2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
Học viên sử du ̣ng phương pháp thống kê và so sánh để phân tích các số liê ̣u thứ cấp và sơ cấp thu thâ ̣p được.
2.2.2.1. Phương pháp thống kê
Số liệu thu thập được sẽ được thống kê thành các bảng số liệu phục vụ cho việc phân tích thực trạng nâng cao chất lượng nhân lực tại NHCSXH – Chi nhánh Hà Nội.
Việc tổng hợp các thông tin để lên các bảng biểu thông qua sử dụng một số công cụ của Microsoft 2010 và một số chương trình ứng dụng khác để tính toán phục vụ cho quá trình phân tích và đánh giá một cách khách quan, khoa học về các nội dung nghiên cứu.
2.2.2.2. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt động kinh tế, phương pháp so sánh đòi hỏi các chỉ tiêu phải đồng nhất cả về thời gian và không gian. Tùy theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh. Gốc so sánh được chọn là gốc về thời gian hoặc không gian, kỳ phân tích được lựa chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có thể sử dụng số tuyệt đối hoặc tương đối hoặc số bình quân. Trong luận văn tác giả sử dụng phương pháp:
- So sánh số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa số liệu của kỳ phân tích và số liệu của kỳ gốc. Phương pháp này dùng để so sánh sự biến đối giữa số liệu của kỳ tính toán với số liệu của kỳ gốc để tìm ra nguyên nhân của sự biến đổi đó, từ đó đưa ra các đánh giá và giải pháp tiếp theo
- So sánh số tương đối: Được đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tỷ lệ giữa
số liệu thành phần và số liệu tổng hợp. Phương pháp chỉ rõ mức độ chiếm giữ của chỉ tiêu thành phần trong tổng số, mức độ quan trọng của chỉ tiêu tổng thể. Kết hợp với các phương pháp khác để quan sát và phân tích được tầm quan trọng và sự biến đổi của chỉ tiêu, nhằm đưa ra các biện pháp quản lý, điều chỉnh kịp thời.
Phương pháp này được sử dụng trong luận văn qua các phần như tổng hợp tình hình biến động nhân sự trong doanh nghiệp qua các năm …
2.2.2.3. Phương pháp chi tiết
- Chi tiết theo các bộ phận cấu thành chỉ tiêu: Chi tiết các chỉ tiêu theo
các bộ phận cùng với sự biểu hiện về lượng của các bộ phận đó sẽ giúp ích rất nhiều trong việc đánh giá chính xác kết quả đạt được. Mục đích cơ bản của phương pháp này là thiết lập mối liên hệ nhân tố tổng thể từ đó áp dụng các phương pháp phân tích phù hợp. Phương pháp này được áp dụng trong phân tích cơ cấu lao động, trình độ lao động trong tổng thể.
- Chi tiết theo thời gian: Chi tiết theo thời gian sẽ giúp ích cho việc đánh giá kết quả được sát, đúng và tìm được các giải pháp có hiệu quả cao cho công việc kinh doanh. Mục tiêu cơ bản của phương pháp này là chỉ ra được quy luật vận động của hiện tượng theo thời gian và được áp dụng trong việc đánh giá tình hình biến động nhân lực qua các năm, tình hình hoạt động của Công ty qua các năm.
Tiểu kết chƣơng 2
Chương 2 đã đưa ra quy trình nghiên cứu gồm 5 bước và phương pháp thu thấp thông tin, phương pháp xử lý dữ liệu để đạt được mục đích hoàn thành luận văn một cách hiệu quả.
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC VÀ CÔNG TÁC NÂNG