Tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank từ năm 2016 đến năm 2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại agribank chi nhánh huyện thanh hà, tỉnh hải dương (Trang 47 - 52)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THU THẬP SỐ LIỆU

3.1. Giới thiệu về Agribank chi nhánh huyện Thanh Hà Hải Dƣơng

3.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank từ năm 2016 đến năm 2018

3.1.4.1 Hoạt động huy động vốn.

Nghiệp vụ huy động vốn là nghiệp vụ có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với tất cả hoạt động kinh doanh trong Ngân hàng. Các chủ thể trong nền kinh tế với số tiền nhàn rỗi của mình đƣợc các Ngân hàng thƣơng mại huy động nhằm làm nguồn vốn tín dụng để cho vay các chủ thể kinh tế khác.

Bảng 3.1 Tình hình huy động vốn tại Agribank chi nhánh Thanh Hà Hải Dƣơng

Đơn vị tính: Tỷ đồng, Ngàn USD, EUR, JPY

STT Chỉ tiêu 31.12.2016 21.12.2017 31.12.2018 2017/2016 2018/2017

Tuyệt đối Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối

A Tổng nguồn huy động 896 984 1.579 +88 +14% +595 +14%

Các chỉ tiêu liên quan

-Thị phần huy động (%) 13,80 13,90 13,66 +0,10 +0,24

-Số định biên 35 37 42 +2 0,6% +5 0,6%

-Vốn huy động/1 định biên 22,37 25,45 28,57 +3,08 +13,7% +6,2 +13,7%

B Phân theo đối tƣợng 896 984 1.579 88 14% 595 18%

-Dân cƣ 389 457 756 68 19% 299 29% -Tổ chức kinh tế 234 321 243 154 17% -78 -22% -Kho bạc 167 132 378 -35 -47% 246 -47% -Tổ chức tín dụng 106 74 202 -32 -88% 128 25% C Phân theo kỳ hạn 896 984 1.579 88 14% 595 14% Không kỳ hạn 198 136 235 -62 -2% 99 2% Kỳ hạn <12 tháng 398 543 694 145 28% 151 19% Kỳ hạn 12-24 tháng 234 297 548 63 7% 251 27% Kỳ hạn >24 tháng 66 8 102 -58 -90% 94 135%

D Phân theo loại tiền tệ 896 984 1.579 88 14% 595 14%

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt nhƣ hiện nay thì việc huy động vốn gặp không ít khó khăn, Agribank chi nhánh Thanh Hà Hải Dƣơng đã phát triển mở rộng mạng lƣới, đa dạng hoá sản phẩm huy động, đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp, Ngân hàng tăng cƣờng quảng cáo thƣơng hiệu, tạo ấn tƣợng tốt đối với khách hàng gửi tiền bằng cung cách phục vụ và kỹ năng chăm sóc khách hàng. Qua bảng số liệu cho thấy khả năng huy động vốn của Agribank chi nhánh Thanh Hà Hải Dƣơng vẫn giữ tốc độ tăng dần qua các năm: cuối năm 2018, tổng nguồn vốn huy động đạt 1.579 tỷ đồng, tăng 18% so cùng kỳ năm trƣớc, so năm 2016, tổng nguồn vốn huy động tăng 1,35 lần.

Về cơ cấu nguồn vốn huy động qua các năm thì huy động vốn bằng VND chiếm tỷ trọng lớn, vẫn tăng đều qua các năm và vốn huy động từ dân cƣ chiếm đa số với tỷ trọng 73% năm 2016, đến năm 2018 là 84%. Còn chiếm tỷ trọng thiểu số là vốn huy động từ tổ chức tín dụng, năm 2016 tỷ trọng này là 0,77%, đến năm 2018 chỉ còn 0,09%.

