12 Quy hoạch thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến kết quả xác định một số thông số mặt đường bê tông xi măng sân bay bằng thiết bị gia tải động (Trang 85 - 89)

Hướng thí nghiệm là bố trí các đầu đo nhiệt độ theo chiều sâu của 1 tấm BTXM đặt ngoài trời tại Khu công nghiệp Phú Nghĩa – Chương Mỹ – Hà Nội; dùng các thiết bị đo đạc hiện đại để thu thập số liệu về nhiệt độ theo chiều sâu tấm trong thời gian 1 năm

3 1 2 1 Vật liệu, kích thước kết cấu mặt đường

Sử dụng tấm BTXM M350 có chiều dày tương ứng với chiều dày thông thường của các kết cấu mặt đường BTXM sân bay hiện nay là 40cm, kích thước theo mặt bằng là 1,5mx1,5m Tấm được đặt trên lớp bê tông lót M100 dày 20cm, dưới là nền đất tự nhiên Tấm BTXM không bị che nắng trong suốt quá trình đo

Kích thước mặt bằng tấm được xác định theo các yếu tố sau: - Phù hợp với điều kiện thi công, quan trắc, chi phí của luận án;

- Giảm ảnh hưởng của sự truyền nhiệt theo phương ngang tấm tới nhiệt độ trong tấm Theo các nghiên cứu hiện hành ở Việt Nam [20][22][24], chiều sâu tắt biên độ dao động nhiệt độ ngày đêm zmax=0,4m Giá trị này được sử dụng để lựa chọn chiều dài, chiều rộng tấm sao cho khoảng cách từ đầu đo tới cạnh bên của tấm lớn hơn 0,4m để giảm ảnh hưởng của nhiệt truyền theo phương ngang, từ mặt bên của tấm

Theo đó, kích thước tấm 1,5mx1,5m đã được lựa chọn Với vị trí các đầu đo đặt ở khu vực giữa tấm, khoảng cách từ đầu đo tới mặt bên là vào khoảng 0,75m

Các vật liệu được thiết kế theo tiêu chuẩn hiện hành tại phòng thí nghiệm LAS1797 (phụ lục 1)

3 1 2 2 Bố trí thiết bị thí nghiệm

Ba thiết bị được sử dụng song song trong quá trình đo nhiệt độ (hình 3 1, 3 2): - Thiết bị đo nhiệt kiểu tiếp xúc EXTECH SDL200 được sử dụng để thu thập số liệu trong suốt quá trình thí nghiệm;

Hình 3 1 Thiết bị thí nghiệm EXTECH SDL200

- Thiết bị đo nhiệt kiểu tiếp xúc JMZX-300L và thiết bị đo nhiệt cầm tay UNI- T để đo đối chứng với thiết bị EXTECH SDL200;

Hình 3 2 Thiết bị đo nhiệt kiểu tiếp xúc JMZX-300L và thiết bị cầm tay UNI-T Với thiết bị thứ nhất, 4 ầu đo nhiệt kiểu K+LVDT được bố trí tại mặt bằng tim của tấm bê tông: đầu đo (1) ở đáy tấm, độ sâu 40cm tính từ bề mặt tấm, đo nhiệt độ đáy tấm; đầu đo (2) cách đáy 20cm để đo nhiệt độ giữa tấm; đầu đo (3) vẫn ở trong tấm, nhưng đặt cách mặt trên của tấm bê tông 1,5cm để đo nhiệt độ bề mặt tấm; 1 đầu đo treo cao cách mặt đất 2,5m, để đo nhiệt độ không khí Sơ đồ bố trí được thể hiện trong các hình 3 3, 3 4

Hình 3 4 Các đầu đo của thiết bị EXTECH SDL200

Đối với thiết bị JMZX-300L, các đầu đo cũng được bố trí theo chiều sâu tấm bê tông như đối với thiết bị thứ nhất (hình 3 5)

Hình 3 5 Bố trí đầu đo của thiết bị JMZX-300L

3 1 3 Thực hiện thí nghiệm

Sau khi bê tông được đủ 28 ngày, tiến hành đo toàn thời gian trong ngày; cứ 30 phút thu thập số liệu 01 lần của các kênh đo Thời gian đo kéo dài đủ 01 năm từ tháng 9/2020 đến tháng 8/2021

Đo kiểm tra được thực hiện trong 02 ngày 9/9/2020 và 29/6/2021 với khoảng 2 giờ một lần đo Số liệu sau khi thu thập được xử lý theo các bước sau:

3 1 3 1 Loại bỏ các số liệu bất thường do điều kiện thời tiết, kỹ thuật

Trong thời gian đo, có một số ngày xảy ra giông, bão, mưa lớn kéo dài hoặc mất điện Các số liệu đo đạc trong những điều kiền này sẽ bị loại bỏ, không đưa vào điều kiện đo

3 1 3 2 Xử lý tập hợp sô liệu theo mô hình hồi quy bằng phần mềm Minitab

Các kết quả đo đạc được sử dụng để xây dựng các hàm hồi quy bằng phần mềm Minitab

Mức độ chính xác của mô hình hồi quy được đánh giá như sau:

R 2 1 ( n  v ) Se

(n 1) S y

2

(3 1)Trong đó Se là sai số chuẩn của ước tính, Sy là độ lệch chuẩn:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến kết quả xác định một số thông số mặt đường bê tông xi măng sân bay bằng thiết bị gia tải động (Trang 85 - 89)