1 .Khái quát chung về giá dự thầu
2. Phương pháp lập giá dự thầu
2.3 Xác định từng khoản mục chi phí trong đơn giá dự thầu
2.3.1 Chi phí vật liệu
- Chi phí vật liệu trong đơn giá dự thầu bao gồm chi phí vật liệu chính, vật liệu phụ, vật liệu luân chuyển… Đối với vật liệu chính xác định căn cứ vào số lượng vật liệu đủ quy cách phẩm chất tính cho một đơn vị tính, bao gồm : vật liệu cấu thành sản phẩm (vật liệu hữu ích) và vật liệu hao hụt trong quá trình thi công. Tất cả số lượng này đã được tính vào định mức của nhà thầu. Các hao hụt ngoài công trường đã được tính vào giá vật liệu. Cách tính này rất phù hợp với cơ chế thị trường vì đơn vị nào cung cấp vật liệu đến chân công trình rẻ hơn thì nhà thầu mua.
- Ngoài số lượng vật liệu chính theo định mức của doanh nghiệp, còn phảI tính thêm chi phí cho các loại vật liệu phụ (tuỳ theo từng loại sản phẩm), thông thường người ta tính bằng tỷ lệ % so với vật liệu chính (khoảng từ 5 – 10%).
- Vật liệu luân chuyển như ván khuôn đà giáo… Đặc điểm của vật liệu luân chuyển là được sử dụng nhiều lần và giá trị của nó được chuyển dần vào giá trị sản phẩm dưới dạng khấu trừ dần. Có thể xác định phần giá trị của vật liệu luân chuyển chuyển vào giá trị sản phẩm qua mỗi lần luân chuyển theo công thức kinh nghiệm sau : ( 1) 2 2 lc h n n K
K : hệ số luân chuyển của vật liệu luân chuyển qua mỗi lần sử dụng (hệ sốlc chuyển giá trị)
n: số lần sử dụng vật liệu luân chuyển. Trường hợp vật liệu sử dụng tại một chỗ nhưng sử dụng lưu dài ngày thì cứ sau một thời gian nhất định (từ 3 – 6 tháng) lại được tính thêm 1 lần luân chuyển.
Vậy chi phí vật liệu trong đơn giá dự thầu được tính bình quân theo công thức sau:
1 1
(1 p) n vli m vllci lci
vli
i j
VL K DM g C K
Trong đó : số hạng thứ nhất, tính chi phí vật liệu chính và vật liệu phụ; số hạng thứ hai tính chi phí vật liệu sử dụng luân chuyển;
K : hệ số tính đến chi phí vật liệu phụ (K = 0,05 – 0,10);p p DM : định mức vật liệu của nhà thầu đối với loại vật liệu chính ivli
g : giá 1 đơn vị tính loại vật liệu chính i đến hiện trường do nhà thầu tựvli xác định (hoặc giá vật liệu theo mặt bằng thống nhất trong hồ sơ mời thầu) giá này chưa bao gồm thuế VAT.
n: số loại vật liệu chính sử dụng cho công tác xây lắp đó m: số loại vật liệu luân chuyển dùng cho công tác xây lắp C : tiền mua vật liệu luân chuyển loại j (đ)vllci
K : hệ số chuyển giá trị vào sản phẩm qua 1 lần sử dụng vật liệu luânlci chuyển loại j
2.3.2 Chi phí nhân công
- Chi phí nhân công trong đơn giá dự thầu được xác định dựa vào định mức hao hụt sức lao động, cấp bậc thợ (trình độ tay nghề) và giá nhân công trên thị trường.
- Chi phí nhân công trong đơn giá dự thầu theo công thức: NCi = B x TLi
Trong đó:
Bi: Định mức lao động bằng ngày công trực tiếp xây lắp theo cấp bậc bình quân xác định theo định mức nội bộ thì có thể lấy theo định mức dự toán của Nhà nước ban hành và điều chỉnh cho phù hợp với doanh nghiệp của mình (ngày công). TL: Tiền công trực tiếp xây lắp tương ứng với cấp bậc thợ bình quân ngày công mà cấp bậc thợ trả.
- Xác định cấp bậc thợ bình quân cho từng loại công việc dựa vào biên chế tổ thợ đã được đúc kết qua nhiều công trình xây dựng và giá nhân công trên thị trường lao động.
Cấp thợ bình quân của tổ thợ được xác định theo công thức :
k i k i ni Ci ni Cbq 1 1 . Trong đó: C Cấp thợ bình quân.bq n Số công nhân bậc thứ i.i C Cấp bậc thợ, i = 1, 2, 3…., k.i
k Số bậc tương ứng với số bậc lương trong các thang lương, Nếu thang lương 7 bậc thì k=7
Nếu thang lương 6 bậc thì k=6.
