Phương pháp quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đông hà nội (Trang 57 - 61)

1.2. Cơ sở lý luâ ̣n về tín dụng và rủi ro tín dụng của ngân hàng thƣơng mại

1.2.4. Phương pháp quản trị rủi ro tín dụng

Trên cơ sở việc nghiên cứu tính toán các loại rủi ro ngân hàng đã và có thể gặp phải, ngân hàng tiến hành xây dựng các chiến lƣợc dài hạn để quản trị những rủi ro đó và cụ thể hóa thành các kế hoạch quản trị cho từng giai đoạn cụ thể.

Kế hoạch quản trị rủi ro tín dụng

Đây là sự cụ thể hóa chiến lƣợc quản trị rủi ro thành những công việc cụ thể nhằm quản lý RRTD trong mỗi giai đoạn. Đó là các kế hoạch quản lý các khoản nợ vay, quản lý khách hàng, quản lý các khoản nợ xấu. Trong mỗi kế hoạch phải có tính toán các bƣớc công việc cần thực hiện, dự trù các biện pháp giải quyết những vấn đề nảy sinh (các biện pháp có thể xử lý khi rủi ro xảy ra). Kế hoạch quản trị rủi ro cũng phải đề ra các công cụ mà ngân hàng sử dụng để quản trị rủi ro. Các công cụ thƣờng đƣợc sử dụng nhƣ:

a) Chính sách tín dụng

Đây là một văn bản cung cấp cho cán bộ tín dụng và các nhà quản lý một khung chỉ dẫn chi tiết đề ra các quyết định tín dụng và định hƣớng danh mục đầu tƣ tín dụng của ngân hàng. Nội dung cơ bản thƣờng gồm:

- Mô tả thị trƣờng mục tiêu.

- Công bố các tiêu chuẩn đối với danh mục cho vay.

- Phân định quyền hạn, trách nhiệm những ngƣời liên quan trong việc ra quyết định cho vay.

- Quy định chính sách, phƣơng pháp xácđịnh lãi suất, các khoản phí, thời hạn vay vốn,…

b) Giới hạn cấp tín dụng

Để hạn chế rủi ro, ngân hàng sẽ quy định hạn mức cấp tín dụng tối đa

cho mỗi cấp quản trị. Nó có thể quy định cho từng chi nhánh, từng phòng giao dịch hoặc theo loại sản phẩm tín dụng.

Giới hạn tín dụng đƣợc hiểu là mức tín dụng an toàn tối đa trong đó doanh nghiệp quản trị đƣợc hoạt động của mình một cách hiệu quả và với mức này rủi ro ngân hàng có thể chịu đối với doanh nghiệp là thấp nhất. Giới hạn tín dụng gồm hạn mức của toàn bộ các hoạt động hay dịch vụ chứa đựng rủi ro mà ngân hàng cấp cho khách hàng (nhƣ dƣ nợ, mở L/C, bảo lãnh,...). Khi vƣợt qua giới hạn này, rủi ro đã ở quá mức cho phép. Giới hạn tín dụng đƣợc tính toán trên cơ sở chính sách tín dụng ngân hàng, xếp hạng tín dụng của khách hàng, lĩnh vực kinh doanh và quy mô hoạt động của khách hàng, khả năng quản trị của bản thân ngân hàng.

c) Xếp hạng tín dụng khách hàng

Ngân hàng thực hiện việc đánh giá rủi ro của khách hàng theo định kỳ,

từ đó xếp hạng tín dụng cho khách hàng. Việc xếp hạng này giống nhƣ phân loại các khách hàng theo các nhóm có độ rủi ro khác nhau nhằm có biện pháp quản lý hiệu quả đối với khách hàng cũng nhƣ sớm phát hiện và ngăn chặn các dấu hiện bất thƣờng xảy ra.

d) Tài sản thế chấp

Đây là nguồn đảm bảo cho ngân hàng trong trƣờng hợp không thu đƣợc nợ từ khách hàng. Tuy nhiên đây chỉ là điều kiện cần để khách hàng đƣợc xét cho vay. Trên thực tế nhiều ngân hàng ỷ lại vào tài sản này và lơ là trong việc thẩm định khách hàng với tâm lý nếu không đòi đƣợc nợ thì bán tài sản thế chấp đi để bù. Đây là một quan điểm rất thiển cận và thiếu trách nhiệm rất cần đƣợc chấn chỉnh nếu muốn nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng.

e) Đa dạng hóa danh mục đầu tư

Công cụ này cũng dựa trên nguyên tắc phân tán rủi ro thƣờng đƣợc các

chuyên gia nhắc đến là “không bỏ tất cả trứng vào một giỏ”. Để quản trị tốt danh mục đầu tƣ thì ngân hàng cần nghiên cứu từng thị trƣờng, ngành hàng, loại sản phẩm tín dụng,..với các đặc điểm hoạt động khác nhau, mức độ rủi ro khác nhau nhằm tìm ra thị trƣờng tín dụng mục tiêu và một cơ cấu danh mục đầu tƣ cân đối.

Hoạt động xử lý rủi ro tín dụng

a) Xử lý các nguyên nhân chủ quan về phía ngân hàng thương mại

- Tổ chức hợp lý và khoa học quy trình tín dụng theo hƣớng chặt chẽ và có hiệu quả, tập trung vào ba giai đoạn, nghiên cứu khách hàng, giám sát khách hàng vay và thu nợ.

- Thực hiện đa dạng hóa khách hàng và phân tán rủi ro.

- Nâng cao trình độ năng lực đội ngũ cán bộ, nhất là năng lực thẩm định dự án, thẩm định khách hàng.

-Xây dựng chiến lƣợc khách hàng.

b) Xử lý nợ quá hạn

Khi một khoản vay có vấn đề thì không phải NHTM sẽ mất trắng. NHTM cần phải tìm cách thu hồi toàn bộ hoặc một phần khoản vay. Có hai sự lựa chọn đối với xử lý nợ quá hạn: khai thác hoặc thanh lý. Tuy vậy, cần nhấn mạnh ở đây ba nguyên tắc xử lý nợ quá hạn là: chống xóa nợ, hạn chế gia nợ, chống đảo nợ.

- Khai thác là một quá trình làm việc với ngƣời vay cho đến khi khoản nợ đƣợc trả một phần hay toàn bộ mà không dựa vào các công cụ pháp lý để ép buộc thu nợ.

- Thanh lý đối với các khoản nợ có vấn đề, nợ khó đòi đƣợc thực hiện khi việc tổ chức khai thác tỏ ra không hiệu quả. Các công cụ để thực hiện

thanh lý bao gồm: phát mại tài sản thế chấp, kết hợp với cơ quan pháp lý để ép buộc thu hồi nợ, sử dụng nghiệpvụ mua bán nợ trên thị trƣờng.

c) Trích lập dự phòng tổn thất

Việc trích lập dự phòng tổn thất đƣợc thực hiện đối với các khoản nợ quá hạn, chia theo 5 nhóm, tỷ lệ trích lập khác nhau: nhóm 1(0%), nhóm 2(5%), nhóm 3(20%), nhóm 4(50%), nhóm 5(100%).

Riêng đối với các khoản nợ khoanh chờ chính phủ xử lý, ngân hàng trích lập dự phòng cụ thể theo khả năng tài chính của mình.

Số tiền dự phòng cụ thể đối với từng khoản nợ đƣợc tính theo công thức sau đây:

R = max {0, (A - C)} x r

Trong đó:

R: Số tiền dự phòng cụ thể phải trích A: Số dƣ nợ gốc của khoản nợ

C: Giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm r: Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đông hà nội (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)