Xây dựng cơ chế khen thưởng, kỷ luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty truyền tải điện 1 (Trang 30 - 32)

5. Kết cấu của luận văn

1.4 Nội dung xây dựng văn hoá doanh nghiệp

1.4.5 Xây dựng cơ chế khen thưởng, kỷ luật

1.4.5.1. Khen thưởng

Là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong xây dựng và đem lại lợi ích cho doanh nghiệp.

Quy chế khen thưởng quy định về đối tượng, phạm vi, nguyên tắc, hình thức, tiêu chuẩn, thẩm quyền và trình tự, thủ tục xét khen thưởng.

Cấu trúc của hệ thống khen thưởng trong tổ chức: Trách nhiệm Trình tự thực hiện Tài liệu, biểu mẫu liên quan Trưởng phòng các bộ phận Gửi văn bản đề nghị khen thưởng Văn bản đề nghị Giám đốc Nhận và xem xét Hội đồng thi đua khen thưởng Họp hội đồng thi đua khen thưởng để bình xuất Biên bản họp Chủ tịch HĐ thi đua khen thưởng Phê duyệt Biên bản họp Văn phòng Dự thảo quyết định khen thưởng hoặc tờ trình đề nghị cấp khen cao Văn phòng Tổ chức trao tặng

Nguyên tắc khen thưởng: Chính xác, công khai, công bằng, kịp thời. Thành tích đến đâu, khen thưởng đến đó; không nhất thiết phải theo trình tự khen thưởng ở mức thấp rồi mới được khen thưởng mức cao hơn. Thành tích đạt được trong điều kiện, hoàn cảnh khó khăn và có phạm vi ảnh hưởng rộng

thì được xem xét đề nghị khen thưởng ở mức cao hơn; chú trọng khen thưởng cá nhân, tập thể và những người trực tiếp thừa hành nhiệm vụ.

Tác động tích cực của khen thưởng: khích lệ nâng cao tinh thần cố gắng của nhân viên; khuyến khích phấn đấu, tăng sức cạnh tranh trong tổ chức; phát huy năng lực, tư duy sáng tạo và làm việc khoa học; tăng nâng suất và chất lượng sản phẩm; bí quyết để trọng dụng và giữ chân nhân tài; thắt chặt mối quan hệ năng động và hài hòa, cũng như tăng cường và củng cố hiệu quả đóng góp và xây dựng của tổ chức.

Tác động tiêu cực của khen thưởng: tạo tâm lý “tự mãn” của người được khen thưởng; tăng chi phí, nhất là thời buổi khó khăn, lạm phát; gây ra sự xa lánh, ganh tỵ, chống đối với người được khen thưởng trong tổ chức; gây ra “bệnh thành tích” trong tổ chức; tạo nên những sự cạnh tranh không lành mạnh; khen thưởng không công bằng gây nên những mối bất hòa và những mối kiện cáo, mất đi nhân tài.

1.4.5.2. Kỷ luật

Là việc kiểm điểm, xử lý và trừng phạt những cá nhân, tập thể có hành vi không tuân theo nguyên tắc hoặc vi phạm quy định của pháp luật, quy tắc của tổ chức, gây ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc chung của tổ chức.

Nguyên tắc khi kỷ luật: xây dựng hệ thống kỷ luật rõ ràng, hợp lý, cụ thể; quy định rõ ràng trách nhiệm của người liên quan đến kỷ luật lao động; thông tin đầy đủ và kịp thời các điều khoản của kỷ luật lao động đến mọi người; điều tra, xác minh được các vi phạm, mức độ vi phạm và các hình thức kỷ luật tương ứng trước khi tiến hành kỷ luật

Như vậy, khen thưởng, kỷ luật phải được thực hiện kịp thời, đúng lúc để động viên các cá nhân, tập thể có thành tích tốt cũng như chấn chỉnh những hành động, việc làm chưa tốt để hiệu quả kinh doanh của công ty được tốt

nhất. Đồng thời đó cũng là nét văn hóa doanh nghiệp cần được xây dựng và phát triển trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty truyền tải điện 1 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)