Phương Đông (OCB) - Chi nhánh Pleiku 2.4.1. Những kết quả đạt được
Trong công tác huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng cũng đã có những thành công đáng khích lệ, đáp ứng được phần lớn nhu cầu về vốn của nền kinh tế cũng như hoàn thành cơ bản các chương trình mục tiêu và giải pháp mà OCB - CN Pleiku. Căn cứ vào các chỉ tiêu ở chương 1 đánh giá kết quả cụ thể là:
- Về cơ cấu nguồn vốn: dần đi vào ổn định, có sự thay đổi hợp lý về thời gian. Nguồn vốn trung và dài hạn tăng lên tạo điều kiệíi thuận lợi cho ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế. Nguồn vốn huy động từ dân cư luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng. Nguồn vốn này chiếm tỷ trọng bình quân gần 50% tổng nguồn vốn huy động. Điều này chứng tỏ Ngân hàng đã đi sâu bám sát địa bàn hoạt động và nghiên cứu nhu cầu của khách hàng để từ đó có những biện pháp huy động có hiệu quả. Kỳ hạn của nguồn vốn huy động về cơ bản nguồn vốn huy động của Ngân hàng là nguồn vốn huy động có kỳ hạn. Nguồn huy động có kỳ hạn < 12 tháng vẫn chiếm tỷ trọng bình quân qua các năm trong khoảng 72 đến 80%, tạo cho Ngân hàng có nguồn vốn để cho vay ngắn hạn dồi dào. Ngân hàng còn sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay không hết để cho vay trung và dài hạn. Mặt khác, trong những năm qua nguồn vốn tiền gửi điều hòa của quỹ cơ sở cũng luôn ổn định (Trong khoảng 50 đến 55% tổng nguồn vốn) đây là nguồn vốn điều hòa giá rẻ nên chi phí huy động được giảm đáng kể và OCB được chủ động cao về nguồn vốn huy động .
- Về Chi phí trả lãi thực tế và lãi suất bình quân đầu vào: lãi suất huy động bình quân đầu vào giảm liên tục qua các năm. Chi phí huy động vốn tiền gửi giảm liên tục qua các năm sẽ làm giảm chi phí hoạt động, tuy nhiên chi phí huy động vốn giảm cũng là điều dễ hiểu vì nguồn vốn huy động của ngân hàng cũng liên tục tăng từ năm 2019 đến năm 2021 có tỷ trọng khá cao của, vốn điều hòa. Chi phí trả lãi thực tế và lãi suất bình quân đầu vào thấp sẽ đem lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng hơn.
- Về tính cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn: Ngày càng hợp lý hơn, huy động vốn ngắn hạn đảm bảo đủ cho vay ngắn hạn, điều này cho thấy dư nợ cho vay ngắn hạn vẫn an toàn, đảm bảo phù hợp với mức huy động vốn ngắn hạn. Việc duy trì hợp lý nguồn vốn huy động ngắn hạn và cho vay ngắn hạn sẽ không tạo ra áp lực về thanh khoản cho OCB - Pleiku. Như vậy, trong giai đoạn 2019-2021 OCB - Pleiku đã đạt được những kết quả khả quan trong việc tăng cường huy động vốn tiền gửi, ổn định các nguồn vốn, chênh lệch thu chi giữa sử dụng vốn và huy động vốn dương chứng tỏ hoạt động huy động vốn tại OCB - Pleiku.
- Nguyên nhân đạt được kết quả trên là do OCB - Pleiku đã áp dụng đồng bộ các chính sách ưu đãi, chính sách đa dạng hóa sản phấm và dịch vụ, chính sách giá cả linh hoạt và các biện pháp tổ chức kỹ thuật, bảo mật thông tin cho khách hàng. Chiến lược khách hàng mà ngân hàng thực hiện là phù hợp với thực tiễn hoạt động đặc thù và tình hình kinh tế trong nước nói riêng cũng nhự tình hình kinh tế thế giới nói chung, ngân hàng, cũng không ngừng nâng cao chất lượng cung ứng, đào tạo đội ngũ cán bộ với trình độ chuyên môn, khả năng giao tiếp ngày càng nâng lên, có thái độ phục vụ hòa nhã, thân thiện và chu đáo.
