Quy định về tăng vốn pháp định của các TCTD:

Một phần của tài liệu Bình luận, đánh giá thực trạng quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh ở Việt Nam nói chung và các tổ chức tín dụng nói riêng. Các đề xuất, kiến nghị của nhóm (Trang 35 - 36)

II. ĐÁNH GIÁ QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

2.2.3. Quy định về tăng vốn pháp định của các TCTD:

Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ (Nghị định 141) về ban hành Danh mục vốn pháp định của các TCTD, đã xác định rõ lộ trình tăng vốn của các TCTD. Theo đó, TCTD được cấp giấy phép thành lập và hoạt động phải có biện pháp bảo đảm số vốn điều lệ thực góp hoặc được cấp tối thiểu tương đương mức vốn pháp định quy định tại Danh mục ban hành kèm theo, chậm nhất vào ngày 31/12/2008 và ngày 31/12/2010. Việc xác định lộ trình tăng vốn cho các TCTD cho phép các TCTD có thời gian để chủ động kế hoạch tăng vốn điều lệ, điều chỉnh tăng vốn phù hợp với quy mô hoạt động và năng lực quản trị điều hành, có cơ sở đảm bảo việc tăng vốn điều lệ góp phần tăng năng lực tài chính, đồng thời duy trì TCTD hoạt động an toàn, hiệu quả. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam giai đoạn đó, việc quy định lộ trình tăng vốn như vậy là phù hợp.

Theo quy định tại Nghị định số 10/2011/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 26/01/2011 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 141, mức vốn pháp định của tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Nghị định này vẫn giữ nguyên như quy định tại Nghị định 141, cụ thể: ngân hàng thương mại nhà nước (3.000 tỷ đồng); ngân hàng thương mại cổ phần (3.000 tỷ đồng); ngân hàng liên doanh (3.000 tỷ đồng); ngân hàng 100% vốn nước ngoài (15 triệu USD); ngân hàng chính sách (5.000 tỷ đồng); công ty tài chính (500 tỷ đồng); công ty cho thuê tài chính (150 tỷ đồng)… Nghị định cũng quy định, trong thời gian các TCTD chưa đảm bảo mức vốn pháp định, NHNN không xem xét việc mở rộng mạng lưới hoạt động (chi nhánh,

văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp, các loại hình hiện diện khác theo quy định của pháp luật) và việc mở rộng nội dung hoạt động của TCTD. Như vậy, thực chất của việc “gia hạn” này của Chính phủ chỉ là để “giải quyết cái khó” trước mắt của một số TCTD không đáp ứng được yêu cầu tăng vốn khi hết hạn mà chưa tập trung giải quyết triệt để những hậu quả của việc chậm tăng vốn của các TCTD đối với thị trường ngân hàng Việt Nam.

Trong khi ở Việt Nam, đối với lĩnh vực ngân hàng hết sức quan trọng nhưng sự điều chỉnh vốn pháp định trong các Nghị định của Chính phủ lại diễn ra hết sức chóng vánh, khiến cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này cũng hết sức lúng túng từ con số 50 (70) tỷ đồng theo Nghị định 82/1998/NĐ-CP lên 1.000 tỷ đồng theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP vào thời điểm năm 2008 rồi đến 3.000 tỷ đồng cũng theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP vào thời điểm năm 2010, dự kiến còn có thể tăng lên đến 5.000 tỷ (năm 2012) và 10.000 tỷ đồng (năm 2015) theo định hướng của Chính phủ đã gây xáo trộn lớn cho hệ thống ngân hàng Việt Nam, làm cho cung cầu tiền tệ trên thị trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng, buộc DN phải “cõng” thêm thủ tục hành chính mà lẽ ra chúng phải được giảm trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế như: doanh nghiệp phải làm thủ tục xin phép Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cho phát hành chứng khoán để tăng vốn trên thị trường chứng khoán, phải làm thủ tục xin phép Ngân hàng Nhà nước phê duyệt phương thức tăng vốn, phải làm đơn xin Nhà nước lùi thời hạn tăng vốn pháp định suốt hơn 2 năm qua khiến nhiều ngân hàng cảm thấy mệt mỏi với thủ tục hành chính ”ăn theo” việc tăng vốn này.

Hơn nữa, việc quy định vốn pháp định và thay đổi mức vốn nhiều lần trong thời gian ngắn cũng gây bức xúc cho doanh nghiệp. Điều đó thể hiện chính sách thiếu nhất quán mang tính lâu dài trong công tác quản lí nhà nước cho vấn đề vốn pháp định. Tính đến thời điểm tháng 12/2010, có đến 9 ngân hàng thương mại không đáp ứng đủ vốn pháp định 3.000 tỷ đồng, buộc Chính phủ phải cho gia hạn thời hạn tăng vốn pháp định thêm 1 năm nữa đến ngày 31/12/2011, thay cho ngày 31/12/2010 như Nghị định 141/2006/NĐ-CP đã quy định.

Một phần của tài liệu Bình luận, đánh giá thực trạng quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh ở Việt Nam nói chung và các tổ chức tín dụng nói riêng. Các đề xuất, kiến nghị của nhóm (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w