2.1. Đặc điểm và nhiệm vụ chủ yếu của chính sách khoa học nghệ Mỹ 20
2.1.2. Giai đoạn những năm 1990 22
Đây là giai đoạn của chính quyền Clinton. Bước vào những năm 1990 những thay đổi quan trọng trong nền kinh tế và chính trị thế giới và trong nước buộc Mỹ phải điều chỉnh lại một cách cơ bản chính sách KHCN.
Liên Xô sụp đổ, chiến tranh lạnh tan rã, Mỹ không có đối thủ chạy đua vũ
trang.
Chương trình cải cách kinh tế của Reagan được thực hiện và đạt được thành tựu nhất định trong những năm 1980 nhưng nền kinh tế lại nhanh chóng rơi vào suy thoái đầu những năm 1990, khả năng cạnh tranh suy yếu của các ngành công nghiệp lại nổi lên gay gắt. Chính quyền Clinton nhận định [31] chính sách KHCN truyền thống chỉ là chiến lược thích hợp cho thế hệ trước chứ không đối phó được với những thách thức mới. Cần phải thay thế chính sách này theo hướng tạo ra những công nghệ mới cần thiết cho các doanh nghiệp ngày nay và cho tăng trưởng kinh tế chứ không tập trung chủ yếu vào khoa học cơ bản và phục vụ quân sự, chương trình vũ trụ… Chính phủ chỉđóng vai trò hỗ trợ doanh nghiệp phát triển và thu lợi từ những thay đổi này.
2.1.2.1. Mục tiêu của những chuyển hướng này là:
- Chuyển trọng tâm chiến lược từ công nghệ quân sự sang công nghệ dân dụng tạo dựng khả năng cạnh tranh của công nghiệp Mỹ.
- “Công nghệ lưỡng dụng” được chú trọng nhằm tạo ra được những công nghệ sử dụng cho cả quân sự và dân sự.
- Xây dựng kết cấu hạ tầng cho thế kỷ 21, đặc biệt là kết cấu hạ tầng thông tin.
- Tiếp tục tăng cường vai trò lãnh đạo của Mỹ trong lĩnh vực khoa học cơ
- Thiết lập và tăng cường các hình thái hợp tác giữa chính phủ và các nhà công nghiệp và các hình thái liên kết giữa các nhà công nghiệp trong lĩnh vực thực hiện R&D.
- Tăng ưu đãi thuế và tăng tín dụng cho các hoạt động R&D của các nhà kinh doanh công nghiệp.
- Tăng cường nguồn nhân lực thông qua triển khai tốt hơn các chương trình giáo dục đào tạo và chăm lo sức khoẻ người dân.
2.1.2.2. Phương hướng trọng tâm chủ yếu của chính sách khoa học công nghệ
mới bao gồm:
- Tập trung vào những vấn đề KHCN cấp bách ngắn hạn có tầm quan trọng
đối với việc phục hồi sức mạnh các ngành công nghiệp xương sống của Mỹ
tăng cường khả năng cạnh tranh của nền kinh tế thông qua việc sử dụng các công nghệ tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả, tạo việc làm có thu nhập cao, bảo vệ môi trường.
- Tập trung nghiên cứu để tìm ra những công nghệ mới làm cơ sở cho những ngành kinh tế mũi nhọn, đặc biệt là công nghệ thông tin truyền thông. Công nghệ thông tin truyền thông thuộc loại “công nghệ chủ quyền", có tác dụng cải tạo toàn bộ kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội và an ninh quốc gia, đóng một trong những vai trò quyết định của Mỹ tiến vào kinh tế tri thức và đảm bảo Mỹ cải tạo tiềm lực quân sự và các phương tiện bảo vệ đất nước và tiến hành chiến tranh trong điều kiện mới, khuyến khích phát triển công nghệ
thông tin đi liền với những phương hướng phát triển những ngành công nghệ cao mới, công nghệ sinh học, công nghệ gien, công nghệ y học, công nghệ nâng cao hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, công nghệ vật liệu mới, công nghệ bảo vệ môi trường.
