0
Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Về góp vốn, mua cổ phần của NHTM (Điều 103):

Một phần của tài liệu BÌNH LUẬN, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH Ở VIỆT NAM NÓI CHUNG VÀ CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG NÓI RIÊNG. CÁC ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CỦA NHÓM (Trang 42 -43 )

II. ĐÁNH GIÁ QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

2.5.10 Về góp vốn, mua cổ phần của NHTM (Điều 103):

NHTM chỉ được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần vào các doanh nghiệp khác. Để hoạt động trong các lĩnh vực chứng khoán (gồm bảo lãnh phát hành chứng khoán, môi giới chứng khoán; quản lý, phân phối chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán; quản lý danh mục đầu tư chứng khoán và mua, bán cổ phiếu), cho thuê tài chính và bảo hiểm, NHTM phải thành lập công ty con, công ty liên kết. Đối với các lĩnh vực quản lý tài sản bảo đảm, kiều hối, kinh doanh ngoại hối, bao thanh toán, phát hành thẻ tín dụng, tín dụng tiêu dùng, dịch vụ hỗ trợ thanh toán, NHTM có thể lựa chọn trực tiếp thực hiện các hoạt động này hoặc gián tiếp thực hiện thông qua thành lập công ty con, công ty liên kết. Tuy nhiên, việc góp vốn, mua cổ phần của NHTM phải tuân thủ các giới hạn quy định tại Điều 129 của Luật. Việc mua, nắm giữ cổ phiếu của NHTM, công ty con của NHTM trong các TCTD khác được thực hiện theo quy định (về giới hạn và điều kiện) của NHNN.

• Nguyên nhân NHNN không cấm NHTM mua, nắm giữ cổ phiếu vì:

- Hiện nay, một số ngân hàng nhỏ rất cần thu hút kinh nghiệm, quản lý, điều hành và công nghệ của các ngân hàng lớn bằng việc bán cổ phần cho các ngân hàng lớn. - Hệ thống các tổ chức tín dụng của nước ta còn đang trong giai đoạn đầu của sự phát

triển nên cần thiết có mua bán cổ phiếu giữa các TCTD làm tiền đề cho việc sáp nhập nhằm nâng cao năng lực tài chính của các TCTD, lành mạnh hóa hệ thống.

- Việc cấm NHTM Việt Nam nắm giữ cổ phần của các TCTD là sự bất bình đẳng giữa NHTM trong nước với các ngân hàng nước ngoài vì quy định của pháp luật hiện hành cho phép các ngân hàng nước ngoài nắm giữ cổ phần của các TCTD Việt Nam để trở thành cổ đông chiến lược. Việc này tạo cơ hội cho NHTM cạnh tranh công bằng hơn với các NH nước ngoài có chi nhánh tại VN đồng thời vẫn đặt hoạt động kinh doanh của các NHTM dưới sự kiểm soát của NHNN.

• NHTM được mua và nắm giữ cổ phần giới hạn trong quy định của NHNN vì:

- Việc sở hữu vốn đan chéo lẫn nhau trong khu vực ngân hàng làm tăng nguy cơ rủi ro hệ thống, đặc biệt trong những trường hợp có sự cố rút tiền hàng loạt hoặc khi một NHTM gặp khó khăn về tài chính.

- Vốn của các ngân hàng Việt Nam hiện tại còn nhỏ, việc cho phép các NHTM sử dụng vốn để đầu tư vào các NHTM/TCTD khác có cùng tính chất rủi ro là đi ngược lại xu hướng nâng cao vốn nhằm đảm bảo an toàn hoạt động của NHTM. - Năng lực trình độ quản trị và công nghệ của các NH Việt Nam còn thấp hơn nhiều

so với khu vực và quốc tế, do đó sự tham gia vốn của các Ngân hàng Việt Nam với nhau trên thực tế không giúp nhiều cho việc nâng cao trình độ, kinh nghiệm quản lý, điều hành và công nghệ.

- Nếu NHTM được mua và nắm giữ cổ phần không giới hạn sẽ dễ xảy ra tình trạng các NHTM với vốn lớn và kinh nghiệm kinh doanh dễ dàng thao túng các NH, TCTD non trẻ qua việc tung vốn để nắm giữ cổ phần và điều khiển hoạt động kinh doanh dưới chiêu bài “phân tán rủi ro” khi dàn trải vốn. Từ đó sẽ làm lũng đoạn nền kinh tế thị trường. Đó cũng là quy định mới, chặt chẽ hơn của luật 2010 về việc năm giữ cổ phần của TCTD dưới sự điều khiển của NHNN.

Một phần của tài liệu BÌNH LUẬN, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH Ở VIỆT NAM NÓI CHUNG VÀ CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG NÓI RIÊNG. CÁC ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CỦA NHÓM (Trang 42 -43 )

×