Ghi tên chức vụ, chuyên môn của người thu thập

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH QUỸ GEN VÀ BẢO TỒN QUỸ GEN ( PGS.TS VŨ VĂN LIẾT ) - Chương 2 pot (Trang 25 - 28)

-Cần tuân theo chếđộ kiểm dịch thực vật đã ban hành để tránh lây lan dịch hại nhất là các loài dịch hại nguy hiểm.

Việc chọn điểm thu thập phụ thuộc vào: (i) sự đa dạng của môi trường; (ii) kiểu phân bố và mật độ cá thể trong quần thể; (iii) quan sát những biến dị hiếm trong quần thể. Độ biến động giữa các điểm càng lớn thì điểm lấy mẫu càng gần nhau.

Số cây và hạt thu thập mỗi cây trong từng mẫu: thông thường phương pháp lấy mẫu được thực hiện theo kiểu ngẫu nhiên hay lấy mẫu không lựa chọn. Sai số lấy mẫu nhỏ nhất khi mẫu lớn. Phương thức chung là lấy mẫu ngẫu nhiên bằng cách thu thập cây theo một

khoảng cách nhất định dọc theo mặt cắt ngang cho đến khi không ít hơn 50 nhưng không nhiều hơn 100 cây. Mỗi cây lấy 50 hạt, sao cho mỗi mẫu chứa từ 2.500 đến 5.000 hạt. Nếu loài cây chỉ có quả nhỏ và ít hạt có thể thu một số quả của ba cây sát bên cạnh đểđủ 50 hạt. Nếu loài cây có nhiều chùm quả, bông, v.v… với số lượng hạt lớn, thì chỉ thu một phần của mỗi cây để có đủ 50 hạt.

Nếu quần thể thu thập có độ biến động lớn, người thu thập có thể lấy mẫu lớn hơn hoặc khu vực phân ô lấy mẫu nhỏ hơn

2.4.3 Thu thập cây có củ

Thu thập cây lấy củ khó khăn hơn so với cây lấy hạt. Những khó khăn chủ yếu gồm: - Tốn nhiều thời gian hơn để thu thập

- Phải thu hoạch vào đúng giai đoạn chin vì thu hoạch non khó bảo quản, để già cây chết khó tìm kiếm

- Vật liệu cồng kềnh khó bảo quản và vận chuyển

- Mẫu thu thập khó giữ sống trong quá trình vận chuyển và bảo quản dài

Thu thập vật liệu trồng trọt: vật liệu trồng trọt là những vật liệu sử dụng nhân vô tính (dòng vô tính), chứ không phải là quần thể, vì thế việc lấy mẫu mang tính chọn lọc. Phương pháp lấy mẫu theo những tiêu chí sau:

- Thu thập từng giống (kiểu hình thái phân biệt được bằng mắt thường) khác biệt tại mỗi chợ hoặc mỗi làng

- Lấy mẫu lặp lại ở khoảng cách 10-50 km trong vùng; khoảng cách phụ thuộc vào khoảng cách giữa các chợ hoặc các làng/bản

- Thu thập toàn bộ các kiểu hình thái ở mỗi điểm thu thập. Mẫu trùng lặp có thể chỉnh lý và loại bỏ sau

- Bổ sung bằng mẫu hạt nếu có

2.4.4 Thu thập cây ăn quả và cây thân gỗ

Khác với cây lấy hạt, thu thập cây ăn quả và cây thân gỗ cũng khó và phức tạp hơn vì hạt của một số cây ăn quả nhiệt đới và cây thân gỗ như chôm chôm, cà phê, cao su, cacao hạt khó bảo quản hoặc không thể bảo quản trong điều kiện bình thường, hạt sống rất ngắn. Vì vậy, nếu thu thập hạt cần được gieo ngay, thông thường những loài cây này thu thập bộ phân sinh dưỡng như chồi, đoạn cành để giâm hoặc ghép. Nếu thu thập bằng hạt phải có điều kiện bảo quản tốt, nếu thu thập bộ phận sinh dưỡng phải giâm bằng kỹ thuật phù hợp hoặc mắt phải ghép lên gốc ghép và mỗi kiểu gen phải được giữ lâu dài trên cây lớn.

Số lượng hạt hoặc cành giâm thu thập cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lên kế hoạch thu thập. Cây thường phân bố rải rác nên lấy mẫu chỉ thực hiện từng cây cụ thể chứ không lấy mẫu theo quần thể nhưđối với cây hàng năm và cây thấp thân bụi.

2.4.5 Thụ thập vật liệu trồng trọt:

Cố gắng thu thập hạt hoặc quả bất kỳởđâu có thể được; nếu không thu cành hoặc mắt, bộ phận vô tính, v.v…

Nếu cây được trồng từ hạt thì coi cả làng/bản là một điểm thu thập và thu thập kiểu ngẫu nhiên từ 10-15 cá thể.

Nếu cây được nhân bằng phương pháp vô tính từ các giống được chọn lọc, thu thập từng giống khác biệt và giữ mỗi giống thành mẫu riêng

Thu thập càng nhiều điểm càng tốt, thu thập rải rác ở những khoảng cách nhất định trong cả vùng

Hạt hoặc cành thu thập được phải được giữ mát và ẩm, tốt nhất là giữ nguyên hạt trong quả và chuyển về trạm nghiên cứu ngay, nếu hạt cây đó thuộc loại khó bảo quản.

