Kinh tế hộ nông dân tái định cư trong dự án thuỷ điện Tuyên Quang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế hộ nông dân vùng tái định cư thuộc dự án di dân tái định cư thủy điện sơn la tại huyện quỳnh nhai tỉnh sơn la​ (Trang 40)

Chương 1 : CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.2.2. Kinh tế hộ nông dân tái định cư trong dự án thuỷ điện Tuyên Quang

Theo Quyết định số 08/2007/QĐ- TTg ngày 12/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư dự án thuỷ điện Tuyên Quang, thuỷ điện Tuyên Quang có công suất 342 MW, khi hoàn thành nhà máy sẽ có từ 1.000

Tổng số hộ di chuyển, tái định cư là 4.821 hộ, 23.630 nhân khẩu, quá trình tái định cư từ năm 2002 - 2006, diễn ra trên 3 tỉnh, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn.

Kinh tế hộ ở nhiều khu, điểm tái định cư đã đạt khả quan, tuy thời gian ổn định phát triển sản xuất không được dài mới chỉ từ 2 - 4 năm, cụ thể:

Điểm tái định cư Sơn Thuỷ, xã Tân Mỹ, Chiêm Hóa, Tuyên Quang, có 50 hộ dân

tộc Dao, mỗi hộ được nhận 120 m2 đất ở và mỗi nhân khẩu được cấp 400 m2 ruộng làm

nông nghiệp. Trước kia, Sơn Thuỷ chưa có điện, nước sạch, nhưng từ khi xây dựng khu tái định cư đã có sự đầu tư của chính quyền. Cán bộ khuyến nông đã theo sát dân, hướng dẫn trồng cây lúa, ngô, chăn nuôi gia súc, gia cầm... Hầu hết các gia đình có xe gắn máy, ti vi mầu, đời sống tinh thần được nâng cao (Vũ Văn Đức, 2006).

Bên cạnh đó, một số khu, điểm tái định cư còn nhiều tồn tại, bất cập ở nhiều mặt từ đất canh tác, hệ thống thuỷ lợi, điện, cơ sở hạ tầng nếu có thì xuống cấp và kém chất lượng tác động không nhỏ tới đời sống kinh tế của các hộ:

Tại điểm tái định cư Nà Chao, xã Năng Khả, Yên Sơn, Tuyên Quang có 49 hộ dân, được di dân từ tháng 03/2005, mỗi hộ được cấp 300 m2 đất ở, bình quân nhân

khẩu được cấp 116 m2 đất sản xuất (chủ yếu cấy được 1 vụ lúa) và 800 m2 đất mầu,

nguồn thu nhập của hộ chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, nhưng điều kiện canh tác chưa đảm bảo (chưa có công trình thuỷ lợi), nên sản xuất gặp khó khăn. Với diện tích đất được giao, qua hơn 2 năm tái định cư, hầu hết các hộ chỉ đủ lương thực ăn 7 - 8 tháng trong năm, nhiều hộ quay trở về quê cũ để sản xuất. Tại thời điểm 15/08/2007 chỉ có 29 hộ, còn 20 hộ thường xuyên vắng mặt, cơ sở hạ tầng chất lượng kém nên có hộ không yên tâm sản xuất, nâng cao đời sống (Báo Tuyên Quang điện tử, 2007).

Trong khi điểm TĐC thôn Nà Khá, xã Năng Khả, Na Hang, Tuyên Quang từ tháng 10/2005 dân sống trong điều kiện “không điện, không nước và đường sá còn lầy lội”. Các hộ phải xin nước dân sở tại, một số hộ phải mua ống nước dẫn nước đầu nguồn về; nước khan hiếm nên các hộ phải sử dụng nước lại nhiều lần: Từ vo gạo đến rửa rau, rửa bát và sau cùng là vệ sinh chuồng trại gia súc, gia cầm.

Có cơ sở hạ tầng rồi thì một số điểm tái định cư xuống cấp, chất lượng kém như công trình nước sạch trong tỉnh Tuyên Quang là ở bản Khiển, xã Lăng Can, Na Hang; thôn 4 Minh Quang, xã Minh Hương, Hàm Yên; thôn Bản Câm, xã Phúc Sơn, Chiêm

Hóa; một số điểm tái định cư mặt bằng bị lún, nứt ảnh hưởng đến hàng năm hộ dân ở các xã Lăng Quán, Tứ Quận, Chân Sơn, Kim Phú, Hoàng Khai, An Khang (huyện Yên Sơn)... Cơ sở hạ tầng như vậy, chưa ổn định đời sống, cũng không ổn định về sản xuất thì không thể phát triển kinh tế; dẫn tới 262 hộ, 1.239 khẩu không có mặt tại khu tái định cư, mà về quê cũ hay cư trú tại các địa phương khác. Trong khi, việc giao đất cho các hộ tái định cư ở một số điểm còn thiếu do không còn quỹ đất.

