Vật liệu nghiên cứu và địa điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân lập gen mã hóa nhân tố phiên mã DREB6 từ cây đậu tương phục vụ thiết kế vector chuyển gen thực vật​ (Trang 27 - 29)

Chương 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứu và địa điểm nghiên cứu

2.1.1. Vật liệu nghiên cứu

Sử dụng giống đậu tương chịu hạn DT2008 trồng phổ biến ở miền Bắc Việt Nam do Viện Di truyền Nông nghiệp cung cấp làm vật liệu nghiên cứu. Hạt của giống đậu tương DT2008 thu tại vụ Hè-Thu năm 2017 thể hiện ở hình 2.1.

Hình 2.1. Hạt của giống đậu tương DT2008

Giống đậu tương DT2008 được chọn tạo bằng phương pháp xử lý đột biến chiếu xạ tia gamma trên hạt khô dòng 2001HC từ tổ hợp lai DT2001 với HC100. Theo các kết quả đã được khảo nghiệm công bố, giống DT2008 sinh trưởng hữu hạn, dạng cây bán đứng, lá hình trứng nhọn, hạt màu vàng và rốn hạt màu đen, thuộc nhóm giống trung ngày từ 95 – 110 ngày. Đặc biệt, DT2008 sinh trưởng khỏe, chiều cao cây từ 55 – 75cm, số cành cấp 1 trên cây lớn từ 3,5 – 4,5 cành, có khả năng chống chịu tổng hợp với những yếu tố bất lợi của sản

xuất như hạn úng, nhiệt độ, các loại bệnh, đất nghèo dinh dưỡng, cho năng suất cao.

Vector và chủng vi khuẩn

Vector tách dòng pBT và chủng vi khuẩn E.coli DH5α do phòng Công nghệ ADN ứng dụng, viện Công nghệ sinh học cung cấp.

Hình 2.2. Vector pBT sử dụng trong tách dòng phân tử gen GmDREB6 từ cây đậu tương

2.1.2. Địa điểm nghiên cứu

Thí nghiệm được tiến hành tại phòng thí nghiệm Trọng điểm Công nghệ gen thuộc Viện Công nghệ Sinh học – Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam; phòng thí nghiệm Công nghệ gen, Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân lập gen mã hóa nhân tố phiên mã DREB6 từ cây đậu tương phục vụ thiết kế vector chuyển gen thực vật​ (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)