Theo thời hạn tiền gửi thì ta thấy việc huy động ngắn hạn < 12 tháng vƣợt trội hơn so với trung và dài hạn vì tính chất linh hoạt của loại hình này. Tốc độ tăng trƣởng năm 2017 so 2016 tăng 28% nhƣng đến năm 2018 thì lại chỉ tăng 19% so với năm 2017. Tính đến năm 2018 tình hình huy động vốn tại Agribank chi nhánh Thanh Hà Hải Dƣơng đƣợc đánh giá nhƣ sau.

- Tổng nguồn vốn đạt 1.579 tỷ đồng, đứng đầu toàn chi nhánh tỉnh Hải Dƣơng. - Nguồn vốn tăng trƣởng vƣợt kế hoạch, ổn định, đáp ứng đủ, kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt động SXKD, đặc biệt là nguồn vốn dân cƣ tăng trƣởng đến 25%, góp phần chuyển dịch cơ cấu vốn theo hƣớng tích cực, bền vững, tăng dần tỷ trọng nguồn vốn ổn định, vốn trung dài hạn theo đúng định hƣớng của Đề án tái cơ cấu, đảm bảo hiệu quả kinh doanh, an toàn thanh khoản..

- Mối quan hệ với các tổ chức tiền gửi nhƣ KBNN, BHXH, các doanh nghiệp, khách hàng gửi tiền truyền thống đƣợc giữ ổn định. Trình độ nhận thức, am hiểu nghiệp vụ và tác phong giao dịch của cán bộ làm nghiệp vụ huy động vốn đƣợc cải thiện, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, uy tín, hình ảnh và thƣơng hiệu

- Thị phần huy động vốn đƣợc giữ vững trong nhiều năm liền kề trong bối cảnh các TCTD cạnh tranh quyết liệt, thậm chí trên thị trƣờng vẫn còn hiện tƣợng “lách” trần lãi suất, khiến một số khách hàng truyền thống dao động.

2.1.4.2. Hoạt động tín dụng.

Bảng 3.2. Tình hình dƣ nợ tại Agribank chi nhánh Thanh Hà

STT Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 A Tổng dƣ nợ quy đổi 976 1.034 1.276 58 3 242 9,8% 1 Ngắn hạn 465 674 686 209 2 12 6,4% 2 Trung hạn 125 36 131 128 20 95 8,4% 3 Dài hạn 386 323 458 -63 -25 135 21,3% 4 UTĐT&TT 0 1 0 1 -1 -95,5% 5 Dƣ nợ khác 1

B Các chỉ tiêu liên quan

1 Thị phần tín dụng (%) 11,39 9,29 8,87 -2,10 -0,42 2 Số định biên 35 37 42 2 5 3 Dƣ nợ/ 1 định biên 17,26 16,61 17,36 -0,65 -3,77% 0,75 4,5% 4 Nội tệ 785 632 660 -153 -3 28 12,95 5 Ngắn hạn 618 723 806 105 3 83 10,3% 6 Trung hạn 35 70 85 35 21 15 8,4% 7 UTĐT&TT 0 1 0 1 -1 -92.5% 8 Dƣ nợ khác 9 Ngoại tệ 657 471 245 -186 -15 -226 -57,9% 10 Ngắn hạn 821 531 185 -290 -12 -346 -66,6% 11 Trung hạn 32 0 0 -32 -100 0 12 Dài hạn 316 240 206 -76 -16 -34 -29,9%

Nguồn: Phòng Kế toán & Ngân quỹ Agribank CN Thanh Hà Hải Dương

Tổng dƣ nợ tại thời điểm cuối năm 2017 giảm hơn so với năm 2016 nhƣng con số giảm đi là rất nhỏ không đáng kể. Điều đáng nói là mặc dù tổng dƣ nợ giảm nhƣng về tổng quan dƣ nợ ngắn hạn và trung hạn đều tăng hơn so với cùng kỳ, chỉ có dƣ nợ dài hạn giảm nhiều ảnh hƣởng đến tổng dƣ nợ của Chi nhánh. Đến năm 2018, dƣ nợ tăng trƣởng 9,8% đạt mức dƣ nợ là 1.276 tỷ đồng.

