa khẩu quốc tế, 03 cặp cửa khẩu phụ và 17 đƣờng mòn qua lại biên giới Việt Trung. Đây là một thách thức lớn đối với công tác quản lý xuất nhập khẩu khoáng sản.

- Sản phẩn sau khai thác của Hà Giang luôn chịu sức ép nặng nề từ phía thị trƣờng Trung Quốc - nơi có nền công nghiệp khai khoáng phát triển mạnh mẽ. Ngoài việc xuất khẩu các sản phẩm kim loại rẻ hơn Việt Nam thì phía Trung Quốc có chính sách thu mua các loại khoáng sản để dự trữ do đó những chính sách về tài chính của Việt Nam gặp phải rất nhiều khó khăn.

- Việc tiếp cận với các công nghệ của các nền công nghiệp tiên tiến trên thế giới đối với Hà Giang cũng là một trở ngại, bên cạnh đó công nghệ của Trung Quốc luôn luôn "cập kề" với giá cả hợp lý - chủ yếu là các công nghệ

"ăn sổi", phù hợp với trình độ quản lý, vận hành của các doanh nghiệp trong tỉnh, phù hợp với đặc thù tự nhiên của tỉnh Hà Giang.

- Ngƣời dân Hà Giang trong vùng có khoáng sản đƣợc khai thác chủ yếu thuộc vào nhóm yếu thế, do đó rất dễ bị tác động từ những hoạt động công nghiệp nói chung và công nghiệp khai khoáng nói riêng. Trên thế giới đã tổng kết rằng ngƣời dân ở nhóm yếu thế là ngƣời phải chịu nhiều tác động nhất, khả năng phục hồi cũng là yếu nhất.

- Nguồn nhân lực tham gia trong lĩnh vực quản lý Nhà nƣớc về khoáng sản của tỉnh vừa thiếu vừa yếu, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý của ngành, thƣờng xuyên bị quá tải, không kịp thời, thiếu sự phản biện, dễ dẫn tới tình trạng chủ quan duy ý chí và "độc quyền".

Ngoài những khó khăn nêu trên thì công tác quản lý Nhà nƣớc đối với ngành công nghiệp khai khoáng của tỉnh Hà Giang còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khác, có thể nói khó khăn lớn hơn rất nhiều so với thuận lợi. Một mặt do tình hình chung của cả nƣớc, lịch sử ngành công nghiệp nói chung và công nghiệp khai khoáng nói riêng còn khá non trẻ hơn nữa, Hà Giang có những khó khăn riêng của một tỉnh nghèo đặc biệt khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước đối với ngành công nghiệp khai khoáng tỉnh Hà Giang theo hướng phát triển kinh tế xanh (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)