Rủi ro tín dụng và sự cần thiết phải phòng ngừa và hạn chế rủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đông hà nội (Trang 33 - 50)

1.2. Cơ sở lý luâ ̣n về tín dụng và rủi ro tín dụng của ngân hàng thƣơng mại

1.2.2. Rủi ro tín dụng và sự cần thiết phải phòng ngừa và hạn chế rủ

tín dụng trong kinh doanh ngân hàng

a) Khái niệm, hình thức và cách phân loại rủi ro tín dụng

Trƣớc hết, ta tìm hiểu khái niệm thế nào là rủi ro. Nhiều nhà kinh tế học đã định nghĩa “rủi ro” theo các cách khác nhau. Frank Knight, một học giả ngƣời Mỹ đầu thế kỷ 20 định nghĩa “rủi ro là sự bất trắc có thể đo lƣờng đƣợc”. Alain Willet cho rằng “rủi ro là sự bất trắc có thể liên quan đến biến cố không mong đợi”. Còn Irving Fíher lại nói “rủi ro là tổng hợp của những sự ngẫu nhiên có thể đo lƣờng bằng xác suất”. Nhƣ vậy, các định nghĩa tuy có khác nhau nhƣng đều thống nhất ở một điểm coi rủi ro là sự bất trắc không mong đợi, gây ra thiệt hại và có thể đo lƣờng đƣợc.

Có thể nói trong nền kinh tế thị trƣờng, bất kỳ hoạt động kinh doanh nào cũng tiềm ẩn những rủi ro. Kinh doanh ngân hàng cũng không phải là ngoại lệ. Hoạt động kinh doanh ngân hàng rất nhạy cảm, có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, chịu sự tác động của nhiều nhân tố khách quan và chủ quan nhƣ kinh tế, chính trị, xã hội,… Từ đó cũng gây ra những thiệt hại không nhỏ cho ngân hàng. Hơn nữa, ngân hàng kinh doanh không những chỉ huy động vốn và cho vay mà còn nhiều lĩnh vực khác nhƣ thanh toán, bảo lãnh, kinh doanh ngoại hối, chứng khoán, góp vốn liên doanh, dịch vụ thẻ,… Vì vậy mà rủi ro ngân hàng rất đa dạng, bao gồm:

- Rủi ro tín dụng - Rủi ro lãi suất

- Rủi ro thanh khoản - Rủi ro hối đoái

- Rủi ro thiếu vốn khả dụng - Rủi ro trong tín dụng quốc tế - Các rủi ro khác.

Trong số các loại rủi ro kể trên thì rủi ro tín dụng là loại rủi ro lớn nhất và phức tạp nhất do tín dụng là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu và đồng thời là nghiệp vụ tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao nhất của ngân hàng. Thông thƣờng, đối với các ngân hàng trên thế giới, hoạt động tín dụng đầu tƣ mang lại 2/3 thu nhập của ngân hàng, còn ở Việt Nam là 90% thu nhập của ngân hàng. Tín dụng ngân hàng tham gia vào toàn bộ quá trình sản xuất lƣu thông hàng hóa, ngay cả những hoạt động phi sản xuất cũng không thể thiếu sự hỗ trợ của tín dụng ngân hàng. Chính vì tín dụng ngân hàng tham gia vào mọi doanh nghiệp, mọi ngành, mọi lĩnh vực của nền kinh tế, mà mỗi ngành mỗi lĩnh vực kinh doanh lại có tính đặc thù, có sự phức tạp riêng, có những rủi ro riêng nên RRTD của ngân hàng mang tính tổng hợp và khả năng xuất hiện là lớn hơn các ngành khác.

Rủi ro tín dụng có nhiều cách định nghĩa, trong đó theo điều 3, thông tƣ 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng ngày 21/1/2013 của ngân hàng Nhà nƣớc thì

“Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”.