Theo Quyết định 08/2007/QĐ-TTg ngày 12/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ, các hộ tái định cư nông nghiệp thì được giao đất thổ cư từ 200 - 300 m2/hộ; đất sản

xuất mỗi khẩu từ 400 - 500 m2 đất 2 vụ lúa hoặc 200 - 300 m2 đất 2 vụ lúa và 200 -

300 m2 đất lúa- mầu; và khoảng 500 - 800 m2 đất mầu. Ngoài ra tuỳ theo điều kiện của

từng xã có thể giao thêm mỗi hộ khoảng 0,5 ha đất trồng rừng. Nếu các nông hộ được tiếp cận với lượng quỹ đất như trên, chất lượng đất ít nhất là trung bình, là điều kiện cơ bản để phát triển sản xuất.

Các khu, điểm tái định cư còn tồn tại việc quy hoạch khu, điểm TĐC chưa được tốt, đặc biệt là vấn đề đất sản xuất, cơ sở hạ tầng xây dựng chậm tiến độ hoặc chất lượng kém, việc đền bù áp giá 3 lần chồng chéo nhau “1 gia đình 3 lần tính tiền đền bù”, khác nhau cho đến khi có Quyết định số 937/QĐ-TTg ngày 20/8/2003 củaThủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng quy định tạm thời về bồi thường TĐC Dự án thuỷ điện Tuyên Quang, đền bù chưa được minh bạch, chưa có sự chia sẻ và tham gia của dân trong tái định cư.

Như vậy, kinh tế nông hộ tái định cư trong dự án thuỷ điện Tuyên Quang. Một số khu đã đạt được kết quả phát triển kinh tế tốt, nhưng còn nhiều khu kinh tế nông hộ gặp khó khăn. Do nhiều nguyên nhân, từ khâu khảo sát quy hoạch chưa tốt, chất lượng đất đai kém, cơ sở hạ tầng tại các khu tái định cư xây dựng chậm tiến độ và chất lượng kém, bị xuống cấp, giá đền bù chưa thống nhất, chỉ khi có quyết định của Chính phủ, trong hoạt động tái định cư chưa có sự tham gia và chia sẻ của hộ tái định cư và hộ sở tại.

Kinh tế nông hộ tái định cư trong công trình thủy điện chịu ảnh hưởng lớn của khâu quy hoạch đất sản xuất, phát triển cơ hạ tầng, chính sách bồi thường, hỗ trợ ổn định sản xuất và sự hợp tác, chia sẻ của hộ tái định cư, hộ sở tại.

1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho phát triển kinh tế hộ nông dân tái định cư

Một là tập hợp, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thông chính trị trong công tác tuyên truyền, vận động các hộ dân và nhân dân vùng ngập lòng hồ. Đưa ra các giải pháp toàn diện và đồng bộ từ khâu điều tra, thống kê, áp giá, đền bù đến tổ chức di chuyển, liên quan đến nhiều mặt và nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội, vận động thuyết phục một cách có lý, có tình để nhân dân tự nguyện di chuyển khỏi quê cũ đến quê mới và đồng tâm nhất trí thực hiện.

Hai là sớm triển khai nghiên cứu, quán triệt sâu sắc và triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Trung ương, tỉnh về công tác di dân, tái định cư và công tác bồi thường hỗ trợ, tái định cư. Mọi công việc và các bước tiến hành đều đảm bảo theo đúng phương châm ''dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra'' và đạt mục tiêu di dân đến nơi ở mới an toàn, đúng tiến độ thi công công trình, nhân dân có cơ sở vật chất nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ.

Ba là Nhà nước không xây dựng nhà ở cho dân mà hỗ trợ tiền để dân tháo dỡ nhà cũ và bổ sung vật liệu dựng lại nhà tại nơi ở mới; tăng thẩm quyền cho cơ sở trong công tác quản lý đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đền bù giải phóng mặt bằng, hỗ trợ sản xuất và đời sống, mở đường giao thông công vụ để di chuyển dân và tài sản; tổ chức cho nhân dân đến thăm địa điểm mới tái định cư, được dân nhất trí hướng bố trí nhà ở và tự nguyện ký cam kết di chuyển mới gạt san ủi nền nhà và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng; kịp thời kiến nghị, đề xuất UBND tỉnh, Chính phủ kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện như: bỏ phân hạng đất, công bố giá đất sản xuất không theo vị trí để áp giá đền bù về đất, thực hiện được việc thu hồi đất của nhân dân sở tại trước khi di chuyển nhân dân vùng lòng hồ đến tái định cư,...

