CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN
2.3. Hệ thống chỉ tiêu đƣợc sử dụng trong nghiên cứu
Có thể chia các chỉ tiêu đó thành 3 nhóm nhƣ sau:
- Cơ cấu kinh tế theo kết quả sản xuất, cơ cấu giá trị gia tăng. Để tính cơ cấu chung, cơ cấu kinh tế theo ngành, theo thành phần kinh tế và theo vùng, chỉ tiêu chủ yếu đƣợc sử dụng là:
+ Tổng sản phẩm GDP và tỷ trọng GDP. + Giá trị sản xuất các ngành kinh tế.
Về cơ cấu nội bộ từng ngành cũng nhƣ cơ cấu ngành chia theo vùng, chỉ tiêu chủ yếu đƣợc sử dụng là:
+ Giá trị sử dụng, giá trị sản lƣợng và tỷ trọng giá trị sản lƣợng - Cơ cấu nguồn lực:
+ Số lƣợng và tỷ trọng các loại đất đai.
+ Số lƣợng và tỷ trọng các loại lao động, thu nhập bình quân đầu ngƣời. + Số lƣợng và tỷ trọng vốn đầu tƣ cho các ngành sản xuất.
- Chỉ tiêu hiệu quả cơ cấu kinh tế bao gồm:
+ Hiệu quả vốn đầu tƣ cho các bộ phận cấu thành nền kinh tế.
+ Chỉ tiêu năng suất lao động xã hội và năng suất lao động của các ngành, các thành phần kinh tế.
Đối với ngành nông nghiệp, chỉ tiêu hiệu quả có thể đƣợc thể hiện bằng năng suất cây trồng vật nuôi.
+ Năng suất đất đai (tính theo chỉ tiêu giá trị) + Giá trị sản xuất tính cho 1ha canh tác. + Mức thu nhập bình quân một nhân khẩu + Mức lƣơng bình quân đầu ngƣời.
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TẠI THÀNH PHỐ PHỦ LÝ – TỈNH HÀ NAM 3.1. Điều kiện Tự nhiên - Kinh tế - Xã hội tại thành phố Phủ Lý
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lí
Thành phố Phủ Lý là đô thị trung tâm tổng hợp về kinh tế, chính trị và văn hóa - xã hội của tỉnh Hà Nam. Phủ Lý nằm trên Quốc lộ 1A, có tuyến đƣờng sắt Bắc - Nam đi qua, là nơi gặp gỡ của 3 con sông (sông Đáy, sông Châu Giang và sông Nhuệ), thuận lợi cả về giao thông đƣờng thủy, đƣờng bộ và đƣờng sắt. Thành phố Phủ Lý cách Hà Nội 60km về phía nam, cách thành phố Nam Định 30km về phía tây bắc, cách thành phố Ninh Bình 33km về phía bắc và cách thành phố Hƣng Yên 22km về phía tây nam. Vị trí địa lý giúp cho Phủ Lý có tầm quan trọng là đầu mối giao thông giữa thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía nam đồng bằng sông Hồng và các tỉnh từ Thanh Hóa trở vào.
Theo Nghị quyết số 89/NQ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính các huyện Duy Tiên, Bình Lục, Thanh Liêm, Kim Bảng, Thành phố Phủ Lý đã đƣợc mở rộng địa giới hành chính. Thành phố Phủ Lý hiện tại có diện tích tự nhiên là 8.787,3 ha với 21 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 11 phƣờng: Minh Khai, Hai Bà Trƣng, Lƣơng Khánh Thiện, Trần Hƣng Đạo, Lê Hồng Phong, Quang Trung, Thanh Châu, Liêm Chính, Châu Sơn, Lam Hạ, Thanh Tuyền và 10 xã: Liêm Chung, Phù Vân, Tiên Tân, Tiên Hiệp, Tiên Hải, Đinh Xá, Trịnh Xá, Liêm Tuyền, Liêm Tiết, Kim Bình. Thành phố có mật độ dân số năm 2014 là 1.577 ngƣời/km2.
Với vị trí địa lý thuận lợi về giao thông và kết cấu hạ tầng đang đƣợc đầu tƣ nâng cấp, mở rộng chính là tiềm năng và điều kiện hết sức thuận lợi để thành phố phát triển và liên kết chặt chẽ về kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng với
các địa phƣơng xung quanh nhƣ Nam Định, Ninh Bình, Hƣng Yên cũng nhƣ các tỉnh, thành phố trong cả nƣớc, đặc biệt là với Thủ đô Hà Nội.
3.1.1.2. Nguồn lực tự nhiên * Địa giới:
Thành phố Phủ Lý nằm ở vùng đồng bằng ven sông và ven núi nên địa hình bị chia cắt mạnh bởi các con sông và các khu vực trũng thấp gồm hệ thống các đầm, hồ trũng ở phía bắc thành phố với cao độ 1,5m và thƣờng xuyên bị ngập nƣớc do vậy sản xuất nông nghiệp của Thành phố gặp rất nhiều khó khăn.
Thành phố Phủ Lý nằm trong vùng mang đặc trƣng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thành phố Phủ Lý có hệ thống sông ngòi dày với diện tích lƣu vực khoảng 386,0ha, chiếm 4,4% tổng diện tích tự nhiên, trong đó có 3 con sông lớn:
- Sông Đáy chạy qua địa phận thành phố dài 8km, tuy nguồn nƣớc kém dồi dào hơn và ít phù sa nhƣng lại là nguồn nƣớc quan trọng cả về cấp thoát nƣớc và giao thông thủy của thành phố.
- Sông Nhuệ là sông đào nối sông Hồng tại Thụy Phƣơng với sông Đáy tại Phủ Lý, chảy qua địa phận thành phố dài khoảng 9km. Mùa mƣa nƣớc sông Đáy lên cao ảnh hƣởng đến lũ sông Nhuệ. Hiện nay nƣớc sông Nhuệ bị ô nhiễm nặng nề đã ảnh hƣởng tiêu cực đến công tác tƣới tiêu cho cây trồng, gây ô nhiễm nguồn nƣớc.
- Sông Châu Giang nối sông Hồng tại Yên Lệnh với sông Đáy tại Phủ Lý, chảy qua địa phận thành phố dài khoảng 10km.
Đây là mạng lƣới sông quan trọng cung cấp nguồn nƣớc và tiêu nƣớc phục vụ cho sản xuất sinh hoạt của ngƣời dân trong thành phố.
* Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất:
Thành phố Phủ Lý có tiềm năng đất xây dựng khá lớn. Ngoài một số đất nông nghiệp kém hiệu quả có thể chuyển sang mục đích xây dựng, Phủ Lý còn khả năng mở rộng hàng trăm ha đất xây dựng ở các xã Phù Vân, Châu Sơn, Thanh Châu và một số khu vực dọc đƣờng quốc lộ 1A, đƣờng 21... Đây là nguồn lực rất quan trọng để Phủ Lý đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa và phát triển kinh tế theo hƣớng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đất nông nghiệp của Phủ Lý tuy không nhiều, nhƣng có chất lƣợng tốt và còn nhiều khả năng thâm canh tăng vụ, tạo điều kiện để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hƣớng sản xuất hàng hóa.
Tài nguyên nƣớc:
Nằm ở ngã ba sông Đáy, sông Nhuệ, sông Châu Giang và có nhiều ao, hồ nên Phủ Lý có nguồn nƣớc mặt dồi dào, là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế và dân sinh. Tuy nhiên, do lƣu lƣợng dòng chảy dao động lớn nên việc khai thác sử dụng gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, Phủ Lý nằm ở hạ lƣu nên nguồn nƣớc có nguy cơ dễ bị ô nhiễm do sản xuất công nghiệp ở thƣợng nguồn Hà Nội, Hà Đông,.... Tài nguyên nƣớc ngầm phong phú nhƣng chất lƣợng không cao nên việc khai thác sử dụng bị hạn chế.
Tài nguyên khoáng sản:
Do nằm liền kề khu vực có nguồn vật liệu xây dựng lớn nhƣ đá vôi, xi măng Bút Sơn (Kim Bảng), Kiện Khê, Thanh Tân (Thanh Liêm); đá xây dựng Kiện Khê (Thanh Liêm); đất sét sản để xuất xi măng và đất sét để sản xuất gạch ngói Khả Phong, Ba Sao (Kim Bảng) và các nguồn vật liệu xây dựng khác... nên Phủ Lý có nhiều cơ hội tận dụng lợi thế này để phát triển đa dạng các ngành nghề công nghiệp-
tiểu thủ công nghiệp ở địa phƣơng.
3.1.2. Điều kiện Kinh tế:
Về công nghiệp, thành phố có 2 cụm công nghiệp bắc Thanh Châu và Châu Sơn. Nền sản xuất nông nghiệp ở Phủ Lý theo hƣớng nông nghiệp sạch, nông nghiệp sinh thái có hiệu quả cao và bảo vệ môi trƣờng. Phát triển kinh tế trang trại và các mô hình sản xuất VAC, nhất là trong chăn nuôi, coi đây là khâu đột phá để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa.
Về thƣơng mại - dịch vụ - du lịch, Phủ Lý có lợi thế là đầu mối giao thông, gần thủ đô Hà Nội và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đủ điều kiện để phát triển tổng hợp ngành kinh tế dịch vụ theo hƣớng đa dạng hóa các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống, đƣa ngành dịch vụ thành ngành kinh tế quan trọng của Phủ Lý.
Cho tới năm 2015, thành phố có nhiều dự án làm thay đổi đáng kể bộ mặt thành phố, trong đó có dự án khu thƣơng mại dịch vụ một bên là bờ sông Đáy một bên là Quốc lộ 1A. Khu thƣơng mai dịch vụ này với nhiều tòa nhà cao tầng hiện đại (cao nhất là dự án chung cƣ và văn phòng cho thuê 25 tầng). Khu thƣơng mại này là một điểm nhấn về tính hội nhập và hiện đại của thành phố. Ngoài ra, thành phố còn có các khu đô thị nhƣ Nam Trần Hƣng Đạo, Khu đô thị Nam - Bắc Châu Giang, Khu đô thị Liêm Chính,....
Năm 2014, Thủ tƣớng Chính phủ đã đồng ý chủ trƣơng xây dựng 2 bệnh viện (Bạch Mai và Việt Đức) cơ sở 2 tại tỉnh Hà Nam với quy mô mỗi bệnh viện 1.000 giƣờng. Sau khi đƣợc UBND tỉnh Hà Nam giới thiệu địa điểm, Bộ Y tế đã lựa chọn vị trí xây dựng Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 quy mô 1.000 giƣờng với diện tích 21ha và Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 quy mô 1.000 giƣờng với diện tích 21,7ha tại xã Liêm Tuyền và phƣờng Liêm Chính - thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Một lợi thế khác của việc đầu tƣ xây dựng 2 bệnh viện tại Hà Nam là sẽ kết hợp tốt giữa đào tạo nhân lực y tế với thực hành tại các bệnh viện và trƣờng Đại học. Hiện nay trƣờng Đại học Y Hà Nội đang tiến hành làm các thủ tục xin đầu tƣ xây dựng Cơ sở II tại Khu Đại học Nam Cao (cách vị trí giao đất cho hai Bệnh viện Bạch Mai, Việt
Đức 3 km). Vì vậy ĐTXD các bệnh viện tuyến Trung ƣơng cơ sở 2 tại Thành phố
Phủ Lý sẽ tạo điều kiện tốt cho Đại học Y Hà Nội (cũng nhƣ các trƣờng đại học ngành y khác nhƣ: Đại học điều dƣỡng Nam Định, Đại học Y Thái Bình, Cao đẳng y tế các tỉnh...) và các Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức kết hợp đào tạo và thực hành. Đồng thời góp phần hỗ trợ phát triển nhân lực ngành y tế tuyến dƣới các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc Miền Trung.
3.1.3. Điều kiện xã hội
3.1.3.1. Dân số
Năm 2014, dân số trung bình của thành phố Phủ Lý là 138.591 ngƣời, trong đó dân số thành thị là 82.201 ngƣời (chiếm 59,3%), dân số nông thôn là 56.390 ngƣời (chiếm 40,7%). Mật độ dân số trung bình là 1.577 ngƣời/km2. Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên ở mức 0,8 - 0,9%/năm. Nữ giới chiếm 52,4% và nam giới chiếm
47,6% trong tổng số dân số toàn thành phố.
Xuất phát từ điều kiện đặc thù của thành phố (là trung tâm kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh Hà Nam và là cửa ngõ phía Nam thủ đô Hà Nội, đầu mối giao lƣu với các tỉnh đồng bằng Sông Hồng và các tỉnh phía Nam), trong những năm tới cùng với việc đẩy mạnh phát triển dịch vụ và công nghiệp, thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, ngoài số lƣợng dân số tăng tự nhiên, dự báo sẽ có một lƣợng đáng kể lao động trong và ngoài tình đến thành phố Phủ Lý sinh sống và làm việc (trong các khu đô thị, khu công nghiệp và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội khác của thành phố,...)
Ngoài dân số tăng cơ học, thành phố sẽ thu hút một lƣợng lớn sinh viên đến học tại các trƣờng cao đẳng, đại học theo kế hoạch xây dựng phân khu/cụm đào tạo và một lƣợng lớn cán bộ ngành y, bệnh nhân thăm khám và chữa bệnh theo kế hoạch xây dựng phân khu/cụm bệnh viện trên địa bàn thành phố. Theo quy hoạch khu Đại học Nam Cao tại huyện Duy Tiên và thành phố Phủ Lý, quy mô của hai Bệnh viện Trung ƣơng (Bạch Mai và Việt Đức) với quy mô 1000 giƣờng/bệnh viện, ƣớc tính dân số cơ động có thể tăng thêm 10.000 ngƣời đến năm 2020 và 20.000 - 30.000 ngƣời trong vòng 10 năm tiếp theo. Dân số này không thuộc quy mô dân số của thành phố nhƣng đặt thành phố trƣớc thách thức về đảm bảo hạ tầng cơ sở (nhà, điện, nƣớc), vừa mở ra cơ hội cho phát triển dịch vụ trên địa bàn.
3.1.3.2. Nguồn nhân lực
Thành phố có tốc độ đô thị hóa rất nhanh, việc đầu tƣ xây dựng các công trình, khu đô thị, khu công nghiệp đƣợc tập trung cao nhằm đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hƣớng dịch vụ, thƣơng mại và công nghiệp, xây dựng. Do đó, nhu cầu về nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội là rất lớn. Phủ Lý còn là trung tâm giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ của tỉnh nên công tác đào tạo nguồn nhân lực của thành phố cũng đƣợc quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp của các sở, ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh. Cán bộ, công chức của thành phố có điều kiện thuận lợi nhất định trong học tập nâng cao trình độ hơn so với các huyện khác trong tỉnh. Thành phố nhận đƣợc sự quan tâm đầu tƣ trên nhiều lĩnh vực, trong đó có công
tác giáo dục đào tạo và dạy nghề, góp phần nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của quá trình CDCCKT theo hƣớng CNH, HĐH.
3.1.3.3. Văn hóa và các giá trị xã hội
Các giá trị văn hóa truyền thống lƣu lại thông qua các di tích lịch sử văn hóa đa dạng, góp vai trò quan trọng vào việc thu hút khách du lịch. Toàn thành phố hiện có 5 di tích lịch sử văn hóa đƣợc xếp hạng cấp Quốc gia và một khu đền thờ các Anh hùng liệt sĩ, trong đó nổi bật là khu di tích Chùa Bầu (Thiên Bảo Tự),là nơi địa linh danh thắng, chốn linh thiêng lâu đời của cả vùng. Đây là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhiều thế hệ, của phật tử xã Châu Cầu (xƣa) và thành phố Phủ Lý ngày nay.
Thành phố Phủ Lý không có lễ hội lớn, tuy nhiên các hoạt động về dịch vụ văn hóa nghệ thuật của thành phố chiếm 2/3 số lƣợng toàn tỉnh Hà Nam.
Ngƣời dân thành phố Phủ Lý có truyền thống hiếu học, có ý thức tìm tòi, đổi mới và sáng tạo, đây là động lực cơ bản cho quá trình CDCCKT để phát triển kinh tế - xã hội nhanh chóng trên địa bàn thành phố. Trong công cuộc xây dựng và phát triển, thành phố đã và đang khơi dậy ý thức tự hào dân tộc, tự hào về truyền thống hào hùng của quân và dân Phủ Lý cho lực lƣợng thanh niên và cho các thế hệ ngƣời dân của thành phố. Tất cả những đặc điểm xã hội và nhân văn nêu trên là cơ sở tạo nên sức mạnh cho thành phố trong quá trình thực hiện CDCCKT, tạo tiền đề trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội qua các thời kỳ xây dựng và trƣởng thành của thành phố Phủ Lý.
3.2. Phân tích thực trạng Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Phủ Lý giai đoạn 2006 - 2014:
Dƣới ánh sáng của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần XI, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XVII, XVIII; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XX, XXI; Đảng bộ, quân và dân thành phố Phủ Lý đã phát huy truyền thống cách mạng của quê hƣơng, chung sức đồng lòng khai thác tiềm năng thế mạnh của thành phố, vƣợt lên mọi khó khăn tập trung lãnh đạo và chỉ đạo tổ chức thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện từng bƣớc tạo ra những chuyển biến tiên bộ trong đời sống kinh tế xã hội của thành phố. Đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phƣơng.
Thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Phủ Lý lần thứ XXI với mục tiêu chung đến 2015 là “đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng
tỷ trọng dịch vụ, công nghiệp, giảm tỷ trọng nông nghiệp”; Thực hiện Chỉ thị số 13-
CT/TU ngày 02 tháng 4 năm 2008 của Ban Thƣờng vụ Tỉnh uỷ, Kế hoạch số 1289/KH-UBND ngày 16/9/2008 của UBND tỉnh Hà Nam về việc Thực hiện Chỉ thị của Ban Thƣờng vụ Tỉnh uỷ về tăng cƣờng sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng nhằm nâng cao nhận thức về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh.
Trong 5 năm qua, Đảng bộ và nhân thành phố Phủ Lý đã nỗ lực phấn đấu vƣợt