2.5. Hoàn thiện không ngừng cơ chế hiện thực hoá chính sách KHCN – cơ
2.5.3. Kích hoạt chính sách khấu hao linh hoạt vốn cố định 84
Chính phủ Mỹ thường xuyên và không hề giảm bớt sự quan tâm xem khấu hao tư bản / vốn cố định như một nguồn vốn đầu tưđổi mới kỹ thuật, công nghệ
và kết cấu của công nghiệp cũng như trong toàn bộ nền kinh tế, đẩy nhanh ứng dụng thành tựu mới của KHCN trong điều kiện tiến bộ khoa học kỹ thuật diễn ra nhanh.
Về mặt lịch sử, lần đầu tiên nhà nước đặt ra quy chế khấu hao ở Mỹ năm 1909. Trong thời kỳ từ 1920 đến 1942 những cơ quan thuế đã chuẩn bị 3 ấn phẩm gọi là “bulletin F” qui định thời hạn và qui tắc đăng ký giá trị của thiết bị
cơ bản. Theo những văn kiện này người ta đã dự kiến thời gian phục vụ rất dài của thiết bị nhưng vì vậy mà nhân tố hao mòn tinh thần không được chú ý. Tuy nhiên kể từ giữa những năm 1950, khi cuộc cách mạng KHCN hiện đại triển khai nhanh, thực tiễn như vậy đã phải thay đổi một cách căn bản, thời hạn qui
định đăng ký vốn cố định đã giảm và trước hết là bộ phận năng động của nó có thể tính đến đầy đủ hơn hao mòn tinh thần.
Khấu hao nhanh (5 năm) vốn cố định được thực hiện đầu tiên năm 1940, Mục tiêu chính của việc giảm thuế này là khuyến khích vốn đầu tư tư nhân vào sản xuất quân sự. Đặc biệt năm 1950 (trong những năm chiến tranh Triều Tiên) công nghiệp tư nhân Mỹ lại dược nhận giấy chứng nhận khấu hao (năm năm từ
1950– 1955) cho 60% nhà máy sản xuất quân sự và việc này đã cho phép đầu tư
vào sản xuất quân sự nhiều hơn thời kỳ chiến tranh thế giới thứ 2.
Năm 1954 một đạo luật mới về khấu hao nhanh được thông qua. Theo luật này tổng khấu trừ hao mòn vốn cố định có thể tăng lên không chỉ bằng cách giảm thời hạn đăng ký mà còn bằng sự thay đổi phương pháp tính cho phép tập trung tổng đăng ký khấu hao vào nửa đầu thời hạn phục vụ của tư liệu lao động qui định. Theo luật định, phương pháp khấu hao nhanh cũng được qui định như
phương pháp “số dư giảm bớt của giá trị bảng cân đối vốn cố định”, phương pháp “tổng số”, phương pháp “tích lũy” bổ sung vào phương pháp đã dùng trước
đây gọi là đăng ký tuyến tính hay đăng ký đồng đều… Những phương pháp này
được áp dụng rộng rãi và giữa những năm 1960 đã sử dụng cho khoảng 80% tổng khấu hao được tính. Do những biện pháp này thời hạn khấu hao trung bình theo qui định F là 19 năm đã giảm đến 13 năm. Năm 1971 đã đưa vào sử dụng cái gọi là “hệ thống thời hạn khung phục vụ của vốn cố định”. Đây là một bước tiến đến tự do hóa hơn nữa chính sách khấu hao. Hệ thống này loại trừ kiểm soát hành chính sự đăng ký vốn cố định, công ty tư nhân được ưu đãi thêm cho vốn cốđịnh được đăng ký chính thức nhưng vẫn còn hoạt động được.
Năm 1981 Quốc hội Mỹ thông qua “Luật phục hồi kinh tế” cũng cho phép khu vực tư nhân trong thời gian ngắn tích lũy được nguồn tài chính bổ sung đảm bảo cho các nhà kinh doanh tăng thu nhập (đầu những năm 1980) lên con số lớn hơn 1% GDP.
Năm 1986 chính phủ liên bang xóa bỏ “tín dụng thuế đầu tư” (được đưa vào áp dụng năm 1962) mà theo đó công ty có quyền rút khỏi số thuế phải trả lên
đến 10% tổng khối lượng đầu tư đã thực hiện và xiết chặt quan điểm hiện có (từ
1981) về đẩy nhanh mức hoàn vốn đầu tư trong việc mở rộng và đổi mới sản xuất. Lúc bấy giờ thời hạn hoàn lại vốn cố định dài hơn được xác định: với
phương tiện vận tải và thiết bị công nghiệp chuyên dùng là 5 năm (thay vì 3 năm), thiết bị công nghiệp chung và nông nghiệp – 7 năm (thay vì 5 năm), thiết bị có mức hoàn vốn dài nhất – 10 năm và trang bị sản xuất – 35,5 năm (thay vì 19 năm).
Chính sách khấu hao linh hoạt của nhà nước tạo ra những tiền đề cần thiết cho tích lũy nguồn đầu tư cần thiết cho công nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho xu hướng đẩy nhanh rõ rệt vòng quay vốn cố định và trước hết là bộ phận năng
động của nó. Một ví dụ minh họa là số lượng dàn máy cái của ngành chế tạo máy. Suốt trong 30 năm gần đây sự bổ sung nhanh những thiết bị năng suất cao hiện đại nhất đã làm thay đổi tỉ lệ số lượng tái sản xuất của nó bởi vì mỗi đơn vị
thiết bị mới đưa vào dàn máy nhiều khi tương đương với 3–5 năm hoặc hơn nữa những đơn vị thiết bị thay thế. Điều này dẫn đến thay đổi căn bản số lượng và chất lượng dàn máy cái. Trong thời kỳ 1963–1989 số lượng này đã giảm 20% nhưng tổng công suất lại tăng lên 3 lần. Thêm nữa, giá trung bình của đơn vị
thiết bị trong dàn tăng 4 lần trong khi công suất trung bình tăng 4,8 lần và do đó giá trịđơn vị công suất thiết bị trong dàn trong thời kỳ đó giảm 16% (trong thời kỳ dài hơn 1946–1989 mức giảm này là 22%).
Hiệu quả của chính sách khấu hao của chính phủ không bị giới hạn ở lĩnh vực lợi ích tài khóa. Những qui định và qui chếđăng ký khấu hao nào là kịp thời (cùng với những biện pháp khác) cho phép điều tiết trong những giới hạn nhất
định hoạt động đầu tư và điều chủ yếu là không cho phép kìm hãm giả tạo sự
phổ biến những thành tựu của R&D trong thực tiễn kinh tế.