Các điều kiện để thực thi các giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng nhân lực tại ngân hàng chính sách xã hội – chi nhánh hà nội (Trang 72 - 78)

Để các giải pháp trên thực thi được thì cần có các điều kiện sau:

- Một là, Ban lãnh đạo phải thực sự coi trọng công tác phát triển và nâng cao chất lượng nhân lực của Ngân hàng.

- Hai là, đổi mới chính sách quản lý của Ngân hàng về phát triển nhân lực. Đổi mới cá chính sách, cơ chế, công cụ phát triển nhân lực (bao gồm các nội dung về văn hóa doanh nghiệp, môi trường làm việc, xây dựng khung năng lực, chế độ đãi ngộ, chính sách lưu giữ nhân tài,…)

- Ba là, Trích lập ngân sách cho quỹ đào tạo và phát triển nhân lực. Ngân hàng nên trích khoảng 1% của tổng quỹ lương của cả năm.

Tiểu kết chƣơng 4

Trên cơ sở phân tích thực trạng chất lượng nhân lực và công tác nâng cao chất lượng nhân lực tại NHCSXH – Chi nhánh Hà Nội ở chương 3, chương 4 của luận văn dựa trên định hướng phát triển của NHCSXH – Chi nhánh Hà Nội đã đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nhân lực NHCSXH – Chi nhánh Hà Nội. Trong đó có các giải pháp về hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển nguồn nhân lực, phát triển về số lượng, xây dựng bảng mô tả chi tiết công việc và khung năng lực cho từng vị trí công việc làm cơ sở để tuyển dụng, tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả làm việc, cơ sở để xác định lỗ hổng năng lực, căn cứ để lập chương trình đào tạo và phát triển, cơ sở để xây dựng cơ chế lương và phúc lợi, cũng là căn cứ để hoạch định kế nhiệm và quản lý sự thay đổi nhân sự. Để thực thi các giải pháp này thì tác giả có đưa ra cá điều kiện cần có để thực thi các giải pháp.

KẾT LUẬN

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng, quyết định phát triển kinh tế của mỗi doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp. Nguồn nhân lực chất lượng cao được hình thành và phát triển thông qua quá trình đào tạo, tích lũy kiến thức, kỹ năng kinh nghiệm và thực tế sử dụng, đãi ngộ, trọng dụng. Đó là một quá trình liên tục, cần được theo dõi chặt chẽ và ở mỗi giai đoạn cần có những giải pháp thích hợp. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải được thực hiện đồng bộ từ công tác quy hoạch, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực.

Ngân hàng chính sách xã hội – Chi nhánh Hà Nội đang từng bước phát triển để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Luận văn với đề tài “ Chất lượng nhân lực tại Ngân hàng chính sách xã hội – Chi nhánh Hà Nội” đã hoàn thành nghiên cứu một số nội dung cơ bản đặt ra là:

1. Đã hệ thống hóa có chọn lọc lý luận về nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng nhân lực của ngân hàng trên cơ sở tham khảo các nghiên cứu liên quan trong và ngoài nước.

2. Phân tích thực trạng nhân lực tại 29 phòng giao dịch và Hội sở tỉnh của NHCSXH – Chi nhánh Hà Nội, từ đó đánh giá công tác nâng cao chất lượng nhân lực của NHCSXH – Chi nhánh Hà nội, chỉ ra những nguyên nhân, hạn chế.

3.Thông qua lý luận và thực trạng, trên cơ sở mục tiêu, phương hướng phát triển của Ngân hàng, luận văn đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nhân lực. Trong đó giải pháp về xây dựng bảng mô tả công việc và khung năng lực theo từng vị trí công việc, đây là cơ sở để đào tạo, đánh giá và

chế độ đãi ngộ theo khung năng lực là quan trọng nhất trong công tác nâng cao chất lượng nhân lực.

Đề tài được thực hiện trong điều kiện vừa học tập, vừa công tác, thời gian nghiên cứu không nhiều, những vấn đề nêu trong luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, học viên kính mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và hội đồng khoa học để luận văn được hoàn thiện hơn.

