Chính sách bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất:
2.2.4. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách
2.2.4.1. Phân công trách nhiệm thực hiện chính sách
Theo quy định hiện nay của UBND Tp. HCM tại quyết định số 28/2018/QĐ- UBND, giao cho UBND quận phân công các cơ quan, đơn vị phối hợp thực hiện chính sách, công tác bồi thường, hỗ trợ và TĐC trên địa bàn Quận; gồm:
+ UBND quận Gò Vấp: ban hành thông báo thu hồi đất, quyết định thu hồi đất trường hợp thuộc thẩm quyền; thành lập Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ, TĐC các dự án; chỉ đạo Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ, TĐC tổ chức thẩm định, thực hiện chính sách, phương án bồi thường, hỗ trợ, TĐC; giải quyết khiếu nại, tố cáo của hộ gia đình, cá nhân, tổ chức; ban hành các Quyết định: Kiểm đếm bắt buộc; Cưỡng chế thực hiện kiểm đếm bắt buộc; Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất; Thành lập Ban thực hiện cưỡng chế thu hồi đất.
+ Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ, TĐC dự án: chỉ đạo tổ chức thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC của từng dự án và phương án bồi thường, hỗ trợ, TĐC của người bị thu hồi.
+ Ban Bồi thường GPMB quận là cơ quan thường trực, là đầu mối chuyên môn và trực tiếp tham mưu giúp UBND quận, Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ và TĐC các dự án về tổ chức thực hiện chính sách, công tác bồi thường, hỗ trợ và TĐC cho tất cả các dự án trên địa bàn Quận theo quy định.
Năm 2005, UBND quận đã thành lập Ban Bồi thường GPMB quận Gò Vấp, theo đó Ban Bồi thường, GPMB quận Gò Vấp là đơn vị sự nghiệp công lập; được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ
chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ.
Ban Bồi thường do UBND quận thành lập và chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của UBND quận, đồng thời chịu sự hướng dẫn nghiệp vụ của các sở
- ngành đối với các hoạt động liên quan. Ban Bồi thường, GPMB quận Gò Vấp có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định.
+ Các phòng, ban chuyên môn (như phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Tài chính-Kế hoạch; phòng Quản lý đô thị): phối hợp Ban Bồi thường GPMB quận thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC, GPMB các dự án theo chức năng, thẩm quyền quy định và phân công, chỉ đạo của UBND quận, Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ, TĐC dự án.
+ UBND các phường có dự án: Tổ chức tuyên truyền, vận động về mục đích thu hồi đất, chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC của dự án; Phối hợp với Hội đồng Bồi thường của dự án thực hiện xác nhận đất đai, tài sản của người bị thu hồi; phối hợp thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC, GPMB các dự án theo chức năng, thẩm quyền và phân công, chỉ đạo của UBND quận, Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ, TĐC dự án.
+ Ngoài ra, UBND quận thành lập:
Tổ thẩm định do phòng Tài nguyên và Môi trường làm Tổ trưởng, có trách nhiệm thẩm tra dự thảo chính sách, phương án bồi thường, hỗ trợ, TĐC; trình UBND quận phê duyệt theo quy định.
Tổ Công tác giúp việc Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án, do Ban Bồi thường GPMB làm tổ trưởng, có nhiệm vụ: Tổ chức kiểm tra, kiểm kê tài sản nằm trong phạm vi giải tỏa của dự án; giải thích phương án bồi thường, đôn đốc các đơn vị, cá nhân chấp hành chủ trương giải tỏa và BGMB theo đúng tiến độ; áp giá và chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân ảnh hưởng trong các dự án.
Trình tự, thủ tục thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Quận đang được thực hiện với các bước theo quy trình, như sau:
Bước 1. Thông báo thu hồi đất: UBND quận ban hành thông báo thu hồi đất cho người có đất thu hồi biết. Thông báo thu hồi đất phải được gửi đến từng người có đất thu hồi, họp phổ biến đến người dân trong khu vực có đất thu hồi và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.
