Chương 1 : CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.2.4. Vai trò của tái định cư
a. Vai trò chung
Tái định cư là vấn đề tất yếu, khách quan, song hành với các công trình phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và lợi ích quốc gia khác. Tái định cư tạo điều kiện có mặt bằng để những công trình đi vào hoạt động thuận lợi, tạo đà phát triển kinh tế của đất nước đối với các dự án phát triển kinh tế. Đặc biệt di dân, tái định cư để thực hiện xây dựng các khu công nghiệp, khu kinh tế, công trình thuỷ lợi, thuỷ điện...
Tái định cư là cơ hội chuyển từ sản xuất tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hóa, chuyên môn hóa, đẩy mạnh phát triển kinh tế của vùng, tăng thu nhập cho người dân.
Tái định cư là cơ hội cho người lao động chuyển ngành nghề từ lao động nông nghiệp sang ngành công nghiệp, dịch vụ.
Cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế, văn hóa... được quan tâm đầu tư nên có thể là cơ hội tốt cho các hộ dân tái định cư và hộ sở tại được tiếp cận, được hưởng lợi ích từ các chương trình này.
b. Vai trò của tái định cư đối với công trình thuỷ điện Sơn La
Tạo điều kiện mặt bằng cho công trình thuỷ điện Sơn La để đi vào xây dựng hoàn thành theo kế hoạch, tạo nguồn điện phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Điều hòa nước, giải toả sức ép về lũ lụt vào mùa mưa, tích nước và cung cấp nước về mùa cạn, tăng thêm năng lực phát điện cho Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình; góp phần chống lũ và điều tiết nước cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Phân bố lại, hợp lý dân cư trên địa bàn 3 tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu. Và là cơ hội để nâng cao cơ hạ tầng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tây Bắc theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái.
Khi bản sở tại đón hộ tái định cư, hộ sở tại cũng được dự án đầu tư các công trình điện, nước, giao thông, nhà văn hóa... Do đó, hộ tái định cư và hộ sở tại tiếp cận những lợi ích từ cơ sở hạ tầng.
Cơ hội phát triển triển kinh tế khu vực Tây Bắc cũng như tỉnh Sơn La, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và sản xuất từ tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hóa gắn với thị trường.
Trong sản xuất nông nghiệp, hộ được tiếp cận khoa học kỹ thuật - công nghệ hiện đại, đưa máy móc vào sản xuất giảm chi phí lao động, áp dụng các biện pháp canh tác bền vững trên đất dốc.
Thay đổi tư duy, thói quen canh tác lạc hậu dựa chủ yếu vào thiên nhiên, phát nương làm dẫy, khai thác cạn kiệt đất đai.
Được tiếp cận với thị trường, giáo dục dễ dàng hơn, là cơ hội nâng cao trình độ dân trí cho người dân, nhất là thế hệ tương lai.
Tái định cư có vai trò quan trọng, là cơ hội tốt các hộ tiếp cận khoa học kỹ thuật, nâng cao trình độ dân trí, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng
hoá gắn với thị trường, phát triển kinh tế vùng, đất nước và tạo điều kiện các công trình xây dựng đúng tiến độ.