Kinh nghiệm của Mỹ trong lĩnh vực sử dụng ngân sách để thựchiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngân sách nhà nước mỹ với việc thực hiện chính sách khoa học công nghệ gợi ý cho việt nam (Trang 96 - 100)

chính sách KHCN Mỹ

3.1.1. V mt quan đim

Nền kinh tế thị trường của Mỹ là nền kinh tế thị trường phát triển cao trong

đó nhà nước là một yếu tố điều khiển của nền kinh tế mặc dù vừa tôn trọng những nguyên tắc thị trường nhưng đồng thời vừa có chủ tâm hạn chế những mặt tiêu cực của nó thể hiện đặc biệt ở sự ủng hộ, khuyến khích cạnh tranh đồng thời hạn chết độc quyền, ngăn chặn độc quyền kìm hãm cạnh tranh (xem luật chống trust và những đạo luật khuyến khích cạnh tranh). Trên cơ sở quan điểm này, nhà nước liên bang Mỹ đã dần dần hình thành nên cả một hệ thống chính sách kinh tế trong đó có chính sách KHCN có bài bản đểảnh hưởng đến các quá trình kinh tế của Mỹ nhằm đảm bảo kinh tế Mỹ tăng trưởng ổn định và phồn vinh, người dân Mỹ có đời sống chất lượng cao, vượt qua được những tình huống khủng hoảng chu kỳ hay đột xuất, lớn và nhỏ, hạn chế được những tác

động xấu của chúng, tiến lên hàng đầu và có địa vị chi phối các nền kinh tế khác,

của các bộ phận cấu thành nền kinh tế, công và tư, ở tất cả các cấp độ khác nhau. Những chính sách điều tiết được vận hành có ý thức tôn trọng các quan hệ thị

trường, không xoá bỏ hay làm thay đổi mà còn dựa vào chúng bổ sung chúng. Ngay cả khi phải làm việc mang tính bao cấp, nhà nước vẫn vận dụng nguyên tắc cạnh tranh chứ không chỉ theo nguyên tắc bao cấp. Việc chi cho nghiên cứu hàn lâm thể hiện rõ điều này. Chính theo quan niệm này, lĩnh vực nghiên cứu khoa học triển khai và khai thác những thành tựu của khoa học trở thành một đối tượng tác động cực kỳ quan trọng của nhà nước. Sựđiều tiết lĩnh vực này không chỉ thực hiện bằng quản lý và kế hoạch hoá tập trung (dĩ nhiên không phải là sự

tập trung kiểu các nước xã hội chủ nghĩa trước đây) mà còn bằng nhiều hình thức khác nhau, có tiến triển, có thích nghi tuỳ theo đối tượng tác động và những vấn để phải giải quyết. Đặc điểm của sự điều tiết này tác giả đã trình bày, phân tích ở các chương trên. Kinh nghiệm của Mỹ trong sự kết hợp tối ưu thị trường và chính sách của nhà nước rất phong phú và vì thế nó đã và đang được nhiều nước nghiên cứu, học tập. Ởđây tác giả sẽ chỉ tập trung vào một số mặt.

3.1.2. V mt thc tin chính sách

Ởđây chỉ xin nêu một số kinh nghiệm trong lĩnh vực chính sách KHCN, trên hai bình diện hoạt động chính sách và hiện thực hoá chính sách qua việc sử dụng ngân sách nhà nước liên bang cho công tác R&D.

Thứ nhất, hoạch định chính sách KHCN là một công việc phức tạp bởi vừa phải cân nhắc những quy luật khách quan của sự phát triển khoa học với tính cách là khoa học (sáng tạo tri thức) ở một số trình độ lịch sử nhất định vừa phải tính đến những yêu cầu của xã hội và trước hết của nhà nước đồng thời với an ninh kinh tế xã hội, an ninh quốc gia, đảm bảo vị trí tiên phong của Mỹ trong đời sống thế giới.

Thứ hai, thu hút đông đảo các nhà khoa học trình độ cao giầu kinh nghiệm thuộc các cơ quan hàn lâm, các trường đại học và các trung tâm nghiên cứu thuộc các cơ quan khác nhau, công và tư, của khu vực kinh doanh tư nhân,

những nhà tư vấn chiến lược cấp cao được thực tế R&D thử thách thuộc các nhánh chính qyền, trước hết là hành pháp và lập pháp.

Thứ ba, thẩm định sự lựa chọn các phương hướng, mục tiêu, các biện pháp thực hiện và các kết quả của hoạt động R&D là cực kỳ quan trọng, là một phương thức đảm bảo khả năng đạt được mục tiêu ít rủi ro nhất. Thẩm định nội bộ không đảm bảo. Tính khách quan của thẩm định không được đảm bảo bằng cách thu hút vào công tác này những người có uy tín trong cộng đồng khoa học, không phải là những người có quan hệ với những người thực hiện công tác R&D và những quan hệ ràng buộc thân quen khác. Thẩm định bên ngoài là bắt buộc.

Thứ tư, tính công khai, dân chủ và sự tự do sáng tạo được đảm bảo và công bố trên báo từ việc lựa chọn các mục tiêu, phương hướng chính sách và các biện pháp thực hiện đến việc thẩm định sự lựa chọn này và các kết quả hoạt động R&D theo chính sách đã định và trên cơ sở thẩm định dự án, chương trình R&D

đã thoả thuận cơ quan nhà nước cấp tài trợ giành quyền tiếp tục hay đình chỉ một dự án.

