Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng nhân lực tại ngân hàng chính sách xã hội – chi nhánh hà nội (Trang 36 - 37)

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Tác giả thu thập và nghiên cứu các tài liệu thứ cấp thông qua:

- Các giáo trình, sách, báo, công trình nghiên cứu, đề tài nghiên cứu, tạp chí, báo cáo khoa học, báo cáo hội nghị tổng kết chuyên ngành có liên quan đến vấn đề nguồn nhân lực nói chung và nhân lực ngành ngân hàng nói riêng được công bố và được xã hội thừa nhận rộng rãi.

- Các văn bản có liên quan đến mô hình tổ chức, cơ chế hoạt động, báo cáo tình hình phát triển nhân sự của NHCSXH và NHCSXH – chi nhánh Hà Nội. Chiến lược phát triển của NHCSXH giai đoạn 2010 - 2020.

- Báo cáo thường niên NHCSXH và NHCSXH - Chi nhánh Hà Nội trong các năm. Báo cáo tổng kết hoạt động 5 năm, 10 năm của NHCSXH - Chi nhánh Hà Nội. Chiến lược phát triển của NHCSXH giai đoạn 2010 - 2020.

- Thu thập số liệu thứ cấp từ các số liệu của các phòng ban của ngân hàng. Phương pháp này được áp dụng trong luận văn tại một số phần như: tổng hợp kết quả hoạt động của Ngân hàng qua các năm, tổng hợp tình hình nhân lực của ngân hàng, ...

2.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Tác giả tập trung vào phương pháp chủ yếu để thu thập thông tin sơ cấp là tham vấn ý kiến của chuyên gia. Tác giả trực tiếp trao đổi tham vấn ý kiến của các giảng viên trong và ngoài trường về nhân lực. Tham khảo ý kiến của các nhà quản lý và những người làm công tác thực tiễn về tổ chức cán bộ. Phỏng vấn một số cán bộ lãnh đạo và cán bộ làm công tác tổ chức tại trung tâm đào tạo NHCSXH và NHCSXH – Chi nhánh Hà Nội. Đó là những người có kinh nghiệm trong giảng dạy, quản lý nguồn nhân lực. Phương pháp chuyên gia giúp học viên sáng tỏ hơn các nội dung nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng nhân lực tại ngân hàng chính sách xã hội – chi nhánh hà nội (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)