CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ
3.2. Thực trạng hoạt động Marketing tại Ngân hàngTMCP Ngoại thƣơng
3.2.1. Các nhân tố tác động đến hoạt động Marketing tại Ngân hàng
thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Thái Nguyên
3.2.1. Các nhân tố tác động đến hoạt động Marketing tại Ngân hàng VCB Thái Nguyên Thái Nguyên
3.2.1.1.Môi trƣờng vĩ mô tại Thái Nguyên Môi trƣờng kinh tế tại Thái Nguyên
Vietcombank Thái Nguyên ra đời trong bối cảnh khó khăn của kinh tế - tài chính thế giới nói chung, nền kinh tế Việt Nam nói riêng, đặt ra cho chi nhánh nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, Thái Nguyên là thị trƣờng có nhiều tiềm năng để chi nhánh khai thác cho vay tiêu dùng và tài trợ vốn lƣu động, vốn trung dài hạn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn.
Năm 2013, thu hút và giải ngân vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài FDI của tỉnh dẫn đầu cả nƣớc (không kể dầu khí ngoài khơi),trong 11 tháng đầu đạt xấp xỉ 3.4 tỷ USD; đứng thứ 17 cả nƣớc về tổng số vốn đăng ký đối với các dự án FDI còn hiệu lực. Bên cạnh đó, việc huy động vốn của hệ thống ngân hàng thƣơng mại và ngân hàng phát triển tăng 19,15%, đạt 19.042 tỷ đồng; dƣ nợ tín dụng phát triển kinh tế tăng 4,7%, đạt 28.500 tỷ đồng; huy động vốn đầu tƣ toàn xã hội tăng 85%; nhiều ngân hàng và tổ chức tín dụng đã đăng ký mở chi nhánh mới (Nguồn: thainguyen.gov.vn).
Năm 2014, Tốc độ tăng trƣởng kinh tế GDP trên địa bàn tỉnh ƣớc đạt 18,6%, cao nhất trong nhiều năm trở lại đây đƣa Thái Nguyên xếp vào danh sách tỉnh có tốc độ tăng trƣởng cao đột biến so với cả nƣớc. GDP bình quân đầu ngƣời đạt 38 triệu đồng. Thái Nguyên xếp thứ nhất cả nƣớc về thu hút đầu tƣ trực tiếp từ nƣớc ngoài với việc cấp giấy chứng nhận đầu tƣ cho gần 40 dự án vốn FDI. Nổi bật là thu hút tập đoàn Sam Sung đầu tƣ khoảng 6,4 tỷ đô
la Mỹ vào khu công nghiệp Yên Bình. Ngoài ra, Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, kiểm toán tiếp tục phát triển với sự có mặt của nhiều ngân hàng trong và ngoài nƣớc trên địa bàn (Nguồn: thainguyen.gov.vn)
Môi trƣờng công nghệ tại Thái Nguyên
Trƣớc sự phát triển vƣợt bậc của khoa học công nghệ, cũng nhƣ nhận thức đƣợc vai trò to lớn của khoa học công nghệ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, VCB nói chung và VCB Thái Nguyên nói riêng đã đẩy mạnh công tác tự động hoá ngân hàng, bằng việc áp dụng, cải tiến các công nghệ hiện đại. Việc ứng dụng Core Banking - phần mềm lõi ngân hàng hiện đại T24 đã cho phép VCB triển khai hàng loạt các dịch vụ tiện ích phục vụ khách hàng nhƣ: Internet Banking, SMS Banking, Mobile Banking, Mobile BankPlus…hay việc lắp đặt các máy rút tiền tự động (ATM) và dịch vụ chuyển tiền nhanh trên toàn thế giới (MoneyGram) nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Môi trƣờng chính trị - pháp luật tại Thái Nguyên
Hoạt động của ngân hàng đƣợc điều chỉnh rất chặt chẽ bởi các quy định về pháp luật. Những thay đổi trong chính sách luật pháp của chính phủ sẽ ảnh hƣởng trực tiếp hay gián tiếp tới hoạt động kinh doanh ngân hàng và tới danh mục sản phẩm của ngân hàng.
VCB Thái Nguyên cũng nằm trong sự giám sát và chịu sự tác động mạnh mẽ của môi trƣờng chính trị, pháp luật. Nhân tố đầu tiên là các quy định của chính phủ, rồi đến các chính sách điều tiết của ngân hàng Nhà nƣớc và ngân hàng Trung Ƣơng VCB. Tuy nhiên, VCB Thái Nguyên nhận đƣợc sự giúp đỡ tận tình và đƣợc tạo điều kiện thuận lợi từ phía VCB Trung ƣơng, Ngân hàng Nhà nƣớc tỉnh Thái Nguyên, cũng nhƣ phía lãnh đạo tỉnh ngay từ ngày đầu khai trƣơng cho đến nay.
