Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng Chính sách Xã hội Chi nhánh Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng nhân lực tại ngân hàng chính sách xã hội – chi nhánh hà nội (Trang 41)

3.1. Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng Chính sách Xã hội - Chi nhánh Hà Nội Hà Nội

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của NHCSXH - Chi nhánh Hà Nội

Phát triển kinh tế đi đôi với xóa đói giảm ngèo là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình đổi mới và xây dựng nền Kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa. Chính sách tín dụng ưu đãi cho người nghèo, vùng nghèo đã được thực hiện ở nước ta ngay từ ngày thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam (năm 1951) và trở thành công cụ xóa đói giảm nghèo cơ bản và bền vững.

Tại Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ưng Đảng khóa VII (tháng 6 năm 1993), Đảng ta chủ trương: “ Hỗ trợ giúp người nghèo bằng cách cho vay vốn, hưỡng dẫn cách làm ăn, tranh thủ các nguồn tài trợ nhân đạotrong và ngoài nước, phấn đấu tăng hộ giàu đi đôi với xóa đói giảm nghèo”. Để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Đảng và chiến lược Quốc gia về xóa đói giảm nghèo, Chính phủ đã cho phép thành lập Quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo thiếu vốn sản xuất với tổng số vốn ban đầu là 400 tỷ đồng, cùng với sự ra đời của Ngân hàng phục vụ người nghèo đặt trong Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (ngày 31/08/1995).

Để thực hiện mục tiêu Thiên niên kỷ về xóa đói giảm nghèo, yêu cầu đặt ra là phải tập trung nguồn lực do Nhà nước huy động được vào một kênh (tổ chức tín dụng) duy nhất để thống nhất quản lý cho vay, nhằm tạo nên sức mạnh có tính đột phá, giúp giảm nghèo nhanh và bền vững. Mặt khác, những năm cuối thế kỷ thứ XX và đầu thế kỷ XXI, thực hiện lộ trình gia nhập WTO

đòi hỏi hệ thống tài chính tín dụng Việt Nam phải nhanh chóng cơ cấu lại hệ thống Ngân hàng, tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại cho phù hợp với thông lệ quốc tế và để tạo điều kiện cho các Ngân hàng thương mại chuyển hẳn sang kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường và trong điều kiện hội nhập kinh tế sâu rộng, cần thiết phải tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại. Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04/10/2002 thành lập Ngân hàng chính sách xã hội trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo.

Hà Nội là thủ đô, trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế cảu cả nước nên vấn đề giảm nghèo, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững an ninh chính trị phải được đặt lên hàng đầu. Do đó ngay sau khi thành lập NHCSXH thì ngày 14/01/2003 Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH ký quyết định số 18/QĐ-HĐQT thành lập NHCSXH – chi nhánh Hà Nội, là đơn vị thành viên của NHCSXH, thực hiện công tác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

NHCSXH Thành phố Hà Nội đã khai trương đi vào hoạt động ngày 11/4/2003 và tiếp nhận bàn giao nguồn vốn và dư nợ cho vay là 309 tỷ đồng trên tổng số dư nợ cả nước là 518 tỷ đồng từ Kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụng, gồm: chương trình cho vay Quỹ quốc gia GQVL từ Kho bạc Nhà nước, chương trình cho vay hộ nghèo từ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn; chương trình cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn từ Ngân hàng Công thương.

Tính đến 31/12/2013, sau hơn 10 năm thành lập và hợp nhất với Chi nhánh NHCSXH tỉnh Hà Tây cũ (do mở rộng địa giới hành chính của Thủ đô), NHCSXH Thành phố Hà Nội có 26 Phòng giao dịch quận, huyện, thị xã và Hội sở tại Chi nhánh Thành phố Hà Nội. Triển khai cho vay 11 chương trình tín dụng chính sách với tổng nguồn vốn hoạt động của NHCSXH Thành phố Hà

Nội đến 31/12/2016 là 4.324 tỷ đồng, tổng dư nợ tín dụng là 4.300 tỷ đồng, tăng 8 chương trình và tăng gấp 14 lần so với dư nợ thời điểm mới thành lập.

