TT Chỉ tiêu Đơn vị Phân theo nhóm hộ
Khá Trung bình Nghèo 1 Xe máy Cái 1,29 0,86 0,75 2 Xe đạp Cái 0,86 0,75 0,65 3 Bếp gas Cái 0,43 0,07 4 Tivi Cái 1,14 1,04 1,00 5 Tủ lạnh Cái 0,29 0,14
6 Nồi cơm điện Cái 1,00 0,61 0,42
7 Điện thoại di động Cái 2,29 1,86 1,40
8 Giường Cái 2,14 2,25 2,13
Khu tái định cư 100% số hộ có ti vi, có hộ khi về tái định cư mang ti vi theo nhưng bán đi cho hộ sở tại để mua ti vi mới, hộ 2 ti vi do con trai đi lấy vợ do bố mẹ vợ tặng…
Xe máy, điện thoại di động, tủ gỗ, nồi cơm điện các loại chiếm tỷ lệ rất lớn, và một số hộ đã trang bị bếp ga, tủ lạnh. Thường các tài sản bằng đồ gỗ mang từ quê cũ về, riêng tủ đứng gỗ ép nhiều hộ sắm khi về quê mới từ 1- 1,5 triệu đồng/cái và một số bộ bàn ghế, giường được hộ sắm tại nơi tái định cư.
Nếu đánh giá vào tiện nghi sinh hoạt, thì tài sản của hộ không nhỏ, nhưng thực chất những tài sản này hộ khi về nơi tái định cư mới mua sắm. Nguồn tài chính chủ yếu từ đền bù, hỗ trợ tái định cư, hộ cũng có nguồn thu khi chuẩn bị dời quê cũ bán trâu, bò và khung nhà ở quê cũ, trong khi về nơi ở mới được Nhà nước hỗ trợ lương thực 2 năm.
3.2.4. Đánh giá của nông hộ tái định cư
3.2.4.1. Về chính sách tái định cư
Dự án Thủy điện Sơn La là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước là cơ hội cho huyện và đồng bào các dân tộc có điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật - xã hội, sắp xếp dân cư, tạo nơi ở mới cho nhân dân từng bước ổn định và dần tốt hơn nơi ở cũ, góp phần phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Do đó, chính sách tái định cư thủy điện Sơn La luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, sự tích cực, nỗ lực vào cuộc ngay từ đầu của cả hệ thống chính trị trên địa bàn huyện.
Nhà ở và công trình phụ, công trình công cộng được xây dựng để đón dân tái định cư, hầu hết các hộ đánh giá tốt về nhà ở và có mái trường cho con em họ được học tập, không phải đi học ở xa, được sử dụng nước sạch mà không phải dùng nước “mó” như trên quê cũ.
Trong công tác đền bù tái định cư, hộ dân tái định tại huyện Quỳnh Nhai được thực hiện sau Luật đất đai 2003 và Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, Luật đất đai 2013 và Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất... các văn bản chính sách riêng cho dự án di dân, tái định cư thuỷ điện Sơn La như Quyết định số 459/QĐ-TTg ngày
12 tháng 5 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về bồi thường di dân, tái định cư Dự án thuỷ điện Sơn La, Quyết định số 02/2007/QĐ-TTg ngày 9 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Dự án thủy điện Sơn La... và nhiều văn bản khác được cụ thể hoá của Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La dựa trên những chính sách, văn bản của Đảng và Nhà nước.
Chính sách di dân, tái định cư được thực hiện theo văn bản riêng trong dự án di dân, tái định cư thuỷ điện Sơn La. Đất đai: Đất ở được Nhà nước đền bù bằng hình thức cấp đất theo quy hoạch tại khu tái định cư mới và đất sản xuất nông, lâm nghiệp được Nhà nước đền bù bằng hình thức cấp đất sản xuất tại nơi tái định cư theo quy hoạch, được hỗ trợ đầu tư khai hoang, cải tạo, phục hồi và phát triển sản xuất... Riêng ruộng nước, ao cá được đền bù theo đơn giá do Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành tại thời điểm đền bù áp dụng cho tái định cư tại huyện Quỳnh Nhai, và để được đền bù là đất phải có giấy chứng nhận cấp quyền sử dụng đất hợp pháp.