3.2.1.2.Môi trƣờng vi mô tại Thái Nguyên Khách hàng
Khách hàng là yếu tố then chốt cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.Chính vì vậy, nắm bắt đƣợc đối tƣợng khách hàng và nhu cầu của họ là yếu tố quyết định cho việc cung ứng sản phẩm của ngân hàng. Tại Thái Nguyên, tổng số dân cƣ trên địa bàn tỉnh là khoảng 1,2 triệu ngƣời, tƣơng ứng khoảng 287.550 hộ dân với nhiều ngành nghề nông nghiệp, công nghiệp, khai khoáng và du lịch.
Trên địa bàn thành phố Thái Nguyên có trên 2.500 doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký trên 11.000 tỷ đồng (bình quân 4,24 tỷ/doanh nghiệp). Doanh nghiệp chủ yếu là quy mô vừa và nhỏ (chiếm 98%) thuộc lĩnh vực thƣơng mại hàng tiêu dùng, thƣơng mại vận tải và điện tử. Cùng đó là các doanh nghiệp lớn, có uy tín, tình hình sản xuất kinh doanh tốt và các doanh nghiệp FDI với số lƣợng nhân công lớn tạo ra môi trƣờng khai thác cho các ngân hàng nhằm cung cấp dịch vụ nhƣ chi trả lƣơng, nhận tiền gửi, chuyển tiền hay quan hệ tín dụng. Bên cạnh đó, với 6 trƣờng Đại học, 17 trƣờng cao đẳng chuyên nghiệp, hàng năm đào tạo hàng 100.000 lao động và số cán bộ công nhân viên trong các doanh nghiệp, các cơ quan nhà nƣớc sinh sống trên địa bàn cũng là phân đoạn khách hàng tiềm năng mà các ngân hàng có thể khai thác.
Đối thủ cạnh tranh
Hiên nay, trên địa bàn tỉnh có 20 chi nhánh NH thƣơng mại (bao gồm 07 chi nhánh NH thƣơng mại nhà nƣớc, 13 chi nhánh NH thƣơng mại cổ phần). Trong đó, VCB Thái Nguyên là chi nhánh ngân hàng thƣơng mại thứ 18 đƣợc thành lập trên địa bàn tỉnh nên gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút khách hàng do khách hàng đã có quan hệ truyền thống với các ngân hàng khác trên địa bàn tỉnh.
Với hai chức năng chính là tạo tiền và kinh doanh tiền tệ nhằm mục tiêu sinh lợi, các ngân hàng thƣơng mại cạnh tranh trong hai hoạt động truyền thống là huy động vốn và tín dụng. Để đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng, ngoài nguồn vốn tự có, các ngân hàng thƣơng mại tiến hành huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế dƣới các hình thức khác nhau. Việc tạo ra nguồn vốn huy động hợp lý với chi phí và cơ cấu phù hợp sẽ góp phần không nhỏ vào hiệu quả kinh doanh của một ngân hàng. Tính đến hết năm 2014, tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn tỉnh đạt 25.416 tỷ đồng, tăng 28,48% so năm 2013. Trong đó, các NHTM nhà nƣớc lớn và thành lập lâu năm trên địa bàn nhƣ BIDV, Vietinbank và Agribank thu hút đƣợc lƣợng vốn huy động cao, chiếm tỷ trọng lớn.
Bảng 3.1: Tỷ trọng huy động vốn của một số chi nhánh Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
STT Chi nhánh Ngân hàng Năm 2013 Năm 2014
Tỷ đồng % Tỷ đồng %
1 VCB Thái Nguyên 60 0,30 310 1,21 2 Vietinbank Thái Nguyên 3.290 16,67 4.001 15,58 3 Vietinbank Lƣu Xá 1.520 7,70 1.660 6,46 4 Vietinbank Sông Công 1.098 5,56 1.385 5,39 5 BIDV Thái Nguyên 3.450 17,48 3.680 14,33 6 BIDV Nam Thái Nguyên 40 0,20 2.098 8,17 7 Agribank Thái Nguyên 5.688 28,83 6.802 26,49 8 MB Thái Nguyên 838 4,25 1.350 5,26 9 Techcombank Thái Nguyên 735 3,72 869 3,38
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo của NHNN tỉnh Thái Nguyên, 2014
Vietcombank Thái Nguyên là chi nhánh mới thành lập nên tỷ lệ huy động vốn còn thấp so các ngân hàng lâu năm trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, trong khi nguồn vốn huy động của hầu hết các ngân hàng có xu hƣớng giảm
thì VCB Thái Nguyên lại có sự tăng trƣởng qua các năm, cụ thể so với năm 2013 thì năm 2014 tăng 0,91% trên tổng nguồn vốn huy động của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, nguồn huy động vốn không kỳ hạn của VCB Thái Nguyên duy trì tăng trƣởng liên tục, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động đƣợc của chi nhánh. Điều này, góp phần tạo nên lợi thế cạnh tranh trong lãi suất và tạo ra lợi nhuận trong việc bán vốn từ số tiền gửi không kỳ hạn. Qua bảng 3.2 có thể thấy, tiền gửi không kỳ hạn có sự gia tăng mạnh qua các thời kì, 3 tháng cuối năm 2013 đạt 15,46 tỷ đồng, con số này đã tăng gấp 8 lần trong năm 2014 lên đến 129,71 tỷ đồng. Bên cạnh đó, trong cơ cấu tiền gửi có kỳ hạn thì tiền gửi dƣới 12 tháng luôn chiếm tỷ lệ cao hơn so với tiền gửi 12 tháng trở lên.