2.4.2. Hạn chế
- Sản phẩm huy động vốn vẫn chưa thật đa dạng: tuy đã được bổ sung song so với các ngân hàng khác vẫn chưa đa dạng bằng. Như phát hành trái phiếu là một hình thức huy động vốn trung và dài hạn rất hiệu quả, nhưng đến nay ngân hàng vẫn chưa thể tận dụng được phương thức huy động này. Các phương thức trả lãi cũng chưa đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của khách hàng gửi tiền.
- Cơ cấu vốn của ngân hàng chưa hợp lý: Tỷ lệ vốn huy động từ dân cư quá thấp so với tỷ lệ vốn huy động từ tổ chức kinh tế và doanh nghiệp. Trong khi tiền
gửi từ dân cư có tính chất ổn định và lâu dài hơn, có thể giúp giảm rủi ro trong hoạt động tín dụng cho ngân hàng. Nguyên nhân của tình trạng này có lẽ do sự cạnh tranh gay gắt trong huy động tiền gửi dân cư của các ngân hàng khác, các hình thức huy động chưa đa dạng và mới lạ nên khó thu hút người dân; ngân hàng cũng hơi tập trung vào việc huy động vốn từ các doanh nghiệp. Hiện nay ngân hàng mới chỉ phát hành chứng chỉ tiền gửi và kì phiếu mà chưa phát hành trái phiếu. Đây là một kênh huy động vốn trung và dài hạn rất tốt, nguồn vốn có tính ổn định cao và thu hút được một lượng vốn lớn cho ngân hàng. Ngân hàng cần nghiên cứu và sớm đưa ra phương án phát hành trong thời gian tới.
- Ngân hàng chưa có chiến lược khách hàng rõ ràng: cũng như vạch ra biện pháp tăng cường huy động vốn cụ thể trong tình hình mới (cạnh tranh huy động vốn gay gắt) vì thế lượng vốn huy động trong năm 2017 không tăng mạnh như năm 2016. Sự chậm lại này cho thấy ngân hàng cần phải tích cực cải thiện tình hình huy động vốn hơn để đẩy nhanh tốc độ tăng vốn huy động, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng.
- Hoạt động tiếp thị chưa được quan tâm thực hiện: Mỗi một đợt huy động vốn được triển khai thì chủ yếu lượng khách hàng cũ, truyền thống của ngân hàng tham gia phần lớn, nhiều khách hàng mới, tiềm năng không hề biết đến. Nguyên nhân của việc này là do thông tin về sản phẩm, dịch vụ mới chưa được truyền tải rộng rãi đến họ.
- Lãi suất tiền gửi chưa thực sự hấp dẫn: chưa linh hoạt và OCB chủ trương áp dụng lãi suất thỏa thuận với từng khách hàng. Tùy thuộc vào mức độ thân thiết giữa ngân hàng và khách hàng mà lãi suất áp dụng cho khoản tiền gửi là khác nhau. Bên cạnh đó lãi suất còn được điều chỉnh theo xu hương của thị trường. Tuy nhiên mức lãi suất mà ngân hàng đưa ra chưa thực sự hấp dẫn so với các ngân hàng thương mại cổ phần khác.
- Các dịch vụ và tiện ích đì kèm vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về tính tiện dụng và nhanh chóng. Như hệ thống ATM tính đến cuối năm 2017 vẫn chưa được triển khai, đây là một bất lợi của OCB so với các ngân hàng khác trong xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt hiện nay.
- Chưa thực sự có biện pháp và kế hoạch triển khai hữu hiệu thu hút khách hàng có tiền gửi tiềm năng. Điều này đòi hỏi ngân hàng phải nhanh chóng hoàn thiện và triển khai chính sách về khách hàng, chính sách khuyếch trương giao tiếp để hoạt động huy động vốn đạt được kết quả cao hơn.