Trong quá trình thực hiện tái định cư có những chính sách khác và bổ sung như Quyết định 06/2007/QĐ-UBND ngày 22 tháng 6 năm 2007 của UBND tỉnh Sơn La về việc ban hành Quy định cụ thể hóa một số điều về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Dự án Thủy điện Sơn La ban hành kèm theo Quyết định số 02/2007/QĐ-TTg ngày 9/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ áp dụng trên địa bàn tỉnh Sơn La; Quyết định của UBND tỉnh Sơn La số 27/2014/QĐ-UBND ngày 14 tháng 10 năm 2014 về việc ban hành quy định chi tiết một số nội dung về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Sơn La, và số 13/2015/QĐ-UBND ngày 12 tháng 8 năm 2015 về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 27/2014/QĐ-UBND... Theo đó, các hộ dân tái định cư được hỗ trợ xây dựng nhà ở, công trình phụ, vật kiến trúc kèm theo nhà ở tại điểm tái định cư; hỗ trợ tiền thuê nhà nếu khi di chuyển đến điểm tái định cư nhưng chưa có đất ở tại điểm tái định cư để giao. Ngoài ra, các hộ dân tái định cư trên địa bàn huyện còn nhận được các khoản hỗ trợ khác gồm: hỗ trợ di chuyển; hỗ trợ đời sống; hỗ trợ sản xuất xuất và thưởng tiến độ giải phóng mặt bằng.
Để giúp các hộ khu tái định cư thoát nghèo, huyện Quỳnh Nhai đã có nhiều chính sách như hỗ trợ gạo cứu đói với mỗi khẩu 20kg/người/tháng trong vòng 2 năm, đưa các loại giống cây trồng mới như lạc, ngô lai, đậu tương cho năng suất khá cao.
Ngoài ra, lãnh đạo địa phương cũng đã đưa vào thí điểm một số mô hình sản xuất như cây cà phê, chuối tiêu hồng...
Trong khi đó các hộ dân thường có sự so sánh với các hộ di dân, tái định cư tiến hành sau, mà giá trị của đồng tiền tại thời điểm cũng khác nhau. Khi được tiền đền bù, hỗ trợ các hộ cũng chi tiêu, mua sắm nhiều trong những năm đầu, anh em trong dòng họ ở lại quê cũ nhiều hộ chưa có xe máy, ti vi. Bên cạnh đó một số hộ thường hiểu Nhà nước “cho không” đã tạo lên tư tưởng cho rằng dự án tái định cư làm sai chính sách sai quan điểm của Đảng và Nhà nước.
Đây cũng là bài học trong chính sách tuyên truyền tư tưởng, ngay từ khi chuẩn bị di dân, tái định cư, đến khi thực hiện có sự thống nhất, nếu chính sách có thay đổi, bổ sung thì giải thích cho dân biết. Đặc biệt cán bộ không có những lời hứa gì với người dân tái định cư khi mà chưa biết rõ chính sách. Phải làm rõ cho dân hiểu và biết các khoản hỗ trợ của Nhà nước, tránh hiểu lầm là Nhà nước “cho không”.
3.2.4.2. Về sự thay đổi trước và sau tái định cư
Sự thay đổi trước và sau tái định cư, với mục tiêu sau tái định cư từng bước thay đổi cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cuộc sống vật chất, tinh thần ngày càng tốt hơn nơi ở cũ, nhân dân di chuyển đến nơi tái định cư mới và nhân dân nơi đón đều phải có cuộc sống tốt hơn so với trước và cùng lợi từ đầu tư phát triển sản xuất, cơ sở hạ tầng... Để đánh giá tái định cư về cuộc sống vật chất, tinh thần thì càng phải có thời gian dài, khu tái định cư huyện Quỳnh Nhai, hộ đến đầu tiên cuối năm 2003, được 4 năm (2004-2007) với thời gian này chưa phải là dài.
Sản xuất nông nghiệp hộ về nơi ở mới phải thay đổi thói quen canh tác và chăn nuôi. Từ sản xuất phát nương tự do ở một số bản cũ, hộ không làm nương này làm nương khác (hộ về TĐC ở Mường Báng, Huổi Só). Chăn nuôi trâu, bò, lợn, dê theo phương thức thả rong, mà không nuôi nhốt.