2.1.2.3. Các biện pháp hỗ trợ KHCN cũng được đề ra và thực hiện
Tăng cường khả năng quản lý nhà nước đối với các nguồn ngân sách các cấp dành cho R&D. Chính quyền Clinton đã thiết lập được sự hợp tác có
hiệu quả giữa chính quyền liên bang và chính quyền các bang trong việc tổ
chức các chương trình nghiên cứu và đánh giá lại thường xuyên các chương trình này, kiểm tra các tiêu chí và mục tiêu đã lựa chọn đảm bảo phù hợp với các chương trình công nghệ quốc gia.
Khuyến khích các nhà công nghiệp tư nhân đầu tư vào nghiên cứu ứng dụng, triển khai, bằng cách sử dụng các biện pháp nhằm tăng cường các nguồn lực tài chính của các nhà công nghiệp Mỹ và nước ngoài tại Mỹ đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng, theo những hướng sau:
- Khuyến khích hợp tác giữa các cơ quan nghiên cứu của chính phủ với các nhà công nghiệp tư nhân thông qua chính sách “công nghệ lưỡng dụng”, các quy định nghiên cứu của chính phủ và các nhà công nghiệp phát triển các công nghệ thích dụng cho cả mục đích quân sự và mục đích dân sự. Bộ
quốc phòng được phép kết hợp với các tổ chức tư nhân đầu tư vào công nghệ có thể tăng hiệu quả chi tiêu và đóng góp nhiều hơn cho tăng trưởng kinh tế.
- Khuyến khích hợp tác và tạo điều kiện thuận lợi cho cạnh tranh. Chính phủ
Clinton đề xuất sửa đổi luật chống trust, cho phép lập các liên doanh trong lĩnh vực nghiên cứu. Nó cho phép các công ty hợp tác với nhau và do vậy có điều kiện đầu tư vào những thiết bị chế tạo tinh xảo hơn, sử dụng những lợi thế và bổ sung lẫn nhau, chia sẻ rủi ro và sử dụng nguồn lực chung. - Khuyến khích đầu tư vào công nghệ thông qua các chính sách thuế. Chính
quyền Clinton đã gia hạn luật tín dụng thuế đối với nghiên cứu và thực nghiệm. Theo luật này các doanh nghiệp được hưởng tới 20% tín dụng thuế
cho các đầu tư vào nghiên cứu và thử nghiệm. Luật này được gia hạn đến 2004.
- Khuyến khích thương mại hoá các công nghệ mới.
- Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Chính quyền Mỹ đã thông qua Luật sở hữu trí tuệ, chặt chẽ hơn so với luật châu Âu và Nhật. Các phần thưởng cho những sáng kiến, sản phẩm và dịch vụ đều được xác lập, quyền lợi của những người đầu tiên đưa sản phẩm ra thị trường được bảo vệ.
2.1.2.4. Tiến hành xây dựng kết cấu hạ tầng thông tin bao gồm các yếu tố chủ
yếu sau:
- Triển khai chương trình chế tạo máy tính tốc độ cao; - Xây dựng kết cấu hạ tầng thông tin quốc giao (NII); - Cung cấp vốn để triển khai các dự án mạng thông tin; - Thành lập chính phủđiện tử.
Đây là một trong những biện pháp căn bản để đưa nền kinh tế Mỹ bước sang giai đoạn phát triển mới, đến giai đoạn phát triển kinh tế tri thức và cũng là biện pháp căn bản có tác động đến toàn bộ đời sống kinh tế xã hội, an ninh và quốc phòng Mỹ. Biện pháp này đã căn bản đem lại những thành quả rực rỡ của chính quyền Clinton về kinh tế và tạo điều kiện cho Mỹ đối phó được với những thay đổi cả trong nước và trên trường quốc tế.