STT Phát triển năng lực CBQL Giáo viên Chung
SL TB SL TB SL TB
1
Phân tích và xác định tình trạng đội ngũ GV theo vị trí việc làm ở trường THPT
30 3,87 200 4,00 230 3,98
2 Phân tích và đánh giá thực trạng
năng lực đội ngũ GV 30 4,00 200 3,95 230 3,95
3 Xác định nhu cầu đội ngũ giáo
viên về chất lượng và số lượng 30 4,17 200 4,03 230 4,04 4 Xây dựng kế hoạch đào tạo và bồi
dưỡng đội ngũ GV 30 4,10 200 4,03 230 4,03
5 Xây dựng kế hoạch tuyển dụng GV 30 4,07 200 4,02 230 4,02 6 Xây dựng và hoàn thiện các quy
chế về đánh giá đội ngũ GV 30 4,07 200 4,05 230 4,05
7 Xây dựng các điều kiện đãi ngộ
đội ngũ GV 30 4,13 200 3,99 230 4,01
Qua bảng 2.7 chúng tôi nhận thấy mức độ đánh giá “Xây dựng và hoàn thiện các quy chế về đánh giá đội ngũ GV” tương đối cao thể hiện ở giá trị trung bình cao nhất là X= 4,05. Mức độ thực hiện các nội dung “Phân tích và đánh giá thực trạng năng lực đội ngũ GV” thấp nhất = 3,95.
Phân tích kết quả khảo sát trong bảng trên cho thấy: mặc dù việc kiểm tra đánh giá việc lập kế hoạch phát triển ĐNGV của CBQL và GV đã được chú trọng, song cũng còn nhiều vấn đề cần rút kinh nghiệm đó là: có người được hỏi cho rằng việc phân tích và đánh giá thực trạng năng lực đội ngũ giáo viên chưa phân tích đánh giá được nhu cầu sử dụng giáo viên với việc lập kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chưa làm tốt nội dung phục vụ việc xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên. Để tìm hiểu vấn đề này chung đã phỏng vấn một vài CBQL với câu hỏi: “Tại sao việc kiểm tra, đánh giá việc xây dụng và hoàn thiện các quy chế về đánh giá đội ngũ GV trường THPT ở thủ đô Viêng Chăn chưa thực hiện tốt?” Câu trả lời chúng tôi thu được là “Việc xây dụng và hoàn thiện các quy chế về đánh giá đội ngũ GV của trường chưa thực sự bám sát, cụ thể hóa các tiêu chuẩn, tiêu chí về trình độ chính trị, đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn của giáo viên Trường THPT. Theo nhận xét, đánh giá của lãnh đạo thì việc lập quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên của trường còn các mặt hạn chế như sau: Chưa đánh giá đúng thực trạng phát triển ĐNGV, do đó chưa chi ra được những hạn chế yếu kém, phân tích đúng nguyên nhân thực trạng cũng như đề xuất biện pháp khắc phục. Việc dự báo phát triển giáo viên của nhà trường trong khoảng thời gian 5 năm sau chưa được tốt. Do đó nhà trường chưa xây dựng được đề án và nhu cầu sử dụng giáo viên trong khoảng 5 năm tới. Hầu hết nhà trường chỉ làm theo quy hoạch giáo viên theo từng năm học và báo cáo lên Sở Giáo dục và Thể thao thủ đô Viêng Chăn”.
b) Thực trạng tuyển dụng, bố trí công việc và bồi dưỡng GV trường THPT: