1.Khái quát chung về giá dự thầu 1.1 Giá dự thầu và biểu giá
- Giá dự thầu là giá do nhà thầu nêu trong đơn dự thầu thuộc hồ sơ dự thầu sau khi trừ đi phần giảm giá (nếu có). Giá dự thầu của nhà thầu phải bao gồm toàn bộ các chi phí cần thiết để thực hiện gói thầu.
- Nhà thầu phải điền đơn giá và thành tiền cho tất cả các hạng mục chi tiết của công trình nêu trong Bảng tiên lượng. Đơn giá dự thầu phải bao gồm các yếu tố quy định tại Bảng dữ liệu.
Trường hợp nhà thầu phát hiện ra tiên lượng chưa chính xác so với thiết kế, nhà thầu có thể lập một bảng riêng cho phần khối lượng sai khác này làm cơ sở thương thảo Hợp đồng khi nhà thầu trúng thầu. Nhà thầu không được tính toán phần khối lượng sai khác này vào giá dự thầu.
- Nhà thầu có thể tham khảo định mức do cơ quan có thẩm quyền công bố để lập giá dự thầu theo khả năng của mình. Đơn giá dự thầu phải phù hợp với Biện pháp thi công.
- Trường hợp Nhà thầu có thư giảm giá thì có thể nộp cùng với Hồ sơ dự thầu hoặc nộp riêng song phải đảm bảo nộp trước thời điểm đóng thầu. Hoặc nộp riêng và phải đảm bảo trước thời điểm đóng thầu.
Trong thư giảm giá có nêu rõ nội dung và cách thức giảm giá vào các hạng mục cụ thể nêu lên trong Bảng tiên lượng. Trường hợp không nêu rõ cách thức giảm giá thì được hiểu là giảm đều theo tỷ lệ cho từng hạng mục nêu trong Bảng tiên lượng. - Đơn giá và giá dự thầu do nhà thầu chào là giá cố định và sẽ không được điều chỉnh trong quá trình thực hiện Hợp đồng, trừ khi có quy định khác tại Bảng dữ liệu.
- Trường hợp gói thầu được chia thành nhiều phần và cho phép dự thầu theo từng phần quy định trong Bảng dữ liệu thì nhà thầu có thể chào cho một hoặc nhiều phần của gói thầu.
1.2Căn cứ để lập hồ sơ dự thầu
- Căn cứ bảng tiên lượng tâng 10-11-12. Nghị định số 36/2003/NĐ-CP ngày
04/4/2003 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
- Căn cứ Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
- Căn cứ định mức 1776, 1777, 1779, 1784... và hệ thống định mức riêng của nhà thầu
- Căn cứ đơn giá xây dựng công trình của địa phương, khảo sát và xác định giá vật liệu, đơn giá nhân công, máy thi công đến hiện trường xây lắp tham khảo
- Căn cứ thông tư 05/2007 ngày 25/07/2007 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
- Căn cứ nghị định 31/2012/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu chung vừa được Chính phủ ban hành hôm nay (12/4), mức lương tối thiểu chung thực hiện từ 1/5/2012 là 1.050.000 đồng/tháng, tăng 220.000 đồng/tháng so với mức lương 830.000 đồng/tháng hiện đang áp dụng.)
- Căn cứ thông tư 29/2012/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ngày 10 tháng 12 năm 2012 về việc hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động.
- Căn cứ nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 về hệ số lương và cấp bậc lương
- Căn cứ nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng (Thay thế 58/2008) - Căn cứ hệ thống Luật
+ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 + Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11
+ Luật số 38/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản
- Các biểu mẫu hướng dẫn của Bộ Kế hoạch & Đầu tư.
2. Phương pháp lập giá dự thầu
2.1 Một số chú ý khi lập giá dự thầu:
- Chủ đầu tư của dự án sẽ mời thầu và lựa chọn ra nhà thầu. Tùy theo điều kiện, hồ sơ mời dự thầu xây dựng chỉ có thể gửi cho một số nhà thầu (đấu thầu hạn chế) hoặc công bố trên phương tiện thông tin đại chúng (đấu thầu rộng rãi). - Một trong những tiêu chuẩn quan trọng xét trúng thầu đó là giá dự thầu. - Để tham gia đấu thầu một công trình xây dựng, các doanh nghiệp xây dựng lập dự toán chi phí xây dựng chi tiết cho công trình đó nhằm xác định đúng đắn giá dự thầu công trình theo khả năng tổ chức và trình độ kỹ thuật thi công của đơn vị mình.
