4. Kết cấu của luận văn
4.3. Mục tiêu, phƣơng hƣớng trong công tác quản lý Nhà nƣớc về công nghiệp kha
công nghiệp khai khoáng trên địa bàn tỉnh Hà Giang
4.3.1. Mục tiêu phát triển công nghiệp khai khoáng tỉnh Hà Giang
a) Mục tiêu chung: Theo chiến lƣợc phát triển khoáng sản đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030 đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2427/QĐ-TTg ngày 22/12/2011 đã xác định: Thăm dò, khai khác khoáng sản gắn với chế biến và sử dụng hiệu quả. Cân đối giữa khai thác với dự trữ khoáng sản; phát triển bền vững công nghiệp khai khoáng gắn với bảo
vệ môi trƣờng và đảm bảo quốc phòng - an ninh. Nhƣ vậy, công tác quản lý Nhà nƣớc về khoáng sản cũng cần đảm bảo đạt đƣợc mục tiêu chung này, trong đó quản lý Nhà nƣớc về khoáng sản theo hƣớng phát triển kinh tế xanh chính là một nội dung hƣớng tới mục tiêu này.
b) Mục tiêu cụ thể
- Hoàn thành công tác lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1/50.000; đánh giá làm rõ tiềm năng tài nguyên khoáng sản phục vụ khai thác và dự trữ quốc gia;
- Thăm dò đáp ứng nhu cầu khai thác, chế biến đến năm 2050 đối với các khoáng sản: sắt, chì - kẽm, mangan và một số khoáng sản khác;
- Khai thác khoáng sản phải gắn với chế biến, tạo sản phẩm có giá trị kinh tế cao; đến năm 2020 chấm dứt các cơ sở chế biến khoáng sản manh mún, công nghệ lạc hậu, hiệu quả kinh tế thấp, gây ô nhiễm môi trƣờng; hình thành các khu công nghiệp chế biến khoáng sản tập trung với công nghệ tiên tiến, có quy mô tƣơng xứng với tiềm năng của từng loại khoáng sản;
- Chỉ xuất khẩu sản phẩm sau chế biến có giá trị cao đối với khoáng sản quy mô lớn. Các khoáng sản còn lại khai thác chế biến phục vụ nhu cầu trong nƣớc. Tăng cƣờng dự trữ khoáng sản làm cơ sở phát triển bền vững kinh tế - xã hội;
- Khuyến khích hợp tác điều tra, thăm dò, khai thác, chế biến một số loại khoáng sản ở nƣớc ngoài, ƣu tiên các khoáng sản ở Việt Nam có nhu cầu sử dụng.
4.3.2. Phƣơng hƣớng phát triển công nghiệp khai khoáng ở tỉnh Hà Giang Giang
- Ƣu tiên hoàn thành công tác đo vẽ bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỉ lệ 1/50.000; điều tra địa chất khoáng sản biển tỉ lệ 1/500.000, chú trọng công tác điều tra, phát hiện khoáng sản ở các khu vực có cấu trúc địa chất thuận lợi cho tạo quặng;
- Đánh giá tổng thể tiềm năng một số loại khoáng sản quan trọng nhƣ chì kẽm.
b) Thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản
- Quặng sắt: Hoạt động khai thác phải gắn với địa chỉ sử dụng, phục vụ dự án sản xuất gang, thép trong nƣớc, không xuất khẩu quặng sắt.
- Quặng chì - kẽm: Thăm dò phần sâu và khu vực mở rộng các mỏ của tỉnh. Việc khai thác quặng chỉ phục vụ cho dự án chế biến sâu thành kim loại chì, kẽm; không xuất khẩu quặng chì - kẽm.
- Quặng mangan: Hoàn thành công tác thăm dò tại các khu vực có tiềm năng tại để khai thác làm nguyên liệu cho dự án chế biến feromangan, mangan điện giải EMD phục vụ nhu cầu trong nƣớc; không xuất khẩu quặng mangan và sản phẩm sau chế biến.
- Khoáng sản vàng: Chỉ thăm dò, khai thác đối với mỏ vàng gốc. Công tác chế biến quặng vàng phải sử dụng công nghệ tiên tiến, không gây ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng, nguồn nƣớc; không thăm dò, khai thác vàng sa khoáng.