2.5 THU THẬP NGUỒN GEN IN VITRO

Thu thập In vitro: thu thập mẫu của loài cây trồng từ quần thể của chúng trong tự nhiện hay trong môi trường hoang dại. Đơn vị thu thập có thể là hạt, hoặc bộ phận sinh dưỡng phụ thuộc vào loài, tuy nhiên một số loài không thể thu thập bộ phận sinh dưỡng, hạt hoặc hạt tươi vì khó vận chuyển mẫu sống từ nơi thu thập về nơi bảo tồn, hoặc vật liệu thu thập quá lớn như cây dừa vật liệu thu là quả dừa. Phương pháp thu thập tiến bộ cho những loài cây này được áp dụng là thu thập phôi, đưa vào túi vô trùng nuôi cấy và nảy mầm chúng (Assy- Bah và cộng sự 1989) là thu thập In vitro, phương pháp được áp dụng với nhiều cây trồng như Cacao, nho, cà phê, cọ dầu, chuối.. và có thể thu nhiều dạng cơ quan khác nhau như mô, đỉnh sinh trưởng, hat…

Đầu những năm 1980 trong quá trình tìm kiếm hướng sử dụng tốt hơn công nghệ sinh học thực vật, IPGRI và Ủy ban tài nguyên di truyền thực vật quốc tế (IBPGR) đã gợi ý ứng dụng công nghệ sinh học thực vật (nuôi cấy mô tế bào In vitro ) để thu thập nguồn gen thực vật. Sử dụng nuôi cấy mô để phát triển và đổi mới thu thập nguồn gen thực vật In vitro, đặc biệt là những loài đặc thù khó thực hiện thu thập bằng phương pháp khác. Năm 1984, IPGRI đã khuyến nghị sử dụng với một số loài thực vật Châu Á và chương trình nghiên cứu khởi đầu ở nhiều nước. Sự kiện này đã dẫn đến đề suất một khóa đào tạo lý thuyết, nguyên lý và thực tế thu thập nguồn gen In vitro trong tháng 4 và tháng 5 năm 1990. Từ 1990 đến nay nhiều cơ quan nghiên cứu về thu thập In vitro, ngày nay công nghệ này đã có rất nhiều tiến bộ và thành công ở nhiều loài thực vật.

2.5.1 Khái niệm và cơ sở khoa học của thu thập nguồn gen thực vật In vitro

Nhu cầu của kỹ thuật mới thu thập nguồn gen, các nhà thu thập giàu kinh nghiệm trên cơ sở khảo sát và những thông tin thu thập được. Đặc biệt những kiến thức của họ như kiến thức về khí hậu, chu kỳ sinh trưởng phát triển của thực vật, kinh tế và chỉ tiêu thông dụng nhất được đưa vào trong quá trình để thu thập những tài nguyên di truyền. Những kiến thức và kinh nghiệm cho thấy một số loài trong quá trình thu thập gặp rất nhiều khó khăn và tốn công như không đúng mùa vụ, mất mùa, sâu bệnh, số lượng quá ít, không thu thập được bằng hạt hay cơ quan sinh dưỡng… Ngoài ra khi mẫu thu thập được cũng có thể bị nấm bệnh gây hại trong quá trình vận chuyển, hạt mất sức nảy mầm nhanh…

Do những khó khăn trên cần có những kỹ thuật tiến bộ thay thế nâng cao hiệu quả thu thập. Một trong những tiến bộ kỹ thuật đó là thu thập In vitro. Năm 1982 IBPGR (nay là IPGRI) giới thiệu của Ủy ban tư vấn bảo tồn In vitro, mục tiêu là xác định tình trạng hiện tại của bảo tồn In vitro nguồn gen và cơ hội phát triển phương pháp trong thu thập nguồn tài nguyên di truyền thực vật

Để bảo tồn nguồn gen không thể thu thập bằng phương pháp khác, kỹ thuật nhân vô tính

In vitro đã khẳng định là thích hợp (Withers,1980;1982). Những nghiên cứu cơ sở về kỹ thuật nuôi cây In vitro như thanh trùng, nuôi cấy nhân cây thích hợp để thu thập các vật liệu di truyền, nhưng không ở mức đầy đủ như nhân giống In vitro. Những thành công và hỗ trợ của Đại học Nottingham Vương Quốc Anh đã kết luận được tiềm năng của thu thập In vitro

và những công bố năm 1984 (IBPGR) phương pháp thực hiện trên cây thân gỗ như cacao (Theobroma cacao L.) và phôi của cây dừa ( Cocos nucifera L.). Từ các kết quả nghiên cứu đã phân tích, tổng hợp thành phương pháp.

2.5.2 Phương pháp cơ bản nuôi cây In vitro

Thiết lập nuôi cây In vitro trong phòng thí nghiệm cơđộng gồm:

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH QUỸ GEN VÀ BẢO TỒN QUỸ GEN ( PGS.TS VŨ VĂN LIẾT ) - Chương 2 pot (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)