Bốn là công tác di dân TĐC phải có quy hoạch khu TĐC chi tiết, quy định về đền bù, bồi thường hợp lý, dân chủ, công bằng, hệ thống kết cấu hạ tầng phải đảm bảo cho nông hộ ổn định phát triển sản xuất.

Và cuối cùng là các bộ, ngành phải phối hợp chặt chẽ, trách nhiệm rõ ràng; giữa các ban, ngành, các cấp thông suốt, đúng quy định của pháp luật là điều kiện quan trọng quyết định sự thành công của dự án.

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Khái quát đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Quỳnh Nhai là huyện nghèo của tỉnh Sơn La. Cách thành phố Sơn La 65 km về phía Tây Bắc, có diện tích tự nhiên là: 105.600 ha, bao gồm 11 xã, mật độ dân số 59 người/km2.

Toạ độ địa lý: 21053’- 22003’ vĩ độ Bắc.

103048’ - 103082’ kinh độ Đông.

Phía Bắc giáp huyện Sìn Hồ, huyện Tân Uyên - tỉnh Lai Châu;

Phía Đông giáp huyện Mường La; huyện Than Uyên - tỉnh Lai Châu; Phía Tây giáp huyện Tuần Giáo - tỉnh Điện Biên;

Phía Nam giáp huyện Thuận Châu.

Huyện Quỳnh Nhai có hệ thống giao thông (Quốc lộ 279 và Quốc lộ 6B) đã và

đang được hoàn thiện tạo điều kiện thuận lợi để trao đổi hàng hóa, trao đổi thông tin kỹ thuật, tiếp thu các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến và khả năng thu hút vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh.

2.1.1.2. Địa hình

- Quỳnh Nhai có 3 dãy núi chính chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam gần như song song với vùng lòng hồ thuỷ điện Sơn La, xen giữa các dãy núi và những đồi bát úp. Các sườn núi thấp dần về phía lòng hồ thuỷ điện Sơn La, tạo nên 3 vùng rõ rệt.

- Vùng cao gồm 2 xã Mường Giôn và Chiềng Khay có độ cao trung bình 800 - 900 m so với mặt nước biển, có đỉnh núi cao nhất là Khau Pùm cao 1.823 m.

- Vùng dọc lòng hồ gồm 6 xã: Cà Nàng, Mường Chiên, Pá Ma Pha Khinh, Chiềng Ơn, Mường Giàng và xã Chiềng Bằng có độ cao trung bình 300 - 400 m so với mực nước biển.

- Vùng đồi thấp gồm 3 xã: Chiềng Khoang, Mường Sại và Nậm Ét có độ cao trung bình 400 - 500 m so với mặt nước biển

- Địa hình Quỳnh Nhai nhìn chung phức tạp chia cắt mạnh bởi những con suối, chủ yếu là diện tích có độ dốc từ 25 trở lên chiếm 88,0%.

Do địa hình phức tạp đã ảnh hưởng không nhỏ đến tổ chức sản xuất, xây dựng phát triển kinh tế - xã hội của đồng bào các dân tộc trong huyện, gây nhiều khó khăn trong việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và sản xuất nông - lâm nghiệp. Đây là một áp lực lớn đối với công tác quản lý, sử dụng đất đai nói chung và công tác bố trí tái định cư cho nhân dân trong huyện.

2.1.1.3. Khí hậu

Khí hậu Quỳnh Nhai mang đặc điểm chung của khí hậu vùng Tây Bắc, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều; mùa đông khô lạnh, ít mưa. Khí hậu của huyện có đặc trưng chia làm 2 tiểu vùng:

- - Lượng mưa bình quân 1.718 mm/năm, mưa chủ yếu vào tháng 7,8,9 chiếm 85 % lượng mưa cả năm. Độ ẩm trung bình 85%, độ ẩm bình quân 78%.

- Nhìn chung trong những năm gần đây nhiệt độ có xu hướng tăng, độ ẩm giảm so với những năm trước đây, khí hậu vẫn thuận lợi cho sản xuất nhất là sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên có những bất lợi cần khắc phục, như xảy ra hạn hán, nắng nóng kéo dài, thỉnh thoảng có dông, mưa đá, sạt lở đất, gây không ít khó khăn cho sản xuất và đời sống.

