4 5 Kiến nghị về thời điểm thích hợp và hiệu chỉnh kết quả đo HWD theo nhiệt độ
451 Đối với nội dung liên quan tới phương trình truyền nhiệt:
Số liệu thực nghiệm thu được trong thời gian 1 năm đã được đánh giá, đủ điều kiện về mức độ chính xác, cho phép phân tích để tìm ra quy luật biến thiên và hiệu chỉnh phương trình truyền nhiệt trong tấm BTXM
Nhiệt độ bề mặt, nhiệt độ đáy tấm BTXM có cùng quy luật biến thiên theo hàm cos nhưng hiệt độ đáy tấm bị trễ pha so với nhiệt độ bề mặt tấm (đạt giá trị lớn nhất chậm hơn khoảng 2 giờ) Tuy nhiên, có thể thấy là nhiệt độ bề mặt và nhiệt độ đáy tấm đều có xu hướng cùng tăng, hoặc cùng giảm
Chênh lệch nhiệt độ lớn nhất và nhỏ nhất không cố định theo thời gian, có quy luật theo hàm cos và nằm trong khoảng từ -5,70C đến 90C
Qua các kết quả thí nghiệm, điều kiện biên của phương trình truyền nhiệt b với biến thiên nhiệt độ tại từng độ sâu z=1 5cm (b3), z=20cm (b2), z=40cm (b1) đã được đề xuất như sau:
b3 0 7350 0 1004 * ttbmat 0 001603 * ttb2 mat
b20 0495 0 1479 * ttbmat 0 002937 * ttb2 mat
b10 349 0 2485 * ttbmat 0 005369 * ttb2 mat
Với R2 = (0 77 đến 0 80), đạt mức độ tốt theo bảng 2 2
Cũng từ kết quả thí nghiệm, tác giả đã bước đầu đánh giá và tìm ra được một tham số cụ thể cho phương trình truyền nhiệt như thông số K – là tham số chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện môi trường Với các số liệu đo cụ thể ở từng vị trí chiều sâu mặt đường, tại các thời điểm khác nhau trong ngày của cả năm khảo sát, tác giả đã xác định được tương quan của các thông này đến các yếu tố môi trường trong điều kiện thí nghiệm cụ thể Từ đó đưa ra các đề xuất để hiệu chỉnh thông số K theo hướng hoàn thiện phương trình, đưa kết quả tính gần hơn với điều kiện khí hậu thực tế của miền Bắc Kiến nghị sử dụng Kt = f(z,t) theo từng tháng trong năm, lần lượt với z=20cm và z=40cm
Từ các đề xuất trên, điều chỉnh điều kiện biên và các tham số, phương trình truyền nhiệt được viết lại có dạng như sau: