CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THU THẬP SỐ LIỆU
2.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin
2.2.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp.
Liên hệ với các tổ chức cung cấp thông tin và tiến hành sao chép tài liệu. Trong đó, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Hà Hải Dƣơng là đơn vị đƣợc tác giả tiếp cận và thu thập tài liệu.
- Rà soát các nguồn thông tin đại chúng: Tìm kiếm dữ liệu mới nhất trên các nguồn dễ tiếp cận nhƣ sách báo, tạp chí cả dƣới dạng in ấn và trực tuyến. Các nguồn chủ yếu bao gồm: Sách báo, đài, tivi, internet, tạp chí khoa học chuyên ngành, một số kết quả nghiên cứu, các tạp chí đề cập tới quản trị rủi ro tín dụng. Tham khảo sách, bài báo, tạp chí về Ngân hàng viết về dịch vụ Ngân hàng điện tử ở các Ngân hàng; các tài liệu đề cập đến các giải pháp nâng cao quản trị rủi ro tín dụng của các Ngân hàng trên thế giới; tham khảo thêm một số luận văn về lĩnh vực Ngân hàng về các dự đoán trong tƣơng lai và giải pháp pháp tăng cƣờng quản trị rủi ro tín dụng.
- Kiểm tra dữ liệu: Dữ liệu thu thập từ các nguồn khác nhau đƣợc kiểm tra theo các tiêu thức về tính chính xác, tính thích hợp và tính thời sự. Các dữ liệu đƣợc đối chiếu và so sánh để có đƣợc sự nhất quán thống nhất, đảm bảo nội dung phân tích có đƣợc độ tin cậy cao.
- Tập hợp và phân tích dữ liệu:
Sau khi thu thập đƣợc các dữ liệu thứ cấp, tiến hành thống kê các dữ liệu vừa thu thập đƣợc. Chọn lọc các dữ liệu mới, có giá trị, bỏ đi các dữ liệu đã lỗi thời và dữ liệu phải đƣợc lấy từ các nguồn đáng tin cậy. Trong đề tài này, dữ liệu thứ cấp đƣợc thu thập và phân tích trƣớc để có đƣợc các thông tin cơ bản và thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Hà Hải Dƣơng.
2.2.2 Phương pháp xử lý dữ liệu thứ cấp
- Phương pháp xử lý số liệu: Từ các thông tin thứ cấp và sơ cấp đã thu thập
đƣợc, tổng hợp các thông tin để đƣa lên các bảng biểu, sử dụng một số công cụ của Microsoft (Microsoft Word và Microsoft Excel) để biểu thị các số liệu thu thập đƣợc và để đƣa ra các kết quả liên quan đến quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông
nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Hà Hải Dƣơng.
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số phƣơng pháp khác để xử lý số liệu và làm rõ nội dung nghiên cứu nhƣ:
+ Phân tổ thống kê là căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó để phân chia các đơn vị của hiện tƣợng nghiên cứu thành các tổ có tính chất khác nhau. Phân tổ là phƣơng pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê. Qua phân tổ, các đơn vị tổng thể đƣợc tập hợp lại thành một số tổ, giữa các tổ có sự khác nhau rõ rệt, còn trong phạm vi mỗi tổ các đơn vị đều có sự giống nhau hoặc gần giống nhau về tính chất theo tiêu thức đƣợc dùng làm căn cứ phân tổ. Từ đó, có thể đi sâu tính toán, nghiên cứu các đặc điểm riêng của mỗi tổ cũng nhƣ các đặc điểm chung của tổng thể. Phƣơng pháp phân tổ sẽ cho tác giả sự nhìn nhận rõ ràng để có đƣợc những kết luận chính xác nhất đối với quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Hà Hải Dƣơng.
+ Bảng thống kê là hình thức biểu hiện các số liệu thống kê một cách có hệ thống, lôgíc nhằm mô tả cụ thể, rõ ràng các đặc trƣng về mặt lƣợng của các hiện tƣợng nghiên cứu. Bảng thống kê đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này nhằm giúp cho việc phân tích thống kê đƣợc thuận lợi, rõ ràng. Các số liệu đã thu thập đƣợc sắp xếp khoa học trong bảng thống kê có thể giúp so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phƣơng pháp khác nhau nhằm đánh giá bản chất hiện tƣợng nghiên cứu. Các loại bảng đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm cả bảng giản đơn, bảng phân tổ và bảng kết hợp.
+ Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc đƣờng nét hình học dùng để miêu tả có tính chất quy ƣớc các số liệu thống kê. Đồ thị thống kê đƣợc sử dụng trong đề tài này với sự kết hợp giữa các con số với các hình vẽ và màu sắc để trình bày một cách sinh động các đặc trƣng về số lƣợng và xu hƣớng phát triển về mặt lƣợng của hiện tƣợng. Nhờ đó, đồ thị có khả năng thu hút sự chú ý của ngƣời đọc, giúp lĩnh hội đƣợc thông tin nhanh chóng và kiểm tra nhanh bằng hình ảnh độ chính xác của thông tin thống kê. Theo hình thức biểu hiện, hai loại đồ thị đƣợc sử dụng trong đề tài này là Biểu đồ hình cột và Biểu đồ mạng nhện. Căn cứ vào nội dung phản ánh, hai loại đồ thị đƣợc sử dụng đó là: Đồ thị rời rạc, đồ thị hình cột...
- Phƣơng pháp phân tích so sánh: Để thấy rõ sự biến động của các chỉ tiêu đánh giá qua các năm, nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp phân tích so sánh tính biến động của các chỉ tiêu giữa các thời kỳ về mặt tuyệt đối (±) và tƣơng đối (%).
- Phƣơng pháp hạch toán kinh tế: Nghiên cứu này sử dụng để tính toán doanh số, chi phí, doanh thu, tính toán lãi lỗ, lợi nhuận của Chi nhánh.
- Phƣơng pháp phân tổ: Nghiên cứu này sử dụng các chỉ tiêu, tiêu thức để chia chỉ tiêu nghiên cứu thành các tổ khác nhau nhằm so sánh, đánh giá và phân tích.
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN THANH HÀ HẢI DƢƠNG