Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại agribank chi nhánh huyện thanh hà, tỉnh hải dương (Trang 73 - 76)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THU THẬP SỐ LIỆU

4.2. Giải pháp tăng cƣờng quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Thanh Hà

4.2.3. Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng

Tăng cường công tác thẩm định và phân tích tín dụng.

Rủi ro tín dụng bắt đầu từ những thẩm định và phân tích tín dụng không cẩn trọng và thiếu chính xác dẫn đến quyết định cho vay sai lầm. Đây là bƣớc cực kỳ quan trọng, nếu làm tốt khâu này sẽ hạn chế rủi ro tín dụng với hiệu suất cao nhất, ít tổn thất nhất.

Trong thẩm định khách hàng bao giờ cũng tồn tại mâu thuẫn: Nếu thẩm định quá kỹ sẽ mất nhiều thời gian khiến khách hàng không hài lòng, nếu thẩm định qua loa thì rủi ro lại cao. Do vậy trong quá trình thẩm định cần cân đối giữa thời gian thẩm định với mức độ rủi ro ở mức có thể chấp nhận đƣợc.

Thực hiện phân tích và thẩm định chính xác rủi ro của khách hàng thông qua xác định giới hạn tín dụng theo định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm. Công việc này sẽ giúp Chi nhánh có cái nhìn tổng thể về tình hình tài chính, chất lƣợng kinh doanh và đánh giá triển vọng phát triển của khách hàng để nhận ra những rủi ro của khách hàng, định ra một giới hạn tín dụng hợp lý, nằm trong giới hạn chịu nợ của khách hàng đối với hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.

Để thực hiện tốt yêu cầu trên cần chú trọng phân tích định lƣợng, lƣợng hóa mức độ rủi ro của khách hàng qua đánh giá các số liệu, đồng thời kết hợp với phân tích định tính nhƣ: Môi trƣờng nội bộ của khách hàng, lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng với Ngân hàng…

Trên cơ sở giới hạn tín dụng đã đƣợc phê duyệt, trong từng lần cấp tín dụng chủ yếu tập trung phân tích rủi ro của phƣơng án vay đó để giảm bớt thời gian xử lý các giao dịch. Trong phân tích này, cần tập trung đến tính pháp lý của phƣơng án vay, khả năng tiêu thụ… Đồng thời đƣa ra những rủi ro dự kiến, khả năng kiểm soát của Ngân hàng và phƣơng án xử lý khi tình huống xấu xảy ra.

Cần phối hợp chặt chẽ các điều kiện tín dụng trong hợp đồng tín dụng nhƣ lãi suất, tỷ lệ vốn tự có tham gia phƣơng án/ dự án, các tài sản bảo đảm… nhằm đảm bảo lợi ích thu đƣợc phải tƣơng xứng với mức độ rủi ro.

Cùng với việc thẩm định hồ sơ trƣớc khi giải ngân thì việc thẩm định lại trong quá trình cho vay sẽ giúp Ngân hàng xác định đƣợc mức độ tổn thất khi rủi ro vỡ nợ có thể sảy ra để ngăn ngừa hoặc dùng quỹ dự phòng trích lập dự phòng, xử lý trƣớc. Đối với những khoản vay không có đảm bảo, việc đánh giá mức độ tổn thất phụ thuộc vào giá trị hiệu quả ròng trong bảng cân đối kế toán của khách hàng, tỷ trọng tín dụng không đảm bảo/ tổng giá trị tín dụng. Đối với những khoản vay có đảm bảo, việc xác định mức độ tổn thất khi vỡ nợ đƣợc tiến hành theo hai khâu: Một là xác định giá trị của khách hàng, xem xét tài sản của khách hàng có thể bán để thu hồi đƣợc nợ hay không. Hai là những tài sản có thể thanh lý một cách độc lập hay không, nếu khách hàng phá sản còn lại những gì?

Việc thẩm định rủi ro tín dụng, xác định mức độ thiệt hại khi vỡ nợ xảy ra hoặc hậu quả của việc không trả đƣợc nợ để xác định mức độ tổn thất ƣớc tính là nhân tố quan trọng ảnh hƣởng đến mức dự phòng rủi ro mà các Ngân hàng đặt ra. Hoạt động của Ngân hàng là phân bổ nguồn vốn kinh tế dựa trên mức độ tổn thất ƣớc tính nhƣng cần chú ý tính toán các khoản vay sao cho có thể bù đắp đƣợc những tổn thất dự kiến và các tổn thất ngoài dự kiến, tức là phải tính đến cả các yếu tố nhƣ khả năng vỡ nợ, mức độ tổn thất thực tế khi vỡ nợ và tổn thất thông thƣờng khi vỡ nợ. Vì vậy nhiệm vụ này cần đặc biệt quan tâm và chú trọng trong hoạt động tín dụng Ngân hàng.