Tiền công bình quân cho 1 giờ làm việc (1 giờ công)
k i k i ni x x Li ni TCbq 1 1 26 8 . Trong đó :
Li Mức lương cơ bản của công nhân bậc I (tính theo tháng) trong thang lương tương ứng.
i= 1, 2, 3 ……..,k. ni Số công nhân bậc thứ i. k Số bậc trong 1 thang lương.
2.3.3 Chi phí máy thi công
a. Nội dung chi phí trong giá ca máy
Giá ca máy là mức chi phí dự tính cần thiết cho máy và thiết bị thi công làm việc trong một ca.
Các khoản mục chi phí được tính vào giá ca máy bao gồm: chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, chi phí nhiên liệu, năng lượng, tiền lương thợ điều khiển máy và chi phí khác của máy.
b. Phương pháp xây dựng giá ca máy
C = C + C + C + C + CCM KH SC NL TL CPK (đ/ca) Trong đó:
C : Chi phí khấu hao (đ/ca)KH C : Chi phí sửa chữa (đ/ca)SC
CNL : Chi phí nhiên liệu - năng lượng (đ/ca) CTL : Chi phí tiền lương thợ điều khiển máy (đ/ca) CCPK: Chi phí khác (đ/ca)
2.3.4 Chi phí trực tiếp khác
- Chi phí trực tiếp khác là những chi phí cho những công tác cần thiết phục vụ trực tiếp cho việc thi công xây dựng công trình như di chuyển lực lượng lao động trong nội bộ công trường, an toàn lao động, bảo vệ môi trường cho người lao động và môi trường xung quanh, chi phí bơm nước, vét bùn, thí nghiệm vật liệu xây dựng….không xác định được khối lượng từ thiết kế.
- Chi phí trực tiếp khác được tính bằng 1.5% trên tổng chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công. Riêng các công tác xây dựng trông hầm giao thông, hầm thủy điện, hầm lò thì chi phí trực tiếp khác (kể cả chi phí vận hành, chi phí sửa chữa thường xuyên hệ thống cấp thoát nước, cấp gió, cấp điện phục vụ thi công trong hầm) được tính bằng 6.5% tổng chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công.
- Trường hợp nếu chi phí trực tiếp khác tính theo tỷ lệ quy định không phù hợp thì căn cứ vào điều kiện thực tế để xem xét điều chỉnh mức tỷ lệ cho phù hợp.
2.3.5 Chi phí chung
- Chi phí chung bao gồm chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí điều hành sản xuất tại công trường, chi phí phục vụ công nhân, chi phí phục vụ thi công tại công trường và một số chi phí khác. Chi phí chung được tính bằng tỷ lệ phần trăm % trên chi phí trực tiếp hoặc bằng tỷ lệ phần trăm % trên chi phí nhân công trong dự toán theo quy định đối với từng loại công trình.
- Đối với các hạng mục công trình tương ứng với từng loại công trình thì mỗi hạng mục công trình đó được coi như công trình độc lập và được áp dụng định mức tỷ lệ chi phí chung theo từng loại công trình phù hợp.
2.3.6 Thuế và lãi
- Hiện nay các doanh nghiệp xây dựng phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng.Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu, người mua hàng
phải chịu thông qua thuế gộp vào giá bán. Thuế VAT về xây dựng là 10%. Thuế giá trị gia tăng đầu ra được sử dụng để trả số thuế giá trị gia tăng đầu vào mà doanh nghiệp xây dựng đã trả trước khi mua các loại vật tư, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng …Còn lãi khi xác định giá dự thầu, do sản phẩm xây dựng được sản xuất ra theo đơn đặt hàng, nên sản phẩm làm xong coi như là đã bán sản phẩm . Nên khi đấu thầu thường giảm lãi để tăng khả năng trúng thầu vì giá sản phẩm rất lớn nên chỉ cần một tỷ lệ lãi nhỏ thì về giá trị thu được cũng rất lớn.
2.3.7 Chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công:
- Chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công được tính bằng 2% trên tổng chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước đối với các công trình đi theo tuyến ngoài đô thị và vùng dân cư như đường dây tải điện, đường dây thông tin bưu điện, đường giao thông, kênh mương, đường ống, các công trình thi công dạng tuyến khác và bằng 1% đối với các công trình còn lại.
- Đối với các trường hợp đặc biệt khác ( ví dụ như công trình có quy mô lớn, phức tạp, các công trình ngoài hải đảo,…) nếu theo khoản mục chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công tính theo tỷ lệ trên không phù hợp thì chủ đầu tư căn cứ điều kiện thực tế, lập dự toán xác định chi phí này cho phù hợp và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
- Đối với trường hợp đấu thầu thì khoản mục chi phí này phải tính trong giá gói thầu, giá dự thầu được thanh toán theo giá hợp đồng đã được ký kết.
- Nhà thầu thi công xây dựng công trình có thể dùng khoản chi phí này để xây dựng mới, thuê nhà tại hiện trường hoặc thuê xe đưa đón cán bộ công nhân.