Theo điều 1, thông tƣ 02/2013/TT-NHNN ngày 21/1/2013 của ngân hàng Nhà nƣớc thì nợ bao gồm:

- Cho vay

- Cho thuê tài chính

- Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhƣợng và giấy tờ có giá khác - Bao thanh toán

- Các khoản cấp tín dụng dƣới hình thức phát hành thẻ tín dụng - Các khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng

- Số tiền mua và ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp chƣa niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán hoặc chƣa đăng ký giao dịch trên thị trƣờng giao dịch của các công ty đại chúng chƣa niêm yết (Upcom) (sau đây gọi tắt là trái phiếu chƣa niêm yết), không bao gồm mua trái phiếu chƣa niêm yết bằng nguồn vốn ủy thác mà bên ủy thác chịu rủi ro

- Ủy thác cấp tín dụng

- Tiền gửi (trừ tiền gửi thanh toán) tại tổ chức tín dụng trong nƣớc, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật và tiền gửi tại tổ chức tín dụng nƣớc ngoài.

Nhƣ vậy rủi ro tín dụng (RRTD) phát sinh khi một hoặc các bên trong hợp đồng tín dụng không có khả năng thanh toán cho các bên còn lại. Ngân hàng thƣơng mại là trung gian tài chính thực hiện nghiệp vụ vay tiền của ngƣời này để cho ngƣời khác vay. Rủi ro tín dụng đối với ngân hàng xuất phát từ cả hai phía là ngƣời cho vay (chủ nợ của ngân hàng) và ngƣời đi vay (con nợ của ngân hàng). Trƣờng hợp thứ nhất là ngƣời gửi tiền (ngƣời cho ngân hàng vay) muốn rút tiền mà ngân hàng lại không thanh toán đƣợc, thực ra bản chất đấy là rủi ro thanh khoản nhƣng nó lại liên quan mật thiết đến trƣờng hợp thứ hai là ngân hàng không thu đƣợc đầy đủ các khoản cho vay bao gồm cả khoản gốc và lãi, hoặc việc thanh toán các khoản nợ (gồm gốc và lãi vay) không đúng hạn. Điều này xảy ra khi khách hàng vay tiền của ngân hàng không có khả năng trả nợ hoặc cố ý không trả nợ. Do đó có thể nói, khi các

NHTM thực hiện kinh doanh nghiệp vụ tín dụng, các ngân hàng không chỉ chịu rủi ro trong việc lựa chọn khách hàng mà còn chịu rủi ro của khách hàng.

RRTD tồn tại dƣới nhiều hình thức, các hình thức đó luôn chuyển biến cho nhau, mà mức độ cuối cùng là nợ không có khả năng thu hồi. Khi nghiên cứu về RRTD, ngƣời ta thƣờng chú trọng vào các nguy cơ xảy ra rủi ro nhƣ lãi treo và đặc biệt là nợ phát sinh, còn lãi treo đóng băng và nợ quá hạn không có khả năng thu hồi đƣợc coi là các tình huống rủi ro thực sự nên thƣờng đƣợc xem xét để giải quyết hậu quả và rút ra bài học.

Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro

- Rủi ro giao dịch là hình thức của RRTD mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch có ba bộ phận chính là rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ.

+ Rủi ro lựa chọn là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng khi ngân hàng lựa chọn những phƣơng án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định cho vay.

+ Rủi ro bảo đảm phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo nhƣ các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, hình thức đảm bảo và mức cho vay trên giá trị của tài sản đảm bảo.

+ Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản vay có vấn đề.

- Rủi ro danh mục là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân

phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, đƣợc chia thành hai loại là rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.

+ Rủi ro nội tại: xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có mang tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế, từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn. + Rủi ro tập trung là trƣờng hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, một lĩnh vực kinh tế, hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định, hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao.

Căn cứ vào tính chất phát sinh rủi ro

- Rủi ro mất vốn ngân hàng không thu đƣợc các khoản nợ gốc và lăi của khoản vay do ngƣời đi vay cố ý không trả nợ hoặc mất khả năng trả nợ.

- Rủi ro đọng vốn do khách hàng sử dụng vốn không hiệu quả hoặc gặp phải rủi ro nên không thể thanh toán khoản nợ đúng hạn.

b) Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng

Nguyên nhân khách quan

- Sự thay đổi của môi trƣờng tự nhiên nhƣ: thiên tai, dịch bệnh, bão lụt gây tổn thất cho khách hàng vay vốn kinh doanh.

- Sự biến động quá nhanh và không dự đoán đƣợc của thị trƣờng thế giới: bởi lẽ nền kinh tế Việt Nam vẫn còn lệ thuộc quá nhiều vào sản xuất nông nghiệp và công nghiệp phục vụ nông nghiệp cho nên nguồn vốn rất nhạy cảm với rủi ro thời tiết và giá cả thế giới, dễ bị tổn thƣơng khi thị trƣờng thế giới biến động xấu.

- Sự tấn công của hàng nhập lậu: với hàng trăm kilomet biên giới trên bộ và trên biển cùng địa hình địa lý phức tạp cùng với tình hình nghèo khó của dân cƣ vùng biên giới, cuộc chiến đấu với hàng nhập lậu đã kéo dài dai dẳng từ rất nhiều năm qua mà kết quả là hàng lậu vẫn tràn lan tại các thành phố lớn, làm điêu đứng các doanh nghiệp trong nƣớc và các ngân hàng đầu tƣ vốn cho các doanh nghiệp này.

- Rủi ro do môi trƣờng pháp lý chƣa thuận lợi và sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật cấp địa phƣơng trong triển khai.

- Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chƣa hiệu quả của ngân hàng Nhà nƣớc. Bên cạnh những cố gắng và kết quả đạt đƣợc, hoạt động thanh tra ngân hàngà đảm bảo an toàn hệ thống chƣa có sự cải thiện căn bản về chất lƣợng, năng lực cán bộ thanh tra, giám sát chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, nội dung và phƣơng pháp thanh tra, giám sát còn lạc hậu,…

- Sự thay đổi về lãi suất, tỷ giá hối đoái, lạm phát, chỉ số giá cả tăng, nguyên liệu đầu vào tăng làm ảnh hƣởng đến kết quả kinh doanh của khách hàng, khó khăn tài chính dẫn đến không có khả năng trả nợ.

Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Những TCTD đƣợc quản lý tốt thƣờng thực hiện phân tích các khoản cho vay đã gây tổn thất cho ngân hàng nhằm rút ra bài học kinh nghiệm. Đề phân tích chính xác nguyên nhân gây ra tổn thất, TCTD phải thu thập đầy đủ thông tin về chính sách cho vay, chứng từ cho vay, cán bộ tín dụng giải quyết hồ sơ, tình hình biến động của khách hàng, quá trình kiểm tra giám sát vốn vay,… Sau đây là những trƣờng hợp sai sót trong quy trình cấp tín dụng có thể gây ra rủi ro:

- Ngân hàng không có đủ thông tin về các số liệu thống kê, chỉ tiêu để phân tích và đánh giá khách hàng,.. dẫn đến việc xác định sai hiệu quả của phƣơng án xin vay, hoặc xác định thời hạn cho vay và trả nợ không phù hợp với phƣơng án kinh doanh của khách hàng.

- Sự lơi lỏng trong quá trình giám sát trong và sau khi cho vay nên không phát hiện kịp thời hiện tƣợng sử dụng vốn sai mục đích.

- Quá tin tƣởng vào tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, coi đó là vật đảm bảo chắc chắn cho sự thu hồi cả gốc và lãi tiền vay.

- Rủi ro do sự cạnh tranh giữa các TCTD chƣa thực sự lành mạnh, việc chạy theo quy mô, bỏ qua các tiêu chuẩn, điều kiện trong cho vay, thiếu quan tâm đến chất lƣợng khoản vay.

- Năng lực và phẩm chất đạo đức của một số cán bộ tín dụng ngân hàng chƣa đủ tầm và vấn đề quản lý, sử dụng, đãi ngộ cán bộ ngân hàng chƣa thỏa đáng.