Ngân hàng chính sách xã hội – Chi nhánh Hà Nội ngày càng phát triển mở rộng để đưa đồng vốn chính sách đến gần nhất với các đối tượng khách hàng. Đến 31/12/2016, NHCSXH – chi nhánh Hà Nội đã có 29 phòng giao dịch và Hội sở Tỉnh – Hà Nội phủ đều tại 30 quận, huyện của Hà Nội, cùng với 584 điểm giao dịch xã trên tổng số 584 xã, phường, thị trấn trên địa bàn Hà Nội. Tổng dư nợ của 13 chương trình tín dụng là 5.641 tỷ đồng với tăng trưởng bình quân hàng năm là 9,4%. Là đơn vị có dư nợ lớn đứng thứ 3 trong hệ thống NHCSXH (sau Thanh Hóa và Nghệ An) nhưng chất lượng tín dụng luôn đạt cao, với tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 0,14% tổng dư nợ, thấp hơn so với mức bình quân của toàn hệ thống là 0,78% tổng dư nợ.

Hà Nội có kinh tế phát triển, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách lại thấp. Do vậy,đơn vị luôn xác định tập trung cho vay chủ yếu vào chương trình giải quyết việc làm, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm góp phần tích cực vào an sinh xã hội trên địa bàn thủ đô.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức và nhân sự của NHCSXH – Chi nhánh Hà Nội

Sơ đồ 3.1. Mô hình tổ chức chi nhánh cấp tỉnh

BAN ĐẠI DIỆN HĐQT TỈNH

GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG HÀNH CHÍNH TỔ CHỨC PHÒNG KẾ HOẠCH NV TÍN DỤNG PHÒNG KẾ TOÁN NGÂN QUỸ PHÒNG KIỂM TRA KS NỘI BỘ PHÒNG TIN HỌC PHÕNG GIAO DỊCH CẤP HUYỆN

BAN ĐẠI DIỆN HĐQT CẤP HUYỆN

CÁC ĐIỂM GIAO DỊCH XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát Quan hệ phối hợp

Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là chi nhánh cấp tỉnh) là đơn vị trực thuộc Hội sở chính. Điều hành chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, thành phố là Giám đốc, giúp việc cho Giám đốc là các Phó Giám đốc và các Trưởng phòng chuyên môn nghiệp vụ. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh cấp tỉnh gồm: Ban Giám đốc và 05 Phòng chuyên môn nghiệp vụ.

Sơ đồ 3.2. Mô hình tổ chức của phòng giao dịch cấp huyện

BAN ĐẠI DIỆN HĐQT CẤP HUYỆN

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

TỔ TÍN DỤNG TỔ KẾ TOÁN NGÂN QUỸ

CÁC ĐIỂM GIAO DỊCH XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

Chỉ đạo, kiểm tra giám sát Quan hệ phối hợp

Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là Phòng giao dịch cấp huyện) là đơn vị trực thuộc chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội cấp tỉnh. Cơ cấu tổ chức của Phòng giao dịch cấp huyện gồm: Ban Giám đốc và 02 Tổ chuyên môn nghiệp vụ.

Điểm nổi bật trong cơ cấu tổ chức của Ngân hàng chính sách xã hội ở cấp 3 là NHCSXH hình thành mạng lưới các điểm giao dịch tại xã, phường, thị trấn trong phạm vi cả nước. Tại các điểm giao dịch xã, chính sách tín dụng của Nhà nước, danh sách hộ vay vốn và các quy trình thủ tục của NHCSXH được niêm yết công khai; người vay có thể đến các điểm giao dịch vào một ngày cố định hàng tháng để gửi tiền tiết kiệm, nhận tiền vay, trả nợ và giao dịch với ngân hàng trước sự chứng kiến của Hội đoàn thể, tổ trưởng tổ TK&VV và chính quyền xã.

3.2. Thực trạng chất lƣợng nhân lực tại NHCSXH chi nhánh Hà Nội những năm qua.

3.2.1. Về số lượng

Bảng 3.1. Số lƣợng và cơ cấu lao động theo giới tính tại NHCSXH – Chi nhánh Hà Nội (giai đoạn 2014 – 2016)

ĐVT: Người Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Số LĐ (người) Tỷ lệ (%) Số LĐ (người) Tỷ lệ (%) Số LĐ (người) Tỷ lệ (%) Tổng lao động 365 100 415 100 465 100 Nam 170 46,57 215 51,80 247 53,11 Nữ 195 53,43 200 48,20 218 46,89

(Nguồn: báo cáo năm của phòng Hành chính Tổ chức)

Thời điểm mới thành lập (năm 2003), NHCSXH – Chi nhánh Hà Nội mới chỉ có 89 cán bộ nhân viên nhận bàn giao từ Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Năm 2014 tổng số lao động là 365 người tăng thêm 276 lao động so với thời điểm mới thành lập. Năm 2014 số lao động nam là 170 người, chiếm 46,57% trong tổng số lao động, số lao động Nữ là 195 người, chiếm 53,43% trong tổng số lao động.