- Muốn thắng thầu, nhà thầu phải xây dựng được giá dự thầu của đơn vị mình sao cho có khả năng cạnh tranh cao, đồng thời đảm bảo các yêu cầu khác đối với việc thi công công trình theo quy định.
- Đơn vị dự thầu phải có trình độ chức xây lắp tốt, có biện pháp kỹ thuật tiên tiến, có phương tiện thi công hiện đại, tổ chức và quản lý và sử dụng lao động hợp lý, khoa học… để có hiệu quả sản xuất cao nhất, từ đó xây dựng được các định mức, đơn giá nội bộ, tiên tiến cho đơn vị mình, mặt khác nghiên cứu và tìm biện pháp giảm thấp các chi phí ở mọi khâu trong quá trình chuẩn bị và thi công công trình.
- Xác định các khối lượng công tác xây dựng một cách tỷ mỷ, chính xác, phù hợp với định mức, đơn giá nội bộ của chính đơn vị mình, phù hợp với việc giao khoán cho từng đội ,tổ xây dựng hay cho từng công nhân.
- Với những cơ sở nêu trên, nội dung lập dự toán đấu thầu xây dựng cơ bản giống như phương pháp lập dự toán chi phí xây dựng.
* Giá dự thầu được xác định theo công thức tổng quát sau:
GDT = QixĐGi
Trong đó :
Qi- Khối lượng công việc xây dựng thứ i do bên mời thầu cung cấp trên cơ sở tiên lượng được bóc từ các bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công.
ĐGi - Đơn giá dự thầu công tác xây dựng thứ i do nhà thầu lập theo hướng dẫn chung của nhà nước về lập giá xây dựng, trên cơ sở điều kiện cụ thể của mình và theo mặt bằng giá đươc ấn định trong hồ sơ mời thầu.
Giá dự thầu được tổng hợp theo bảng:
TT Các bộ phận và tên CV xây dựng Đơn vị Khốilượng
(Q )i Đơn giá dự thầu (ĐG )i Thành tiền (1) (2) (3) (4) (5) (6) 1 Công việc 1 Công việc 2 …….
Công việc n
Giá dự thầu xây dựng GDTh
2.2 Các thành phần chi phí tạo nên đơn giá dự thầu :
STT KHOẢN MỤC CHI PHÍ CÁCH TÍNH KÝ HIỆU I CHI PHÍ TRỰC TIẾP 1 Chi phí vật liệu n Q x Dj jvl j=1 VL
2 Chi phí nhân công
n
Q x D x (1 + K )j jnc nc j=1
NC
3 Chi phí máy thi công
n Q x D x (1 + K )j jm mtc j=1 M 4 Chi phí trực tiếp khác (VL+NC+M) x tỷ lệ TT Chi phí trực tiếp VL+NC+M+TT T II CHI PHÍ CHUNG T x tỷ lệ C
III THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH
TRƯỚC (T+C) x tỷ lệ TL
Chi phí xây dựng trước thuế (T+C+TL) G
IV THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG G x TGTGT-XD GTGT
Chi phí xây dựng sau thuế G + GTGT GXD
V CHI PHÍ XÂY DỰNG NHÀ TẠM TẠI HIỆN TRƯỜNG ĐỂ Ở
G x tỷ lệ x (1+ TGTGT- XD)
VÀ ĐIỀU HÀNH THI CÔNG
Giá dự thầu xây dựng G x (1+TGTGT)+L GDTh
Trong đó:
+ Trường hợp chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công được xác định theo khối lượng và đơn giá xây dựng tổng hợp:
- Q là khối lượng một nhóm công tác hoặc một đơn vị kết cấu, bộ phận thứ jj của công trình (j=1n).
- Djvl, Djnc, Djm là chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công trong đơn giá xây dựng tổng hợp một nhóm công tác hoặc một đơn vị kết cấu, bộ phận thứ j của công trình.
+ Trường hợp chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công được xác định theo cơ sở khối lượng và đơn giá xây dựng chi tiết:
- Q là khối lượng công tác xây dựng thứ j (j=1j n).
- D , Djvl jnc, Djm là chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công trong đơn giá xây dựng chi tiết của công tác xây dựng thứ j.
Chi phí vật liệu (D ), chi phí nhân công (D ), chi phí máy thi công (D )jvl jnc jm trong đơn giá chi tiết và đơn giá tổng hợp được tính toán. Tổng hợp đơn giá xây dựng công trình (gồm đơn giá xây dựng chi tiết và đơn giá xây dựng tổng hợp) là một phần trong hồ sơ dự toán công trình.
+ K , K : hệ số điều chỉnh nhân công, máy thi công (nếu có).nc mtc
+ Định mức tỷ lệ chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước được quy định tại Bảng 2.4 của Phụ lục này.
+ G: chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình, bộ phận, phần việc, công tác trước thuế.
+ TGTGT-XD: mức thuế suất thuế GTGT quy định cho công tác xây dựng. + Gdt: Giá dự thầu xây dựng.
+ GXDNT : chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công. + G : chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình, bộ phận, phần việc,XD công tác sau thuế và chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công.
Có thể tính thêm hệ số trượt giá: Ktrg
Có thể xem xét đến yếu tố rủi ro: Krr
Chi phí dự phòng: Gdp
Đơn giá dự thầu tính theo công thức: Đgt = Gdt x (1 + K + K + G )trg rr dp
2.3 Xác định từng khoản mục chi phí trong đơn giá dự thầu2.3.1 Chi phí vật liệu 2.3.1 Chi phí vật liệu
- Chi phí vật liệu trong đơn giá dự thầu bao gồm chi phí vật liệu chính, vật liệu phụ, vật liệu luân chuyển… Đối với vật liệu chính xác định căn cứ vào số lượng vật liệu đủ quy cách phẩm chất tính cho một đơn vị tính, bao gồm : vật liệu cấu thành sản phẩm (vật liệu hữu ích) và vật liệu hao hụt trong quá trình thi công. Tất cả số lượng này đã được tính vào định mức của nhà thầu. Các hao hụt ngoài công trường đã được tính vào giá vật liệu. Cách tính này rất phù hợp với cơ chế thị trường vì đơn vị nào cung cấp vật liệu đến chân công trình rẻ hơn thì nhà thầu mua.
- Ngoài số lượng vật liệu chính theo định mức của doanh nghiệp, còn phảI tính thêm chi phí cho các loại vật liệu phụ (tuỳ theo từng loại sản phẩm), thông thường người ta tính bằng tỷ lệ % so với vật liệu chính (khoảng từ 5 – 10%).
- Vật liệu luân chuyển như ván khuôn đà giáo… Đặc điểm của vật liệu luân chuyển là được sử dụng nhiều lần và giá trị của nó được chuyển dần vào giá trị sản phẩm dưới dạng khấu trừ dần. Có thể xác định phần giá trị của vật liệu luân chuyển chuyển vào giá trị sản phẩm qua mỗi lần luân chuyển theo công thức kinh nghiệm sau : ( 1) 2 2 lc h n n K
K : hệ số luân chuyển của vật liệu luân chuyển qua mỗi lần sử dụng (hệ sốlc chuyển giá trị)
n: số lần sử dụng vật liệu luân chuyển. Trường hợp vật liệu sử dụng tại một chỗ nhưng sử dụng lưu dài ngày thì cứ sau một thời gian nhất định (từ 3 – 6 tháng) lại được tính thêm 1 lần luân chuyển.
Vậy chi phí vật liệu trong đơn giá dự thầu được tính bình quân theo công thức sau:
1 1
(1 p) n vli m vllci lci
vli
i j
VL K DM g C K
Trong đó : số hạng thứ nhất, tính chi phí vật liệu chính và vật liệu phụ; số hạng thứ hai tính chi phí vật liệu sử dụng luân chuyển;
K : hệ số tính đến chi phí vật liệu phụ (K = 0,05 – 0,10);p p DM : định mức vật liệu của nhà thầu đối với loại vật liệu chính ivli
g : giá 1 đơn vị tính loại vật liệu chính i đến hiện trường do nhà thầu tựvli xác định (hoặc giá vật liệu theo mặt bằng thống nhất trong hồ sơ mời thầu) giá này chưa bao gồm thuế VAT.
n: số loại vật liệu chính sử dụng cho công tác xây lắp đó m: số loại vật liệu luân chuyển dùng cho công tác xây lắp C : tiền mua vật liệu luân chuyển loại j (đ)vllci
K : hệ số chuyển giá trị vào sản phẩm qua 1 lần sử dụng vật liệu luânlci chuyển loại j
2.3.2 Chi phí nhân công
- Chi phí nhân công trong đơn giá dự thầu được xác định dựa vào định mức hao hụt sức lao động, cấp bậc thợ (trình độ tay nghề) và giá nhân công trên thị trường.
- Chi phí nhân công trong đơn giá dự thầu theo công thức: NCi = B x TLi
Trong đó:
Bi: Định mức lao động bằng ngày công trực tiếp xây lắp theo cấp bậc bình quân xác định theo định mức nội bộ thì có thể lấy theo định mức dự toán của Nhà nước ban hành và điều chỉnh cho phù hợp với doanh nghiệp của mình (ngày công). TL: Tiền công trực tiếp xây lắp tương ứng với cấp bậc thợ bình quân ngày công mà cấp bậc thợ trả.
- Xác định cấp bậc thợ bình quân cho từng loại công việc dựa vào biên chế tổ thợ đã được đúc kết qua nhiều công trình xây dựng và giá nhân công trên thị trường lao động.
Cấp thợ bình quân của tổ thợ được xác định theo công thức :
k i k i ni Ci ni Cbq 1 1 . Trong đó: C Cấp thợ bình quân.bq n Số công nhân bậc thứ i.i C Cấp bậc thợ, i = 1, 2, 3…., k.i
k Số bậc tương ứng với số bậc lương trong các thang lương, Nếu thang lương 7 bậc thì k=7
Nếu thang lương 6 bậc thì k=6.
Tiền công bình quân cho 1 giờ làm việc (1 giờ công)
k i k i ni x x Li ni TCbq 1 1 26 8 . Trong đó :
Li Mức lương cơ bản của công nhân bậc I (tính theo tháng) trong thang lương tương ứng.
i= 1, 2, 3 ……..,k. ni Số công nhân bậc thứ i. k Số bậc trong 1 thang lương.
2.3.3 Chi phí máy thi công
a. Nội dung chi phí trong giá ca máy
Giá ca máy là mức chi phí dự tính cần thiết cho máy và thiết bị thi công làm việc trong một ca.
Các khoản mục chi phí được tính vào giá ca máy bao gồm: chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, chi phí nhiên liệu, năng lượng, tiền lương thợ điều khiển máy và chi phí khác của máy.
b. Phương pháp xây dựng giá ca máy
C = C + C + C + C + CCM KH SC NL TL CPK (đ/ca) Trong đó:
C : Chi phí khấu hao (đ/ca)KH C : Chi phí sửa chữa (đ/ca)SC
CNL : Chi phí nhiên liệu - năng lượng (đ/ca) CTL : Chi phí tiền lương thợ điều khiển máy (đ/ca) CCPK: Chi phí khác (đ/ca)
2.3.4 Chi phí trực tiếp khác
- Chi phí trực tiếp khác là những chi phí cho những công tác cần thiết phục vụ trực tiếp cho việc thi công xây dựng công trình như di chuyển lực lượng lao động trong nội bộ công trường, an toàn lao động, bảo vệ môi trường cho người lao động và môi trường xung quanh, chi phí bơm nước, vét bùn, thí nghiệm vật liệu xây dựng….không xác định được khối lượng từ thiết kế.
- Chi phí trực tiếp khác được tính bằng 1.5% trên tổng chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công. Riêng các công tác xây dựng trông hầm giao thông, hầm thủy điện, hầm lò thì chi phí trực tiếp khác (kể cả chi phí vận hành, chi phí sửa chữa thường xuyên hệ thống cấp thoát nước, cấp gió, cấp điện phục vụ thi