Tăng cường vai trò kiểm soát nội bộ Ngân hàng.

những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng. Kiểm soát nội bộ là xem xét, đối chiếu và đánh giá tính tuân thủ của các hoạt động, nghiệp vụ, quyết định, chính sách… so với luật và các quy định của cơ quan nhà nƣớc. Tại Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, kiểm soát nội bộ là tổng thể là hệ thống các quy định về Ngân hàng, các cơ chế kiểm soát đƣợc cài đặt trong tất cả các nghiệp vụ, hệ thống thông tin báo cáo thuộc hệ điều hành của Ngân hàng.

Để nâng cao vai trò của việc kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm hạn chế rủi ro nên thực hiện một số biện pháp sau:

-Tăng cƣờng những cán bộ trình độ, đã qua nghiệp vụ tín dụng để bổ sung cho phòng kiểm tra, kiểm soát. Tiêu chuẩn cho những ngƣời làm nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát nội bộ là: có phẩm chất trung thực, ý thức chấp hành pháp luật về quản trị kinh doanh và các nghiệp vụ Ngân hàng, có khả năng thu thập, phân tích, đánh giá và tổng hợp thông tin, có kiến thức kỹ năng và kinh nghiệm trong việc kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

-Trong quá trình kiểm tra hoạt động tín dụng, có thể tăng cƣờng cán bộ làm trực tiếp từ bộ phận tín dụng hoặc thẩm định và quản lý tín dụng cùng phối hợp kiểm tra.

-Thƣờng xuyên đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ, luật pháp cho cán bộ phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

-Cần quy định trách nhiệm đối với cán bộ kiểm tra, kiểm soát nội bộ, có chế độ khuyến khích thƣởng phạt để nâng cao tinh thần trách nhiệm trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

-Không ngừng hoàn thiện và đổi mới phƣơng pháp kiểm tra, áp dụng linh hoạt các biện pháp kiểm tra tùy thuộc vào từng thời điểm, từng đối tƣợng và mục đích kiểm tra.

-Bên cạnh đó, hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ cần đƣợc thƣờng xuyên tự đánh giá bởi việc này sẽ có tác dụng đến phòng ngừa rủi ro, hỗ trợ đắc lực cho công việc quản lý rủi ro của Ngân hàng.

Chú trọng phân tích và dự báo vĩ mô.

Nhƣ đã trình bày ở các nội dung trƣớc, một phần khá lớn rủi ro trong hoạt động tín dụng xuất phát từ việc thiếu thông tin hoặc tiếp nhận thông tin không chính xác từ khách hàng hoặc xử lý thông tin thị trƣờng còn sơ sài. Để tránh những rủi ro này Chi nhánh nên chú trọng phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô nhằm định hƣớng cho hoạt động tín dụng.

Ngân hàng cần tính đến các thay đổi trong tƣơng lai về các điều kiện kinh tế khi đánh giá từng khoản tín dụng và danh mục đầu tƣ tín dụng, và phải đánh giá mức độ rủi ro tín dụng trong điều kiện phức tạp.

Một yếu tố quan trọng trong quản lý rủi ro tín dụng liên quan đến việc thảo luận vấn đề gì có thể sảy ra với từng khoản tín dụng và trong danh mục đầu tƣ, đồng thời đƣa thông tin này phân tích mức độ đầy đủ về các vấn để liên quan đến vốn dự phòng. Cần xem xét mối liên hệ giữa các nhóm rủi ro khác nhau có khả năng phát sinh.

Việc kiểm định trong điều kiện phức tạp cần phát hiện các sự kiện có thể sảy ra hay những thay đổi trong tƣơng lai có thể ảnh hƣởng đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng và đánh giá khả năng chịu đựng của Ngân hàng trƣớc những thay đổi đó. Ba lĩnh vực mà Ngân hàng có thể kiểm tra là: suy thoái kinh tế, các sự kiện rủi ro thị trƣờng, các điều kiện về thanh khoản. Việc phân tích này cần đƣợc tiến hành trên cơ sở toàn hệ thống

Dù sử dụng phƣơng pháp nào để kiểm định, số liệu đầu ra của kiểm định cần đƣợc xem xét định kỳ bởi Ban tổng giám đốc và thực hiện các hành động phù hợp trong trƣờng hợp các kết quả vƣợt quá mức độ có thể chịu đựng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại agribank chi nhánh huyện thanh hà, tỉnh hải dương (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)