- Đối với các loại khoáng sản kim loại khác: Thực hiện thăm dò, khai thác phải gắn với dự án chế biến sâu chủ yếu phục vụ nhu cầu trong nƣớc, không xuất khẩu quặng và sản phẩm sau chế biến.
c) Hợp tác quốc tế: Đẩy mạnh hợp tác với các nƣớc phát triển để tiếp thu công nghệ tiên tiến trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, thăm dò khoáng sản và trong khai thác, chế biến quặng.
4.3.3. Phƣơng hƣớng quản lý Nhà nƣớc về công nghiệp khai khoáng trên địa bàn tỉnh Hà Giang theo hƣớng phát triển kinh tế xanh. khoáng trên địa bàn tỉnh Hà Giang theo hƣớng phát triển kinh tế xanh.
Để đạt đƣợc mục tiêu phát triển khoáng sản nói trên, quản lý Nhà nƣớc về công nghiệp khai khoáng phải đƣợc hoàn thiện với phƣơng hƣớng chung là: "Tập trung mọi nguồn lực, với quyết tâm chính trị cao để tạo sự chuyển biến tích cực về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng dịch vụ - công nghiệp, xây dựng - nông, lâm nghiệp; phấn đấu giá trị tăng thêm của các nhóm ngành, thu nhập bình quân đầu ngƣời, thu ngân sách trên địa bàn đều tăng gấp đôi so với năm 2010; đảm bảo chủ quyền biên giới quốc gia đƣợc giữ vững; biên giới hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. Tình hình chính trị, xã hội luôn ổn định, tạo môi trƣờng tốt nhất cho việc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đời sống nhân dân không ngừng đƣợc cải thiện và nâng cao về mọi mặt. Tạo tiền đề vững chắc, tạo bƣớc phát triển nhanh và bền vững, nhanh chóng thu hẹp chênh lệch về trình độ phát triển với các tỉnh trong khu vực và sớm thoát khỏi tỉnh đặc biệt khó khăn, kém phát triển." (Tỉnh ủy Hà Giang, 2010).
Trên cơ sở đó, các phƣơng hƣớng cụ thể đƣợc xác định nhƣ sau:
Một là, Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nƣớc về công nghiệp khai khoáng gắn liền với tăng cƣờng nhận thức và đổi mới tƣ duy kinh tế về vai trò của công nghiệp khai khoáng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trƣớc hết phải làm cho mọi ngƣời nhận thức đƣợc vai trò của công nghiệp khai khoáng trong sự phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa góp phần nâng cao tỷ trọng của ngành công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.
Hai là, Quản lý Nhà nƣớc về công nghiệp khai khoáng phải đặt trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh, tạo điều kiện cho phát triển về công nghiệp khai khoáng một cách ổn định, an toàn, góp phần thực hiện thắng lợi các Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
Ba là, Đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nƣớc về công nghiệp khai khoáng. Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế, quản lý Nhà nƣớc về công nghiệp khai khoáng của tỉnh Hà Giang cần hƣớng vào việc hoàn thiện chiến lƣợc, quy hoạch phát triển và cơ chế, chính sách cho phù hợp với những yêu cầu mới. Vấn đề cần quan tâm trong quản lý Nhà nƣớc về công nghiệp khai khoáng ở tỉnh Hà Giang là sự vận dụng cơ chế, chính sách của Trung ƣơng vào điều kiện đặc thù của địa phƣơng, tăng cƣờng kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động khai thác khoáng sản, cải cách thủ tục hành chính tích cực hơn nữa để tạo ra sự thông thoáng những vẫn đảm bảo chặt chẽ trong quản lý Nhà nƣớc đối với ngành công nghiệp khai khoáng phù hợp với tình hình hiện nay.
Bốn là, Tăng cƣờng năng lực và đổi mới về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nƣớc về khoáng sản. Đổi mới mạnh hơn về tổ chức bộ máy và con ngƣời là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và ngày càng trở nên quan trọng của công tác quản lý Nhà nƣớc về công nghiệp khai khoáng hiện nay. Theo đó, bộ máy quản lý Nhà nƣớc về kinh tế nói chung và khoáng sản nói riêng ở Hà Giang cần đƣợc sắp xếp lại trên cơ sở rà soát lại chức năng, phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng; tuyển chọn, bố trí sắp xếp lại đội
ngũ cán bộ, công chức; quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ và lợi ích.