Quê cũ trồng lúa nương, lúa nước (có bản không có lúa nước), ngô, đậu tương, sắn, xoài, mít... trồng và quản lý rừng, nhưng các hộ về nơi ở mới trồng lúa nương, lúa nước (Mường Báng trên quê cũ không có lúa nước về quê mới một số hộ cải tạo để có ruộng lúa nước), ngô, sắn và không quản lý rừng (trừ Mường Báng). Chuyển về nơi mới hộ đã sử dụng phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật, đưa thuốc diệt cỏ vào làm
giảm công lao động như bản Mường Báng, Huổi Só... mà trước kia họ không bao giờ sử dụng.
Chăn nuôi ở quê cũ chủ yếu nuôi trâu nhưng về quê mới hộ tập trung nuôi bò nhiều, quê cũ và mới đều nuôi lợn đen, dê và gia cầm nhưng về nơi TĐC hộ nuôi lợn đen, dê và gia cầm ít hơn, và nuôi trồng thủy sản, đánh bắt về nơi mới đối với hộ hầu như không có.
Về nơi ở mới tiện nghi sinh hoạt của hộ tăng lên, máy móc đã đưa vào sản xuất, cơ sở hạ tầng được nâng cao, trước không có đường nhựa và có bản cũng có không điện, gia đình muốn đi chủ yếu đi bộ, nhà văn hóa thôn bản các hộ đóng góp từng vật liệu để xây dựng, ti vi ít hộ có, xem ti vi phải phụ thuộc vào đài phát của huyện Quỳnh Nhai. Trong khi nơi ở mới 100 % số hộ có ti vi, nhiều hộ sử dụng đầu chảo thu truyền hình để thu tiếp sóng được nhiều kênh.
Giáo dục, y tế khó khăn, có bản phải đi học ở xa, học sinh thôi học nhiều, tiếp cận các vấn đề xã hội ít hơn. Nay tiếp cận giáo dục, y tế, các vấn đề xã hội thuận lợi hơn, và rất ít hộ còn duy trì dệt vải thay vào đó đi mua vải dân tộc về khâu, thêu, mua quần áo trên thị trường may sẵn nhiều hơn, quần áo bán rong đến tận bản...
Thói quen có sự thay đổi khi tiếp cận với văn hoá- xã hội và thị trường nhiều hơn, chịu sự tác động cách sống và thời gian làm việc của dân sở tại trong ngày.
Phong tục tập quán có những thay đổi, cưới xin giảm thủ tục, cưới xin trước phải ba lần nay có hộ chỉ tập trung một lần, trước khi về nhà chồng cô dâu và chú rể lạy bố mẹ vợ ít hơn và khi về bố mẹ vợ tặng đôi vợ chồng mới xe máy hoặc ti vi, thủ tục ở rể gần như bỏ. Lễ cơm mới, mừng tra lúa nương giảm ở nhiều bản (Tủa Thàng vẫn duy trì).
Phong tục trong bữa rượu trước khi vào bữa có “chén sơ” (2 chén rượu để trong mâm cạnh nhau), nó có ý nghĩa khi ăn uống nhớ đến ông bà tổ tiên hay để dành cho những người đã mất, bố mẹ, ông bà, tổ tiên, khi kết thúc bữa rượu dành cho 2 người quan trọng nhất hoặc chia đều 2 chén lộc cho mọi người uống; và trước khi uống chén rượu đầu tiên trong bữa rượu thường đổ 1 ít xuống gầm sàn nhà, người dân tái định cư thì đổ ít ra mâm, để nhớ đến thổ công, thổ địa. Do tiếp cận kinh tế thị trường dễ hơn, văn hóa xã hội thuận lợi, nhà sàn được xây dựng bê tông... nên thực hiện phong tục
Do đó, cho thấy sự thay đổi trước và sau tái định cư lớn, sau tái định cư phương tiện sinh hoạt nhiều hơn, đất đai sản xuất của hộ giảm, các cơ sở hạ tầng nâng cao, có hệ thống nước, điện tới tận hộ, đời sống của hộ tuy còn gặp khó khăn nhưng đang dần dần cải thiện... phong tục tập quán từ sinh hoạt tới sản xuất có thay đổi, do điều kiện sản xuất khác nhau giữa quê cũ và quê mới, yếu tố thị trường, sống gần với các dân tộc khác, văn hóa xã hội xung quanh tác động tới hộ.