Bảng 3.2 : Tỷ trọng huy động vốn phân theo kỳ hạn tại VCB Thái Nguyên
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014
Tỷ đồng % Tỷ đồng %
Tiền gửi không kỳ hạn 15,46 25,77 129,71 41,84 Tiền gửi có kỳ hạn 44,54 74,23 180,29 58,16
Dưới 12 tháng 41,52 93,23 110,85 61,48
Từ 12 tháng trở lên 3,02 6,77 69,44 38,52
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của VCB Thái Nguyên năm 2014
Khi đã có khả năng huy động đƣợc nguồn vốn, ngân hàng cần phải có kế hoạch sử dụng nguồn vốn đó sao cho hợp lý và có hiệu quả nhất. Chỉ có lãi thu đƣợc từ hoạt động tín dụng mới bù đắp đƣợc chi phí tiền gửi, chi phí dự trữ, chi phí kinh doanh, chi phí quản lý. Cũng vì thế mà, hoạt động tín dụng trở nên vô cùng quan trọng. Khả năng cho vay đối với khách hàng chính là điều kiện để ngân hàng tồn tại và phát triển. Hiện nay, theo khó khăn chung của nền kinh tế, các doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn nhất là vấn đề tài chính và rất cần sự trợ giúp từ phía ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Tuy
nhiên, với bản thân các ngân hàng việc lựa chọn và ký kết đƣợc các hợp đồng tín dụng với khách hàng tiềm năng, kinh doanh tốt là điều không hề dễ dàng. Với các chi nhánh hoạt động lâu năm trên địa bàn tỉnh, dƣ nợ lên đến hàng nghìn tỷ đồng, có xu hƣớng tăng dần qua các năm và cũng xuất hiện nợ xấu đòi hỏi ngân hàng cũng có khoản trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cao. So sánh tỷ lệ dƣ nợ tín dụng của VCB Thái Nguyên với một số chi nhánh khác
(Bảng 3.3) có thể thấy tỷ lệ dƣ nợ còn thấp so với toàn ngành trên địa bàn tỉnh
do chi nhánh mới thành lập. Song bên cạnh đó, tỷ lệ dƣ nợ cũng có sự tăng tƣởng nhanh qua gần 2 năm đi vào hoạt động và đặc biệt là chƣa phát sinh nợ xấu, các khoản vay đều đƣợc trả đúng hạn.
Bảng 3.3: Tỷ trọng dƣ nợ tín dụng của một số chi nhánh Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
STT Chi nhánh Ngân hàng Năm 2013 Năm 2014
Tỷ đồng % Tỷ đồng %
1 Vietcombank Thái Nguyên 45 0,21 592 2,38
2 Vietinbank Thái Nguyên 3.915 18,68 4.102 16,48
3 Vietinbank Lƣu Xá 1.980 9,45 2.021 8,12
4 Vietinbank Sông Công 1.175 5,61 1.254 5,04
5 BIDV Thái Nguyên 3.675 17,54 4.715 18,94
6 BIDV Nam Thái Nguyên 1.262 6,02 2.072 8,32 7 Agribank Thái Nguyên 5.012 23,92 5.566 22,36
8 MB Thái Nguyên 1.255 5,99 1.352 5,43
9 Techcombank Thái Nguyên 331 1,58 335 1,35
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo của NHNN tỉnh Thái Nguyên, 2014
Qua bảng ta thấy rằng cũng giống chỉ tiêu huy động vốn, hầu hết các ngân hàng có tỷ trọng dƣ nợ tín dụng năm 2014 giảm so với năm trƣớc, riêng VCB Thái Nguyên và BIDV Thái Nguyên, BIDV Nam Thái Nguyên là có sự tăng trƣơng trong tỷ trọng dƣ nợ tín dụng.