nó không có trên đồng ruộng
2.6.2 Kỹ thuật họp nhóm nông dân
Họp để thảo luận và thu thập thông tin, thu thập mẫu nguồn gen tổ chức tại thôn bản. Những nông dân được mời đến thảo luận nhóm là những nông dân có kinh nghiệm trong sản xuất, nắm được các giống cây trồng, vật nuôi của địa phương. Số lượng một nhóm nông dân từ 15 - 20 người.
Cán bộ thu thập cần chuẩn bị nội dung và mẫu phiếu thu thập trước khi họp nhóm để nêu chủđề tahỏ luận phù hợp. Chủđề thảo luận để thu thập nên ngắn gọn dễ hiểu để người dân có thể tham gia thảo luận.
Hình 2-9: Họp nhóm thu tập nguồn gen giống lúa,ngô địa phương tại bản Phiêng Ban xã
Thanh Nưa huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên năm 2005.
Nội dung thảo luận được ghi lại trên tờ giấy Ao để mọi thành vên nhóm nông dân đều hiểu, nắm được và theo dõi, bổ sung thêm.
Những chủđể thảo luận chính:
- Điều kiện tự nhiên của địa phương:
- Diện tích đất, các loại đất của thôn bản đang canh tác và chưa canh tác, diễn biến lượng mưa, nhiệt độ trong năm
- Điều kiện xã hội
- Dân số, lương thực, thu nhập
- Những loại cây trồng chính nông dân đã và đang sử dụng - Cây lương thực
- Cây rau - Cây ăn quả - Cây thuốc
Nhóm nông dân liệt kê các loại cây, tiếp theo trong mỗi loài cây nhóm liệt kê các giống, số hộđang gieo trồng và kỹ thuật canh tác của nông dân với mỗi giống đó
Ví dụ: ở bản Phiêng Ban, xã Thanh Nưa huyện Điện Biên năm 2003 nhóm nông dân liệt kê nhưng cấy trồng chính sau: - Lúa nương - Lúa ruộng - Ngô nương - Ngô bãi - rau cải - Sắn - Nhãn - Đu đủ
Thảo luận tiếp những giống lúa nương đang trồng: - Khẩu nia
- Khẩu lương phương - Khẩu mà cha
Mô tả những cây trồng nông dân đang sử dụng và ghi nhận những thông tin nông dân cung cấp là những thông tin ban đầu về nguồn gen như minh họa sau:
GIỐNG LÚA ĐỊA PHƯƠNG (NGỌ LIA)
(bản mô tả giống lúa địa phương do nhóm nông dân cung cấp thông tin)
Hình 2-10 : mẫu hạt thóc giống
Ngọ nia thu tại nhà nông dân
Phần 1: thông tin chung