1 giám sát được thực hiện 3,33 22,38 32, 23,3 8,89 3/
3.3.6. Các giải pháp khác
Thường trực Quận ủy và UBND quận cần thường xuyên quan tâm, kịp thời ban hành Nghị quyết, chủ trương, Kế hoạch và các chương trình để chỉ đạo thực hiện các hoạt động, nhiệm vụ công tác bồi thường, GPMB của Ban Bồi thường, GPMB quận trong từng giai đoạncụ thể.
Quận ủy, UBND quận thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các ban ngành, đơn vị liên quan phối hợp trong thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, TDC các dự án trên địa bàn quận.
Thường xuyên tổ chức các Hội nghị giao ban công tác bồi thường, GPMB, TĐC các dự án; Hội nghị tập huấn nhằm triển khai, quán triệt trong cả hệ thống chính trị từ quận đến cơ sở về quan điểm chỉ đạo về chính sách, chế độ trong công tác bồi thường, GPMB các dự án trên địa bàn quận; từ đó tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân về công tác bồi thường, GPMB.
Nghiên cứu, đề xuất UBND Thành phố rút ngắn thời gian thực hiện công tác GPMB, chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra kịp thời giải quyết dứt điểm khiếu nại, không để xảy ra những vụ việc phức tạp, kéo dài. Trong việc phổ biến, cung cấp thông tin về cơ chế chính sách bồi thường, hỗ trợ GPMB cần phối kết hợp báo chí, giúp cho công tác tuyên truyền thực sự có hiệu quả.
3.3.6.2. Nhóm giải pháp về ổn định, phát triển thị trường BĐS
Tổ chức đầu tư xây dựng trước kết cấu hạ tầng cấp thoát nước, hệ thống điện hoàn thiện; mở rộng, cũng như nâng cấp cơ sở hạ tầng thuận lợi để các chủ đầu tư có thể thực hiện nhanh chóng các dự án cũng như cung cấp kịp thời cho thị trường các sản phẩm tốt nhất.
Nghiên cứu, xây dựng cơ sở pháp lý cho việc phát triển thị trường BĐS bằng cách thành lập một cơ quan chuyên trách về định giá cho tương ứng với thị trường và thống nhất quản lý về lĩnh vực này.
Dựa trên yếu tố thị trường để ban hành đơn giá áp dụng cho công tác bồi thường GPMB. Đây là yêu cầu tất yếu đối với sự phát triển kinh tế theo thị trường, vừa đảm bảo phát triển thị trường BĐS, vừa đảm bảo được lợi ích của các bên tham gia thị trường và Nhà nước.
Đất đai ngày càng có giá, khung giá đất do Nhà nước xác định thường xuyên được sửa đổi, điều chỉnh cho sát với giá chuyển trên thị trường. Vì vậy nguồn kinh phí dành cho công tác bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là một khoản kinh phí khổng lồ, chiếm từ 30 - 40% tổng giá trị của dự án; cá biệt có trường hợp chiếm đến 50 -60% tổng giá trị dự án. Đây là khoản tiền lớn trong điều kiện ngân sách của Nhà nước còn hạn hẹp. Thực tế cho thấy nếu chi trả tiền bồi thường thấp thì người bị thu hồi đất không đồng thuận, cố tình dây dưa không chịu bàn giao mặt bằng ảnh hưởng đến thời gian, tiến độ thực hiện dự án và phát sinh các tranh chấp, khiếu kiện đất đai kéo dài ... Để khắc phục tình trạng này, Nhà nước cần đổi mới cơ chế bồi thường và từng bước thực hiện việc xã hội hóa công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC theo hướng:
Chuyển giao việc bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất từ các Ban Bồi thường do UBND cấp tỉnh, Thành phố - quận thành lập cho Trung tâm, Tổ chức phát triển Quỹ đất thực hiện theo cơ chế kinh tế.
Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có đủ năng lực, điều kiện được thành lập doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bồi thường, GPMB. Các doanh nghiệp này làm dịch vụ cho Nhà nước hoặc các chủ đầu tư trong việc bồi thường, hỗ trợ, TĐC theo cơ chế thị trường.
Thực hiện cơ chế tạo nguồn kinh phí chi trả bồi thường cho người bị thu hồi đất từ chính việc thu hồi đất. Đối với các dự án đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, xây dựng khu đô thị, Nhà nước thực hiện thu hồi thêm những phần đất nằm liền kề với diện tích đất triển khai dự án và tổ chức đấu giá những diện tích đất này để lấy kinh phí chi trả cho người bị thu hồi đất.
Thực hiện cơ chế tạo điều kiện cho người bị thu hồi đất được hưởng lợi từ chính việc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích SXKD hoặc dự án xây dựng nhà ở thương mại; theo đó, thay vì nhận được một khoản tiền bồi thường, họ được góp vốn bằng giá trị diện tích đất bị thu hồi xác định theo khung giá bồi thường với chủ đầu tư dự án và hưởng lợi từ việc góp vốn đó.
Tiểu kết Chương 3
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ TĐC trên địa bàn quận Gò Vấp tại Chương 1 và Chương 2; căn
cứ quy định pháp luật và bối cảnh của địa phương trong thời gian tới, đề tài đã đề xuất các định hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Quận; trong đó có những giải pháp quan trọng như nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của tổ chức thực hiện chính sách bồi thường, GPMB; hoàn thiện nội dung chính sách bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất; Phát huy vai trò cộng đồng trong việc tham gia công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC; nâng cao năng lực và hiệu quả đội ngũ CBCC thực hiện công tác bồi thường, GPMB trên địa bàn Quận ... Yêu cầu đặt ra là các giải pháp cần phải được thực hiện đồng bộ và nghiêm túc; tuy nhiên, tùy vào từng thời điểm cụ thể, quận Gò Vấp cần lựa chọn và ưu tiên giải pháp nào cần phải tập trung nguồn lực để triển khai thực hiện trước nhằm đạt hiệu quả cao nhất; từ đó góp phần phát triển KT-XH của địa phương.
KẾT LUẬN
Công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất là vấn đề thu hút sự quan tâm của toàn xã hội và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, tâm lý của người dân và tác động đến sự ổn định chính trị. Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của công tác này, thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, đường lối, chính sách về bồi thường, hỗ trợ, TĐC cho người bị thu hồi đất.
Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất là vấn đề khó khăn, phức tạp, “nhạy cảm”, động chạm đến quyền và lợi ích của nhiều người, tổ chức, đơn vị liên quan nên phát sinh nhiều khiếu kiện, tranh chấp và tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định về chính trị- xã hội. Áp dụng tại quận Gò Vấp, Tp. HCM, qua việc đánh giá cơ sở lý luận; thực tiễn thực trạng thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Quận thời gian qua; đề tài đã tìm hiểu những kết quả đạt được; những tồn tại, bất cập và nguyên nhân bất cập đó trong công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất tại quận Gò Vấp.
Trên cơ sở thực trạng đó, Luận văn đã xác định các phương hướng hoàn thiện; đồng thời đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC trong thời gian tới; từ đó đảm bảo sự đồng thuận cao về chủ trương thực hiện dự án bồi thường, GPMB từ phía người dân, tổ chức ảnh hưởng bởi các dự án; giảm thiểu khiếu kiện; đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất; góp phần làm cho người dân tin tưởng vào đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, cùng góp sức với chính quyền địa phương phấn đấu xây dựng quận Gò Vấp “văn minh - giàu đẹp - nghĩa tình”; góp phần cùng Thành phố xây dựng đô thị thông minh, hiện đại.