3.2.5. Mối quan hệ giữa hộ tái định cư và hộ sở tại
Ở bản tập trung hay xen ghép thì các hộ tái đinh cư đã xây dựng mối quan hệ với dân sở tại (vốn xã hội), đã có sự học tập trong sản xuất, trao đổi kinh nghiệm, mượn máy móc, công cụ sản xuất của nhau, trao đổi tư liệu sản xuất (thóc giống)...
Trong quan hệ mua bán, cho vay vốn chiếm 100% ở tất cả loại hộ. Hộ bán các sản phẩm nông sản, mua hàng tiêu dùng, lương thực, thức ăn kể cả rau, cà chua, mắm muối... nhưng hộ cũng đi vay vốn vật chất như giống ngô lai, phân bón qua hình thức mua chịu đến khi bán ngô trả nợ, cũng có hộ vay tiền để chi tiêu, sử dụng vào những việc hộ cho là cần thiết.
Các mối quan hệ khác hộ TĐC có mối quan hệ với hộ sở tại với tỷ lệ ít hơn, hộ TĐC không đi thuê lao động mà chỉ đi làm thuê cho hộ sở tại, hộ càng có trình độ cao thì càng có mối quan hệ với hộ sở tại nhiều hơn, tốt hơn so với hộ có trình độ giáo dục phổ thông thấp, hộ không biết chữ có quan hệ với hộ sở tại kém nhất.
Hộ TĐC và hộ sở tại học hỏi trong quá trình sản xuất, chăm sóc sức khỏe, cho nhau giống cây trồng, đổi hoặc mua bán giống... có một số hoạt động giao lưu văn hóa - văn nghệ giữa các thôn bản với nhau. Mỗi quan hệ này đã tạo nên tính đoàn kết, giúp đỡ nhau trong sản xuất.
Tóm lại mối quan hệ dựa trên mua bán, vay vốn là chủ yếu ở tất cả các hộ nhưng những mối quan hệ mượn các công cụ lao động sản xuất, học hỏi kinh nghiệm sản xuất, mua và mượn đất đai tập trung lớn vào các chủ hộ có trình độ dân trí cao trong bản, am hiểu xã hội.
3.2.6. Mong muốn của hộ tái định cư sau khi chuyển đến nơi ở mới
Việc bố trí tái định cư đã giúp cho đời sống của các hộ dân tái định cư thay đổi đáng kể. Đến nơi ở mới, giao thông đường nhựa băng băng, điện thắp sáng đến từng
hộ gia đình, trường học, y tế cũng thuận tiện. Hạ tầng kỹ thuật thuận tiện trong sinh hoạt; 100% hộ dân có nhà ở kiên cố, sử dụng điện lưới và nước sinh hoạt hợp vệ sinh; số tài sản có giá trị cũng tăng lên. Tuy nhiên, đất sản xuất nông nghiệp đã giảm đáng kể làm cho đời sống của nhiều hộ gia đình khó khăn, thu nhập giảm sút.Qua kết quả tổng hợp từ 90 phiếu điều tra nông hộ, các hộ tái định cư đều có những mong muốn được nhà nước giúp đỡ, hỗ trợ về các mặt sau:
- Hộ tái định cư trước kia sử dụng nhiều đất nương và đất nương khai hoang, có bản không làm nương này làm nương khác, về quê mới tái định cư hạn chế về đất đai, nên các hộ có mong muốn lớn nhất đề nghị nhà nước đầu tư hỗ trợ cho bà con về đất để có tư liệu sản xuất.
- Việc sản xuất lúa một vụ của người dân khu tái định cư cũng không thuận lợi mà phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết. Khi trời nắng, nhiều ngày không mưa thì những cánh đồng chỉ còn trơ đất với màu vàng của lúa do bị cháy khô. Không chỉ thiếu nước sản xuất, nhiều nông hộ còn không có nước để sinh hoạt. Hệ thống đường ống dẫn nước sạch bị hỏng từ lâu chưa sửa chữa, mỗi hộ gia đình đều phải xây bể chứa nước, dùng đường ống dẫn nước mưa từ mái nhà. Những cái bể quá nhỏ so với nhu cầu sử dụng từ tắm giặt đến ăn uống nên chỉ đủ phục vụ cho gia đình được vài ngày. Hàng ngày, người dân phải xách can, xách xô ra trung tâm xã chở nước về để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt. Họ chỉ còn biết trông trời mưa để có nước sinh hoạt và sản xuất. Do đó, mong muốn của các nông hộ ở đây là được nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng công