Thu hút, điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư và thúc đẩy phát triển các thành

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam (Trang 90 - 94)

4.2.3 .Định hướng phát triển ngành nông, lâm, thủy sản

4.3. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh CDCCKT tại thành phố Phủ Lý đến năm

4.3.2. Thu hút, điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư và thúc đẩy phát triển các thành

lập các trƣờng phổ thông dân lập, tƣ thục, các trƣờng cao đẳng, trung cấp dạy nghề, tham gia hoạt động dịch vụ giới thiệu việc làm nhằm trang bị các kỹ năng lao động và cơ hội việc làm, tƣ thân lập nghiệp của ngƣời lao động,...

4.3.2. Thu hút, điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư và thúc đẩy phát triển các thành phần kinh tế phần kinh tế

4.3.2.1. Thu hút, điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư

* Về đầu tư:

Để thực hiện đƣợc các nội dung trong những năm tới, thành phố cần khai thác tối đa mọi nguồn lực cho đầu tƣ phát triển, trong đó nội lực là yếu tố quyết định, ngoại lực đóng vai trò quan trọng trong phát triển KT-XH. Tăng trƣởng kinh tế dựa trên bứt phá mạnh mẽ về nguồn nhân lực và trình độ khoa học công nghệ. Nâng cao khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu nguồn vốn đầu tƣ theo hƣớng tăng dần tỷ trọng huy động từ khu vực ngoài nhà nƣớc.

* Đối với việc thu hút nguồn vốn trong nước:

Nhanh chóng ban hành danh mục các dự án kêu gọi đầu tƣ đến năm 2020, trong đó tập trung vào lĩnh vực chính sau: sản xuất nông nghiệp hàng hóa chất lƣợng cao, xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu, thƣơng mại, du lịch, giải quyết đƣợc nhu cầu lao động tại chỗ, ngành công nghiệp mà thành phố có lợi thế cạnh tranh…

- Tạo đồng bộ môi trƣờng đầu tƣ:

(1) Tạo môi trƣờng thu hút nội lực: Mở rộng các dự án đầu tƣ theo hình thức BOT, BT, BTO, PPP…

Đa dạng nguồn vốn đầu tƣ, trong đó chú trọng tăng cƣờng tỷ lệ nguồn vốn đầu tƣ từ khu vực dân cƣ, và các thành phần kinh tế ngoài nhà nƣớc khác. Phát huy tiềm năng đất đai cho thuê mặt bằng xây dựng, dùng mặt bằng cho thuê thay cho nguồn vốn đầu tƣ trong hợp tác liên doanh, liên kết.

Thông qua các kênh ngân hàng thƣơng mại để huy động nguồn vốn tại chỗ từ nhân dân, mở rộng tuyên truyền, khuyến khích nguồn vốn từ ngƣời dân, phát huy nội lực kinh tế của thành phố.

Huy động nguồn vốn từ các doanh nghiệp trong và ngoài thành phố

Phát triển các hình thức tín dụng đa dạng khác nhƣ: thành lập Qũy đầu tƣ phát triển của thành phố, quỹ bảo hiểm sản xuất…

Thành lập quỹ hỗ trợ, đầu tƣ và phát triển cơ sở hạ tầng để tăng cƣờng chất lƣợng cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển KT-XH thành phố. Nguồn vốn có thể là vốn vay cấp trên.

(2) Tạo môi trƣờng thu hút ngoại lực bằng cách tạo ra các cơ chế ƣu đãi thuế sử dụng đất và đặc biệt là hoàn thiện cơ sở hạ tầng:

+ Huy động tối đa các nguồn lực từ bên ngoài để đầu tƣ phát triển, xây dựng các công trình lớn có tầm quan trọng cho sự phát triển của một số ngành (công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, nhu cầu sử dụng nƣớc sạch của ngƣời dân; hệ thống đƣờng giao thông nông thôn, nội vùng thành phố phục vụ nhu cầu đi lại, buôn bán, trao đổi KT-XH của ngƣời dân…), nhằm tạo động lực thu hút vốn đầu tƣ từ các thành phần kinh tế khác.

+ Khai thác tốt nguồn vốn ngân sách đầu tƣ tập trung, tranh thủ các nguồn vốn đầu tƣ của các Bộ, ngành, Trung ƣơng; vốn tín dụng Nhà nƣớc và các chƣơng trình mục tiêu của tỉnh là nguồn lực quan trọng để đầu tƣ vào các lĩnh vực then chốt, quyết định và cần thiết, vừa đầu tƣ cho các công trình trọng điểm, vừa tạo điều kiện cho phát triển KT-XH.

Đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực đầu tƣ, và thực hiện đầy đủ các cơ chế, chính sách ƣu đãi của Nhà nƣớc nhằm tạo môi trƣờng đầu tƣ thông thoáng, hấp dẫn để thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia vào sản xuất và nhanh chóng thực hiện đƣợc dự án của mình.

Hỗ trợ các nhà đầu tƣ đã và sẽ triển khai các dự án đăng ký đầu tƣ trên địa bàn, giải quyết kịp thời những khó khăn để các doanh nghiệp hoạt động thuận lợi,

hiệu quả, có chế độ khen thƣởng, tuyên dƣơng những nhà đầu tƣ có hoạt động kinh doanh tốt, đang đóng góp lƣớn vào sự phát triển KT-XH thành phố.

* Đối với việc thu hút nguồn vốn nước ngoài (FDI, ODA…)

a) Tăng cƣờng đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tạo sự hấp dẫn các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài:

+ Việc thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài phải đi kèm với việc phát huy nội lực (tận dụng thế mạnh về vị trí địa lý, du lịch…), đầu tƣ cơ sở hạ tầng để tạo khuyến khích đầu tƣ nƣớc ngoài; và phải gắn việc phát triển kinh tế với nhiệm vụ đảm bảo an ninh quốc phòng.

+ Cần khuyến khích, tạo điều kiện để khu vực kinh tế tƣ nhân tham gia vào quá trình đầu tƣ và phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn thành phố thông qua mô hình hợp tác công tƣ PPP, BOT, BTO, BT…, nhằm đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, tạo ra “cú hích” cho phát triển KT-XH thành phố.

b) Thúc đẩy hoạt động xúc tiến thu hút vốn FDI

+ Nâng cao công tác xúc tiến đầu tƣ, thực hiện quản lý dự án FDI hiệu quả, phù hợp với luật pháp quy định, nhƣng tránh tình trạng gây phiền hà đồng thời kiến nghị với tỉnh có những chính sách khuyến khích nhà đầu tƣ nhƣ chính sách về thuế, đất đai, lao động… Hoàn thành việc xây dựng thông tin chi tiết về dự án đối với danh mục kêu gọi đầu tƣ nƣớc ngoài đầu tƣ vào những dự án này.

+ Việc xây dựng các dự án thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài phải có mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp rõ ràng đối với từng dự án. Bên cạnh đó, nếu dự án đã tìm đƣợc nhà đầu tƣ, phải tạo mọi điều kiện để dự án nhanh chóng đi vào thực hiện.

+ Thành phố cần chủ động trong việc tìm kiếm đối tác đầu tƣ thông qua mối quan hệ hiện có hoặc thông qua tỉnh và Trung ƣơng.

+ Thực hiện các biện pháp cho thúc đẩy giải ngân; không cấp phép cho các dự án công nghệ lạc hậu; dự án có tác động xấu tới môi trƣờng; thẩm tra kỹ các dự án sử dụng nhiều đất…

- Tăng cƣờng tổ chức các cuộc tiếp xúc, hội nghị, hội thảo nhằm quảng bá, giới thiệu các cơ hội đầu tƣ cho các nhà đầu tƣ ngoài nƣớc hoặc thông qua quảng cáo, internet…

c) Cải cách thủ tục hành chính

Tích cực cải cách thủ tục hành chính, loại bỏ các thủ tục rƣờm rà, không cầ thiết. Giải quyết nhanh chóng thủ tục ƣu đãi, hỗ trợ đầu tƣ theo quy định hiện hành; thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động cấp phép đầu tƣ các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài.

Xây dựng mạng lƣới liên kết, trao đổi thông tin giữa các cơ quan trong thành phố để giải quyết nhanh chóng công việc; công bố các thủ tục hành chính, các thông tin liên quan lên website chính thức của UBND thành phố.

d) Đầu tƣ cho phát triển nguồn nhân lực

+ Đối với cán bộ công chức liên quan đến lĩnh vực đầu tƣ phải thƣờng xuyên bồi dƣỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cũng nhƣ trình độ ngoại ngữ; phải có chính sách ƣu đãi về tiền lƣơng, chế độ để giữ chân ngƣời tài, thu hút nguồn nhân lực chất lƣợng cao.

+ Nắm chắc về tình hình và nhu cầu nhân lực của nền kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài để có chƣơng trình, kế hoạch thich hợp.

4.3.2.2. Thúc đẩy phát triển các thành phần kinh tế

Thực hiện tốt các chính sách điều hành phát triển kinh tế xã hội của Trung ƣơng, tỉnh trên địa bàn, tập trung vào các cơ chế, chính sách về việc CDCCKT.

Đẩy nhanh HĐH kết cấu hạ tầng để tạo môi trƣờng đầu tƣ cạnh tranh, thu hút các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Cải thiện kết cấu hạ tầng nông thôn, kết cấu hạ tầng cho các địa bàn quy hoạch đô thị, các vùng quy hoạch phát triển cụm công nghiệp, làng nghề trên địa bàn.

Phát triển những ngành, sản phẩm mũi nhọn, đặc biệt, các ngành, sản phẩm định hƣớng xuất khẩu; Phát triển các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp hàng hóa, chú trọng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thực hiện tốt chính sách xã hội (xóa đói giảm nghèo, bảo trợ trẻ em mồ côi, ngƣời già có hoàn cảnh khó khăn,…), chính sách về y tế, giáo dục, chăm sóc sức khỏe.

Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo hƣớng giảm tỷ trọng và số lƣợng lao động nông nghiệp, tăng cả số lƣợng và tỷ trọng lao động phi nông nghiệp phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế. Phản ứng nhanh nhạy cảm với thị trƣờng cung cầu lao động, tạo cơ hội cho ngƣời lao động chuyển dịch ngành nghề nếu có nhu cầu và đủ điều kiện.

Đầu tƣ chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, tạo việc làm cho ngƣời lao động, tăng tỷ lệ thời gian lao động cho khu vực nông nghiệp và nông thôn, duy trì tỷ lệ thất nghiệp thấp ở thành thị, tăng thu nhập và cải thiện điều kiện sống cho ngƣời lao động, giảm hộ nghèo.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)