2.1.1.4. Thủy văn

Hiện nay, trên địa bàn huyện có 15,3 nghìn ha diện tích mặt nước lòng hồ thủy điện Sơn La trải dài trên 6/11 xã, là nguồn nước chủ đạo cho sản xuất và sinh hoạt. Ngoài ra Quỳnh Nhai còn có hệ thống suối dày đặc thuộc lưu vực lòng hồ như: Suối Cà Nàng, Suối Mường Chiên, Suối Pắc Ma, Suối Nậm Giôn,... với tổng chiều dài

khoảng trên 200 km và nhiều con suối nhỏ khác, mật độ suối khoảng 0,19 km/km2.

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

2.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Quỳnh Nhai

Qua số liệu thống kê đất đai tổng diện tích tự nhiên của huyện Quỳnh Nhai là 105.600 ha. Trong đó nhóm đất nông nghiệp 63.879,51 ha chiếm 60,49%; đất phi nông nghiệp 12.800,96 ha chiếm 12,12%; đất chưa sử dụng 28.919,53 ha chiếm 27,39% tổng diện tích tự nhiên của huyện Quỳnh Nhai.

2.1.2.2. Tình hình dân số và lao động

Huyện Quỳnh Nhai có 7 dân tộc chính sinh sống, trong đó dân tộc Thái chiếm 80,0%; Dân tộc Kinh chiếm 4,6%; Dân tộc Khơ Mú chiếm 2,7%; Dân tộc Mông chiếm 4,10%; Dân tộc Kháng chiếm 4,2%; Dân tộc La Ha và dân tộc Dao chiếm 4,4%.

Dân số toàn huyện là 63.100 người với 100% dân số sống ở vùng nông thôn.

Mật độ dân số thấp và tương đối đồng đều. Năm 2015, mật độ dân số là 59 người/km2.

Tốc độ gia tăng dân số ở mức trung bình, năm 2015 đạt 1,32%.

Quỳnh Nhai có lực lượng lao động dồi dào, dân số trong độ tuổi lao động là 36.081 người, trong đó lao động làm việc trong nền kinh tế quốc dân là 27.421 người, hoàn toàn là lao động nông thôn. Số lao động làm việc trong nền kinh tế quốc dân, chiếm 76,0% số lao động trong độ tuổi lao động có khả năng lao động. Cơ cấu lao động vẫn chưa có nhiều chuyển biến, năm 2015, lao động làm việc trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp là 20.969 người, chiếm 76,47% tổng số lao động làm việc trong nền kinh tế quốc dân. Tỷ lệ lao động làm việc trong khối ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ vẫn còn thấp, năm 2015 có 6.452 người, chiếm 23,53% số lao động làm việc trong nền kinh tế quốc dân. Chất lượng lao động qua đào tạo không cao, năm 2015 đạt 22,0%. các nghề thuộc khối ngành công nghiệp - dịch vụ ngày một phát triển, cần có các giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng lao động, thay đổi cơ cấu lao động theo hướng tăng lao động các ngành công nghiệp - dịch vụ và làm tốt công tác thu hút lao động.

2.1.2.3. Mức sống của hộ tái định cư

Sau khi bố trí, sắp xếp tái định cư, đời sống của các hộc TĐC đã từng bước ổn định; nhân dân tại nơi ở mới do được đầu tư đầy đủ, đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ tốt nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của người dân. Các hộ tái định cư thủy điện Sơn La chỉ di chuyển không mất đất sản xuất, về cơ bản ổn định đời sống sản xuất. Các hộ tái định cư thủy điện Sơn La phải di chuyển bị mất đất sản xuất, đời sống và sản xuất gặp một số khó khăn do thiếu đất và nước để sản xuất lúa nước, chất lượng đất kém.

Thu nhập bình quân đầu người của người dân tái định cư năm 2016 là 10,5 triệu đồng/người/năm, tăng 4,88 lần so với năm 2005 là thời điểm trước khi di chuyển tái

định cư (2,15 triệu đồng/người/năm). Nhiều hộ gia đình đã mua sắm được các tiện nghi đắt tiền như xe máy, ti vi, nồi cơm điện…

2.1.2.4. Tình hình kinh tế - xã hội huyện Quỳnh Nhai

Là một huyện vùng cao còn nhiều khó khăn nhưng với tinh thần đoàn kết, quyết tâm vượt lên để phát triển kinh tế - xã hội, Quỳnh Nhai đã nỗ lực vươn lên thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế hộ nông dân vùng tái định cư thuộc dự án di dân tái định cư thủy điện sơn la tại huyện quỳnh nhai tỉnh sơn la​ (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)