Bước 2. Ban hành kế hoạch thu hồi đất: Phòng Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp Ban Bồi thường và cơ quan có liên quan lập kế hoạch tiến độ chi tiết GPMB, trình UBND quận phê duyệt.
Bước 3. Kiểm kê đất đai, tài sản có trên đất: Ban Bồi thường phối hợp UBND phường tổ chức điều tra hiện trạng, khảo sát, đo đạc diện tích trong phạm vi thu hồi và lập Biên bản kiểm đếm và xác nhận hồ sơ. UBND phường và các cơ quan, đơn vị liên quan xác nhận nội dung liên quan làm cơ sở lập phương án bồi thường, hỗ trợ và TĐC.
Bước 4. Lập chính sách, phương án bồi thường thiệt hại, hỗ trợ, TĐC: Ban bồi thường, GPMB có trách nhiệm lập chính sách, phương án bồi thường, hỗ trợ, TĐC của dự án và của từng cá nhân, hộ gia đình bị thu hồi đất, trên cơ sở tổng hợp số liệu kiểm kê, xử lý các thông tin liên quan của từng trường hợp; áp giá tính giá trị bồi thường về đất, tài sản trên đất; đồng thời tổ chức lập và thực hiện chính sách, phương án, dự án TĐC trước khi thu hồi đất.
Bước 5. Niêm yết công khai phương án, lấy ý kiến của nhân dân: Ban bồi thường, GPMB có trách nhiệm phối hợp với UBND cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức lấy ý kiến của nhân dân; tổ chức đối thoại đối với trường hợp còn có ý kiến không đồng ý về phương án bồi thường, hỗ trợ, TĐC; hoàn chỉnh phương án trình cơ quan có thẩm quyền.
Bước 6. Phê duyệt phương án chi tiết và tổ chức triển khai thực hiện: UBND quận ban hành quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, TĐC; Ban bồi thường, GPMB phối hợp với UBND Phường phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi
thường, hỗ trợ, TĐC; gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ, TĐC đến từng người có đất thu hồi. Tổ chức chi trả, thực hiện bồi thường, hỗ trợ, bố trí TĐC theo chính sách, phương án bồi thường, hỗ trợ, TĐC được phê duyệt.
Bước 7. BGMB, cưỡng chế thu hồi đất: Ban bồi thường, GPMB phối hợp vận động người dân BGMB; phối hợp tham mưu cưỡng chế thu hồi đất các trường hợp không BGMB; thu hồi, BGMB cho chủ đầu tư thi công.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã thực hiện điều tra xã hội học nhằm đánh giá hoạt động phân công, tổ chức thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ TĐC trên địa bàn quận. Theo đó, đề tài khảo sát các cán bộ trên địa bàn quận Gò Vấp với các mức đánh giá từ 1 đến 5 (gồm 1: Kém, 2: Yếu, 3: Trung bình, 4: Khá, 5: Tốt). Kết quả được tổng hợp tại Bảng 2.4.
Bảng 2.4. Kết quả khảo sát hoạt động phân công, tổ chức thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC trên địa bàn quận Gò
Vấp S TT Tiêu chí 1 nhân 2 sách của các đơn vị Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, năm 2020
Phân tích Bảng 2.4 cho thấy các nội dung: “Sự phân công tổ chức thực hiện rõ ràng, gắn với trách nhiệm và quyền hạn của từng đơn vị, cá nhân” được cán bộ đánh giá tốt, với tỷ lệ 60% số người trả lời từ mức khá trở lên (cụ thể: 43,4% đánh giá là khá, 16,6% đánh giá là tốt). Trong khi đó, “sự phối hợp thực hiện chính sách của các đơn vị” lại được đánh giá ở mức trung bình với tỷ lệ 56,6% số người trả lời từ mức trung bình trở xuống (cụ thể: 6,6% đánh giá là kém, 20% đánh giá là yếu, 20% đánh giá là trung bình). Nguyên nhân được xác định là do công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC khá phức tạp, có liên quan đến nhiều đơn vị; cơ chế phối hợp chưa rõ ràng; phân công trách nhiệm các đơn vị liên