Năm 2015 tổng số lao động là 415 người tăng thêm 50 người so với năm 2014. Trong đó số lao động nam tuyển mới là 45 người; số lao động nữ tăng thêm là 5 người.

Đến ngày 31/12/2016, tổng số cán bộ, nhân viên chi nhánh đã lên tới 465 người. số lao động nam là 247 người chiếm 53,11% trong tổng số lao động; tăng thêm 32 người so với năm 2015. Số lao động nữ là 218 người chiếm 46,89% trong tổng số lao động; tăng thêm 18 người so với năm 2015.

Qua số liệu trên, có thể thấy trong 3 năm gần đây ngân hàng có sự gia tăng về số lượng lao động. Thời điểm năm 2014, tỷ lệ lao động nữ chiếm ưu thế về số lượng với số lao động nữ mhiều hơn số lao động nam là 25 người. Tuy nhiên vào những năm tiếp theo, Ngân hàng có nhu cầu tuyển mới lao động nam nhiều hơn, do đó tổng số lao động nam đã cao hơn số lượng lao động nữ. Điều này cũng phù hợp với thực tế Ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực tài chính Ngân hàng thì hoạt động tín dụng đóng vao trò là hoạt động chủ chốt, mà tính chất của hoạt động tín dụng thường phù hợp với cán bộ Nam hơn Nữ nên tỷ lệ cán bộ Nam thường cao hơn trong mảng hoạt động này. Mặt khác, NHCSXH có địa bàn hoạt động đến tận phường, xã; các điểm giao dịch xã nhiều nên cán bộ phải thường xuyên đi giao dịch lưu động nên cán bộ nam có sức khỏe và điều kiện thuận lợi hơn đáp ứng được nhu cầu công việc này.

Hiện nay, với số lao động định biên tại Hội sở tỉnh là 28-32 người và tại phòng giao dịch là 10-15 người, như vậy NHCSXH – Chi nhánh Hà Nội đã sử dụng hết số lao động định biên được phép. Số lượng lao động như hiện nay của Chi nhánh là quá mỏng so với khối lượng công việc tại Hội sở tỉnh và 29 phòng giao dịch Quận, Huyện phục vụ cho các khách hàng phân bố trên một địa bàn rộng bao gồm 584 Xã, Phường, thị trấn.

3.2.2. Về Trí lực

Số cán bộ, nhân viên nhận bàn giao từ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn là những cán bộ có trình độ nghiệp vụ và kinh nghiệm làm việc trong hệ thống ngân hàng, tuy nhiên hiện nay, lớp cán bộ này cũng đã đến tuổi hưu trí và có nhiều hạn chế về tiếp nhận công nghệ ngân hàng hiện đại.

Để đáp ứng nhu cầu mở rộng mạng lưới hệ thống, các năm qua NHCSXH đã thực hiện tuyển dụng nhân viên mới. Đây là lực lượng lao động trẻ, có trình độ học vấn tốt tuy nhiên còn thiếu kinh nghiệm thực tế. Đặc biệt, các sản phẩm của NHCSXH là khác biệt so với các sản phẩm của NHTM, do đó phần lớn lao động mới tuyển dụng chưa có hiểu biết đầy đủ và các văn bản, hướng dẫn về các chương trình hỗ trợ đối tượng chính sách của Chính phủ và các ban ngành, nên Cán bộ nhân viên dù được đào tạo đúng chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng cũng cần phải đào tạo lại.

Bảng 3.2. Trình độ chuyên môn và kỹ năng cần thiết của ngƣời lao động tại NHCSXH – Chi nhánh Hà Nội (giai đoạn 2014 – 2016)

Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Số LĐ (người) Tỷ lệ (%) Số LĐ (người) Tỷ lệ (%) Số LĐ (người) Tỷ lệ (%) Trình độ học vấn Sau đại học 3 0,82 8 1.92 11 2.36 Đại học 243 66,57 274 66,02 315 67,74 Cao đẳng 89 24,38 100 41,5 104 22,3 Trung cấp, sơ cấp, khác 30 8,23 33 9,44 35 7,60 Chuyên ngành đào tạo Nghiệp vụ ngân hàng 276 75,61 327 78,79 372 80 Khác 89 24,39 98 21,21 93 20 Các kỹ năng cần thiết Có trình độ tiếng anh bằng C trở lên 333 91,2 355 85,54 455 97,85 Có trình độ tin học văn phòng 327 89,58 397 95,66 455 97,85 Đã qua đào tạo các lớp