TAI LIỆU THAM KHẢO A. Tiếng Việt

1. Adam Smith, 1776. Của cải của các dân tộc. Dịch từ Tiếng Anh. Đỗ

Trọng Hợp dịch. 1997. Hà Nội: NXB Giáo dục.

2. Bùi Hoàng Anh, 2000. Ngân hàng phục vụ đối tượng chính sách và các chương trình kinh tế của Chính phủ - Những tồn tại và kiến nghị tháo gỡ. Tạp

chí Ngân hàng, số 4.

3. Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh, 2008. Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực. Hà Nội: NXB Đại học Kinh tế quốc dân.

4. Đỗ Minh Cương và Mạc Văn Tiến, 2004. Phát triển lao động kỹ thuật ở Việt Nam: Lý luận và thực tiễn. Hà Nội: NXB Lao động - xã hội.

5. David Begg, Stanley Fischer và Rudiger Dornbusch. Kinh tế học. Dịch từ tiếng Anh. NXB thống kê dịch. 2007. NXB Thống kê.

6. David W.Pearce, 1991. Từ Điển Kinh tế học hiện đại. NXB chính trị quốc gia dịch. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia, 2001.

7. Phan Văn Kha, 2007. Đào tạo và sử dụng nhân lực trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Hà Nội: NXB Giáo Dục.

8. Hà Văn Hội, 2008. Quản trị nguồn nhân lực. Hà Nội: NXB Bưu điện. 9. Tô Ngọc Hưng và Nguyễn Đức Trung, 2015. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành Ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020. Tạp

chí Cộng sản. số 89 ngày 31 tháng 08 năm 2013.

10. Minh Khuê, 2011. Để có một ngân hàng chính sách tốt. Thời báo Ngân

hàng, số 67.

11. Lê Quân, 2015. Lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam. Hà Nội: NXB Đại

học Quốc gia Hà Nội.

12. Lê Thị Mỹ Linh, 2009. Phát triển nhân lực trong các doanh nghiệp nhỏ

và vừa ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Luận án tiến sĩ

13. Ngân hàng Chính sách Xã hội, 2013-2016. Báo cáo thường niên. Hà Nội. 14. Dương Quyết Thắng, 2013. Hoàn thiện mô hình, tổ chức và cơ chế hoạt

động của Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam hướng tới phát triển bền vững”. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành.

15. Nguyễn Tiệp, 2008. Giáo trình nguồn nhân lực. Hà Nội: NXB Lao

động xã hội.

16. Trần Hữu Ý, 2013. Hoàn thiện chương trình đào tạo cán bộ Ngân hàng

chính sách xã hội. Đề tài nghiên cứu khoa học.

B. Tiếng Anh

17. Gary Stanley Becker, 1964.Human Capital: A Theoretical and

Empirical Analysis, with Special Reference to Education. National Bureau of Economic Research, 3rd ed., 1993

18. George J.Borjas, 1996. Labor economics. Harvard University Press 19. Schultz, Theodore W , 1972. Economic Research: Retrospect and Prospect : Human Resources. Publisher: UMI

C. Trang Website

20. Hà Thị Hương Lan, 2016. Chất lượng nhân lực tài chính ngân hàng trong bối cảnh hội nhập

<http://ift.edu.vn/Home/NewDetails.aspx?id=1738&catID=29&lang=vn>. [Ngày truy cập: 03 tháng 11 năm 2016]

21. Nguyễn Hữu Lam, 2010. Phát triển nhân lực trong các doanh nghiệp Việt Nam. < http://www.cemd.ueh.edu.vn/?q=node/172>. [Ngày truy cập: 10 tháng 3 năm 2010]

22. Worldbank, 2013. Báo cáo Phát triển Việt Nam 2014.

<http://www.worldbank.org/en/country/vietnam/publication/vietnam- development-report2014>. [Ngày truy cập: 29 tháng 11 năm 2013]

23. The economist, 2017. Six big ideas Gary Becker’s concept of human capital. < https://www.economist.com/news/economics-brief/21725757- becker-made-people-central-focus-economics-second-our-series-big.>. [Ngày truy cập: 03 tháng 08 năm 2017]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng nhân lực tại ngân hàng chính sách xã hội – chi nhánh hà nội (Trang 72 - 78)