2.4.3. Nguyên nhân
Nguyên nhân khách quan
Môi trường kinh tế thiếu ổn định: năm 2019, 2020 tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động trực tiếp đến nền kinh tế trong nước, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của Ngân hàng. Cuộc khủng hoảng đã tác động sâu sắc tới đời sống của nhân dân cũng như hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn: kinh tế tăng trưởng không ổn định, khó dự đoán nên khách hàng có xu hướng giảm đầu tư để tránh thua lỗ, do đó việc tìm kiếm khách hàng mới đủ điều kiện cho vay gặp rất nhiều khó khăn.
Tỷ giá: việc tỷ giá thay đổi trái chiều trong năm 2019 và 2020 làm cơ cấu huy động về nội - ngoại tệ thay đổi bất thường, làm ảnh hưởng đến việc tính toán và mở rộng các hoạt động về ngoại tệ của Ngân hàng.
Lãi suất: diễn biến lãi suất trong các năm qua khá căng thẳng. Lãi suất tiền gửi tăng nhanh và Ngân hàng phải cạnh tranh với các Ngân hàng trên cùng : địa bàn nên chi phí huy động vốn tăng cao (chi phí trả lãi, chi phí quảng cáo, khuyến mại...). Trong khi chi phí huy động vốn tăng mạnh thì hoạt động sử dụng vốn lại gặp nhiều khó khăn, do đó ảnh hưởng rất lớn tới kết quả kinh doanh của Ngân hàng. Đối thủ cạnh tranh: tuy địa bàn hoạt động không lớn nhưng mặt độ các Ngân hàng trên địa bàn là rất lớn, Ngân hàng phải chịu sức ép cạnh tranh gay gắt của các Ngân hàng khác về cả lãi suất, sản phẩm và các tiện ích dịch vụ kèm theo.
Môi trường xã hội: địa bàn mà Ngân hàng hoạt động tuy có dân cư tập trung khá đông nhưng chủ yếu là các hộ nồng dân, thu nhập không cao nên khó mở rộng quy mô huy động vốn cũng như sử dụng vốn. Hơn nữa, tâm lý và thói quen của khách hàng vẫn là sử dụng tiền mặt nhiều nên Ngân hàng gặp khó khăn trong việc thu hút nguồn vốn sử dụng cho thanh toán với chi phí rẻ.
Nguyên nhân chủ quan
Nguyên nhân đầu tiên gây ra những khó khăn trong công tác huy động vốn trung và dài hạn của ngân hàng là sự cạnh tranh giữa các ngân hàng, các tổ chức tài chính khác, các công ty bảo hiểm, tiết kiệm bưu điện...càng trở nên gay gắt Ngoài ra, trong xu thế hội nhập, ngân hàng còn phải cạnh tranh với các ngần hàng nước ngoài với tiềm lực tài chính và công nghệ hiện đại.
Nền kinh tế nước ta chưa ổn định, tỷ lệ lạm phát trong thời gian qua còn ở mức cao làm giảm lãi suất thực mà người dân nhận được, từ đó ảnh hưởng đến tâm lý người gửi tiền.
Về phía bản thân ngân hàng, nghiệp vụ Marketing của ngân hàng tiến hành chưa đạt hiệu quả cao. Các hình thức quảng cáo tim hiều tâm lý; nhu cầu của khách hàng chưa được chú trọng. Quy trình giao dịch ở một s,ố khâu vẫn còn rườm rà, gây tâm lý không thoải mái cho khách hàng.
Các hình thức huy động vốn chưa thật sự đa dạng, hầu hết còn mang tính truyền thống. Chất lượng dịch vụ trong hoạt động huỵ động vốn chưa đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Sự phát triển của thị trường đòi hỏi các ngân hàng phải cung cấp một danh mục đa dạng các dịch vụ liên quan. Đồng thời phải có sự tư vấn cặn kẽ các tiện ích dịch vụ cho khách hàng.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG ĐÔNG (OCB) – CHI
NHÁNH PLEIKU