về kỹ năng làm việc 130 35,61 142 34,21 170 36,55 Đã qua đào tạo các lớp

về kỹ năng quản lý 60 16,43 85 20,48 90 19,35

Tổng số lao động 365 415 465

Xét theo trình độ văn hóa: Bảng số liệu chúng ta thấy sự phân hóa rất rõ giữa các cấp bậc trình độ đào tạo của đội ngũ cán bộ viên chức trong Ngân hàng. Lực lượng lao động có trình độ từ đại học trở lên chiếm đa số (70,10%). Tuy nhiên, Trình độ lao động Cao đẳng, trung cấp và khác vẫn còn chiếm tỷ lệ khác cao (29,9%), đòi hỏi nhân hàng phải có kế hoạch và đầu tư đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cá đối tượng này. Điều này cũng phản ánh đúng thực tế, trong những năm gần đây, song song với việc tuyển dụng để đáp ứng nhu cầu mở rộng hệ thống Ngân hàng, NHCSXH – Chi nhánh Hà Nội đã đầu tư cho tuyển dụng và đào tạo nhân lực chất lượng cao, coi đây là mục tiêu chiến lược trong quá trình phát triển lâu dài của Ngân hàng.

Bảng 3.3. Số lƣợng lao động tuyển dụng mới của NNHCSXH – Chi nhánh Hà Nội năm 2015 và 2016

ĐVT: Người

STT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016

1 Sau đại học 1 1 2 Đại học 35 25 3 Cao đẳng 11 4 4 Trung cấp, sơ cấp, khác 3 2 Tổng 50 32 (Nguồn: Phòng Hành chính Tổ chức )

Chất lượng tuyển dụng: từ năm 2014 trở lại đây đa số lao động được tuyển dụng đều có tuổi đời trẻ, có trình độ chuyên môn cao. Số lao động tuyển mới có trình độ từ đại học trở lên chiếm khoảng 80% trên tổng số lao động mới tuyển dụng. Số lao động trình độ trung cấp chỉ làm các công việc như: lễ tân, văn thư, lưu trữ. Lực lượng lao động tuyển dụng đều được ký hợp đồng thử việc, hợp đồng lao động và được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật.

Qua so sánh 2 bảng trên, ta thấy Người lao động có trình độ Sau đại học của ngân hàng chủ yếu là do cán bộ tự học tập để nâng cao trình độ của mình.

Xét trình độ lao động theo chuyên ngành đào tạo: Chất lượng lao động không chỉ thể hiện qua cấp độ đào tạo mà còn thể hiện qua trình độ chuyên môn đào tạo chuyên sâu, lao động có trình độ chuyên môn liên quan trực tiếp tới hoạt động của NHCSXH chiếm hơn ¾ tổng số lao động. Tỷ lệ phân bổ như trên sẽ đảm bảo hiệu quả hoạt động của Ngân hàng trên các lĩnh vực khác nhau, tuy nhiên cũng đặt ra yêu cầu cho công tác đào tạo, phát triển cán bộ để mỗi nhân viên dù ở vị trí nào cũng đều là “ đại sứ của Ngân hàng”.

Về các kỹ năng cần thiết: Số lao động có trình độ tiếng anh và tin học văn phòng đạt trên 85% tổng số lao động. Tuy nhiên, con số này mới phản ánh số lao động có bằng cấp, chứng chỉ tiếng anh và tin học thỏa mãn điều kiện tuyển dụng đầu vào còn trình độ người lao động chưa thực sự đáp ứng được tốt yêu cầu trong công việc, đặc biệt là trình độ Tiếng Anh.

Về số lao động đã được học qua các lớp về kỹ năng giao tiếp và kỹ năng quản lý phần lớn là đội ngũ cán bộ quản lý và lãnh đạo. Đội ngũ quản lý nói chung còn hạn chế về kỹ năng quản lý, kỹ năng mềm (như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phân tích thông tin, kỹ năng thuyết trình,…); trình độ công nghệ thông tin và thiếu kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp theo phương pháp tiên tiến hiện đại như quản lý tinh gọn. Chưa xây dựng, tổ chức được các lớp học kỹ năng mềm cho đội ngũ nhân viên.

3.2.3. Về Thể lực cán bộ nhân viên:

Bảng 3.4. Chiều cao, cân nặng của CBCNV

STT Chỉ tiêu Nam Nữ Năm 2014 Nam Năm 2015 Nữ Nam Nữ Năm 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng nhân lực tại ngân hàng chính sách xã hội – chi nhánh hà nội (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)