Thứ năm, quá trình ngân sách không đơn thuần là quá trình xem xét vấn đề

chi tiêu như thế nào ngân sách nhà nước thuần tuý mà là một quá trình tiếp tục rà soát, điều chỉnh và thông qua mọi vấn đề mà chính sách KHCN, cần được phê duyệt đặt ra qua các tài khoá.

Thứ sáu, là công cụ điều tiết, chính sách KHCN phải được vận dụng kết hợp với những chính sách, công cụ điều tiết khác – chính sách ngân sách chung, chính sách thuế, chính sách khấu hao, chính sách đào tạo và đào tạo nguồn nhân lực, chính sách công nghiệp, chính sách đối với kinh doanh nhỏ…

Thứ bảy, Tài trợ cho R&D của nhà nước chủ yếu tập trung vào nghiên cứu triển khai, chế tạo khởi nghiệm và đưa vào ứng dụng thực tiễn thương mại. Trong những lĩnh vực rủi ro cao và có tính khởi động những phát minh mới nhà nước có thể tài trợ cho toàn bộ các quá trình R&D và đưa vào sử dụng thực tiễn,

đặc biệt những lĩnh vực có liên quan đến quân sự và an ninh quốc gia nhưng không nhất thiết chỉ do các cơ quan nghiên cứu và các phòng thí nghiệm quốc gia thực hiện.

Thứ tám, cơ chế tài trợ linh hoạt, các hình thức đa dạng, tài trợ trực tiếp,

đấu thầu, cấp tín dụng áp dụng các biện pháp mở rộng nguồn tài chính cho đầu tư R&D, áp dụng các chếđộ hợp đồng, vừa sử dụng cơ chế cấp phát vừa sử dụng cơ chế thị trường (chọn lựa theo phương pháp cạnh tranh, kể cả những dự án áp dụng có giá cố định hay giá điều chỉnh theo thực tế…)

Thứ chín, thiết lập được hệ thống đổi mới quốc gia (NIS) có tính năng

động và tương tác cao làm cơ sở thực hiện và tăng cường tính hiệu quả của chính sách KHCN và chính sách ngân sách tài trợ cho R&D huy động các nguồn tài chính, nhân lực chất lượng cao, các tài năng KHCN trên phạm vi quốc gia và của nước ngoài.

Tóm lại, sự tài trợ ngân sách nhà nước cho R&D của Mỹ phải dựa vào những mục tiêu, ưu tiên của chính sách KHCN với một hệ thống các cơ quan nghiên cứu dự báo tình hình kinh tế, chính trị, an ninh, đối nội, đối ngoại và tổ

chức hữu quan cao cấp, công và tư tham gia hoạch định hoạt động và tài trợ cho R&D và cả một bộ máy quản lý tài năng, thẩm định các khâu của chính sách có

độ tin cậy cao (nội bộ và bên ngoài – đặc biệt là bên ngoài). Tài trợ cho R&D hàn lâm sáng tạo tri thức và công nghệ chiếm tuyệt đại bộ phận chi cho phát triển KHCN của ngân sách liên bang, còn lại là do các công ty, các trường đại học cao đẳng, các trung tâm nghiên cứu và các tổ chức phi chính phủ và một phần của các cấp chính quyền bang và địa phương. Tất cả các bộ phận khác nhau làm R&D ở khâu này hay khâu khác, trực tiếp hay gián tiếp đều có mối liên hệ

khăng khít trong hệ thống đổi mới nhà nước đã hình thành và hoạt động tốt. Chi cho R&D của ngân sách liên bang được thực hiện dưới các hình thức tài trợ trực tiếp, trao trợ cấp / hỗ trợ, các loại đơn đặt hàng và hợp đồng, đấu giá cạnh tranh công khai hoặc kín, giá cố định hoặc giá điều chỉnh theo thực tế.

Đồng thời có vận dụng cả những hình thức tài trợ gián tiếp: khấu hao nhanh linh hoạt (không chỉ tính đến hao mòn vật thể mà cả hao mòn tinh thần, phi vật thể), khuyến khích thành lập đối tác, hình thành vốn mạo hiểm và các hãng nhỏ làm R&D, tài trợ của nhà nước được cấp phát đều cố gắng đảm bảo cho nhà nước ở

điển hình. Song ở đây có những hạn chế vì những động cơ chính trị của nhà nước, của giới cầm quyền, của chế độ vận động hành lang. Theo kết cấu chi tiêu hàng năm trong nhiều thập kỷ liên tục, những ngành khoa học liên quan đến đảm bảo sinh mệnh người dân được chú ý đặc biệt thường xuyên – chi tiêu nghiên cứu cơ bản cho khoa học về sự sống sau đó là KHCN công trình, các khoa học vật lý, các khoa học môi trường, các khoa học toán và máy tính v.v… Mọi sự

vận dụng các hình thức tài trợ trực tiếp hay gián tiếp theo chính sách ngân sách chi cho R&D được vận dụng như một công cụ điều tiết để hướng sự phát triển của KHCN theo những định hướng chung của chiến lược phát triển quốc gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngân sách nhà nước mỹ với việc thực hiện chính sách khoa học công nghệ gợi ý cho việt nam (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)