Tăng trƣởng tín dụng của chi nhánh tăng 9,8%. Trong đó, nội tệ tăng 13%, ngoại tệ giảm -58 %. Nguyên nhân tỷ lệ tăng thấp chủ yếu do:

+ Thị trƣờng tín dụng bị cạnh tranh ngày càng quyết liệt, các Ngân hàng thƣơng mại cổ phần đã triển khai nhiều chính sách tín dụng nhằm lôi kéo các khách hàng tốt của Agribank nhƣ áp dụng lãi suất cạnh tranh, thậm chí khởi động nhiều chƣơng trình lãi suất 0% trong thời gian đầu cho những khách hàng tốt, tín nhiệm.

+ Khách hàng có nhu cầu nhƣng không đáp ứng đủ các tiêu chí xếp hạng về tài chính, tín dụng và tài sản đảm bảo. Ngƣợc lại, một số khách hàng hội đủ điều kiện nhƣng lại tính toán, cân nhắc, đề nghị các mức lãi suất thấp hơn mức quy định của Agribank nên chi nhánh khó có thể đáp ứng đầy đủ các khoản tín dụng theo yêu cầu.

+ Hiện nay, khách hàng luôn chú trọng việc giảm chi phí lãi vay, tìm kiếm các nguồn vốn rẻ, chờ cơ hội đầu tƣ, thận trọng đối với việc tính toán hiệu quả phƣơng án kinh doanh thực hiện khi thực sự có lãi.

+ Thời gian xử lý hồ sơ vƣợt quyền phán cũng còn mất nhiều thời gian, ảnh hƣởng đến cơ hội đầu tƣ, khả năng cạnh tranh cũng nhƣ tăng trƣởng dƣ nợ tại Chi nhánh.

- Tình trạng thiếu minh bạch về tài chính của khách hàng vẫn còn khá phổ biến, đặc biệt là các khách hàng ngoài quốc doanh. Số liệu gửi đến Ngân hàng thƣờng không trung thực, mang tính đối phó, gây khó khăn cho CBTD trong việc đánh giá năng lực thực sự của khách hàng để tham mƣu quyết định cho vay cũng nhƣ việc kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay, thu hồi nợ.

- Nền kinh tế chƣa thật sự hồi phục, sức tiêu dùng thấp, tồn kho cao, thanh khoản bất động sản thấp khiến cho các nguồn thu giảm mạnh, nhiều khách hàng phải hoạt động cầm chừng chờ cơ hội đầu tƣ. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng dƣ nợ bị chuyển sang nhóm nợ cao hơn do khách hàng chƣa đủ nguồn tiền để thanh toán nợ. Một số khách hàng đƣợc cơ cấu nợ nhƣng năng lực tài chính vẫn còn yếu, khả năng phục hồi

Bảng 3.3. Kết quả tài chính.

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Tổng thu 155 107 95

Tổng chi chƣa lƣơng 97 86 67

Chênh lệch thu – chi (chƣa lƣơng) 58 21 28

Hệ số lƣơng xác lập 1,42 1,25 1,41

Qua số liệu bảng trên ta nhận thấy, tổng thu của Agribank chi nhánh Thanh Hà Hải Dƣơng giảm dần qua 3 năm, từ 155 tỷ đồng năm 2016 xuống 107 tỷ đồng năm 2017 và đến năm 2018 chỉ còn 95 tỷ đồng (tƣơng đƣơng giảm 1,08% so với năm 2017 và giảm 5,2% năm 2016). Đi theo đó thì tổng chi cũng giảm, từ 97 tỷ đồng năm 2016 chỉ còn 67 tỷ đồng năm 2018.

Trong 3 năm qua, mặc dù tình hình hoạt động của Chi nhánh khá khó khăn, tuy nhiên, hệ số lƣơng xác lập cả 3 năm đều lớn hơn 1, chứng tỏ một nỗ lực không nhỏ của chi nhánh để đảm bảo đời sống cho tất cả cán bộ nhân viên toàn chi nhánh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại agribank chi nhánh huyện thanh hà, tỉnh hải dương (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)