- Về cơ chế, chính sách và bản thân ngân hàng: thiếu chính sách cho vay, thiếu các tiêu chuẩn rõ ràng, việc cấp tín dụng quá tập trung, thiếu sự kiểm soát chặt chẽ, khoa học.

Nguyên nhân từ phía khách hàng

- Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ vay. Đa số các doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng đều có các phƣơng án kinh doanh cụ thể, khả thi. Số lƣợng doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo ngân hàng để chiếm đoạt tài sản không nhiểu. Tuy nhiên, những vụ việc phát sinh lại hết sức nặng nề, liên quan đến uy tín của các cán bộ, làm ảnh hƣởng xấu đến các doanh nghiệp khác.

- Năng lực quản lý kinh doanh kém, đầu tƣ nhiều lĩnh vực vƣợt quá khả năng quản lý.

- Khách hàng vay vốn tại nhiều TCTD dƣới một danh nghĩa hay nhiều thực thể khác nhau nên thiếu sự phân tích trên tổng thế, khó theo dõi đƣợc dòng tiền dẫn đến việc sử dụng vốn vay chồng chéo và mất khả năng thanh toán dây chuyền.

- Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch. Quy mô tài sản, nguồn vốn nhỏ bé, tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao là đặc điểm chung của hầu hết doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, sổ sách kế toán mà các doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng nhiều khi chỉ mang tính chất hình thức hơn là thực chất. Do đó khi cán bộ ngân hàng lập các bản phân tích tài chính của

doanh nghiệp dựa trên số liệu do các doanh nghiệp cung cấp thƣờng thiếu tính thực tế và xác thực.

- Chƣa thực sự thay đổi quan điểm, còn xem vốn ngân hàng là vốn nhà nƣớc, nếu doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả thì ngân hàng chịu, ngân hàng thua lỗ thì nhà nƣớc chịu.

- Doanh nghiệp cố tình lừa đảo ngân hàng. Nguyên nhân từ tài sản bảo đảm

- Do giá cả biến động - Do khó định giá - Tính khả mại thấp

- Có tranh chấp về pháp lý,...

Các yếu tố trên vừa có tính độc lập tƣơng đối, vừa quan hệ chặt chẽ và chi phối lẫn nhau, có thể gây ra những tổn thất, thậm chí rất lớn, dẫn tới phá sản của một hoặc một số NHTM, làm ảnh hƣởng tới cả hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, trong rủi ro tiềm ẩn cơ hội, nếu có thể quản lý, kiểm soát tốt rủi ro thì có thể biến rủi ro thành cơ hội phát triển, hoàn thiện và nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng.

c) Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng

Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Khi rủi ro tín dụng xảy ra, ngân hàng không thu đƣợc vốn tín dụng đã cấp và lãi cho vay, nhƣng ngân hàng phải trả vốn và lãi cho khoản tiền huy động khi đến hạn, điều này sẽ làm cho ngân hàng mất cân đối trong việc thu chi, vòng quay vốn tín dụng giảm làm cho ngân hàng kinh doanh không hiệu quả, chi phí của ngân hàng tăng lên so với dự kiến.

Nếu một khoản vay nào đó bị mất khả năng thu hồi thì ngân hàng phải sử dụng các nguồn vốn của mình để trả cho ngƣời gửi tiền, đến một chừng mực nào đó, ngân hàng không có đủ nguồn vốn để trả cho ngƣời gửi tiền thì ngân

hàng sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, có thể dẫn đến nguy cơ gặp rủi ro thanh khoản. Kết quả là làm thu hẹp quy mô kinh doanh, năng lực tài chính giảm sút, uy tín, sức cạnh tranh giảm không những trong thị trƣờng nội địa mà còn lan rộng ra các nƣớc, kết quả kinh doanh của ngân hàng ngày càng xấu có thể dẫn ngân hàng đến thua lỗ, hoặc đƣa đến bờ vực phá sản nếu không có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời.

Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến nền kinh tế xã hội

Bắt nguồn từ bản chất và chức năng của ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính chuyên huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để cho các tổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đông hà nội (Trang 33 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)