Luật pháp và các chính sách về phát triển doanh nghiệp nhỏ và

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện môi trường kinh doanh của Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Hà Tĩnh (Trang 45 - 53)

2.2. Tổng quan về môi trƣờng kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở

2.2.2. Luật pháp và các chính sách về phát triển doanh nghiệp nhỏ và

và vừa đƣợc vận dụng vào Hà Tĩnh

- Trong những năm qua, Đảng và Nhà nƣớc có nhiều chủ trƣơng, chính sách quan trọng lãnh đạo, chỉ đạo phát triển DNNVV. Đại hội IX, Đại hội X, Đảng ta luôn xác định: "Thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ

nghĩa, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh". "Kinh tế tƣ nhân có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế…" và khẳng định rõ quan điểm tiếp tục khuyến khích, tạo điều kiện "Phát triển mạnh các hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp của tƣ nhân". Chính phủ ban hành Nghị định 56/2009/NĐ-CP, ngày 30 tháng 6 năm 2009 về trợ giúp phát triển DNNVV đã đề cập toàn diện đến việc hỗ trợ DNNVV về mặt bằng sản xuất, vốn, khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến xuất khẩu..., đồng thời xác định rõ tiêu chí để xác định DNNVV, nguồn kinh phí hỗ trợ đƣợc ghi vào danh mục ngân sách nhà nƣớc; đồng thời Chính phủ đã ban hành Quyết định phê duyệt các chƣơng trình, kế hoạch phát triển DNNVV qua các giai đoạn, là điều kiện quan trọng để khơi dậy, phát huy kết quả và đóng góp của lực lƣợng kinh tế này.

Những văn bản pháp luật đó là điều kiện, cơ sở để tỉnh Hà Tĩnh vận dụng cụ thể hóa vào điều kiện cụ thể của địa phƣơng. Tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành nhiều chính sách phát triển DNNVV trên địa bàn Hà Tĩnh nhƣ:

- Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 24/8/2006 của Ban chấp hành đảng bộ "Về tăng cƣờng lãnh đạo phát triển doanh nghiệp đến năm 2010 và những năm tiếp theo”

- Kế hoạch số 184/KH-UBND ngày 18/9/2006 của UBND tỉnh Hà Tĩnh "Thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TU ngày 24 tháng 8 năm 2006 của Ban chấp hành đảng bộ"

- Kế hoạch số 4480/KH-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2011 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về "Kế hoạch xúc tiến đầu tƣ vào Hà Tĩnh năm 2012"

- Quyết định số 07/2012/QĐ-UBND ngày 21/03/2012 về chính sách ƣu đãi, hỗ trợ đầu tƣ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

- Quyết định số 30/2007/QĐ-UBND ngày 12/7/2007 của UBND tỉnh Hà Tĩnh "Ban hành Quy định một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát

triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh"

- Quyết định số 77/2005/QĐ-UBND ngày 07/9/2005 của UBND Tỉnh "Về việc Quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển nuôi trồng thủy sản thời kỳ 2005-2010";

- Quyết định số 02/2007/QĐ-UBND ngày 15/01/2007 của UBND Tỉnh Về việc "Ban hành một số chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập";

- Quyết định số 1020 QĐ/UBND ngày 11/4/2006 của UBND Tỉnh Về việc "Ban hành đơn giá tiền thuê đất, thuê mặt nƣớc";

- Quyết định số 2632QĐ/UBND ngày 11/11/2003 của UBND Tỉnh Về việc "Ban hành Quy định một số chính sách ƣu đãi và hỗ trợ đầu tƣ đối với các dự án đầu tƣ phát triển Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh";

- Quyết định số 29/2007/QĐ-UBND ngày 12/7/2007 của UBND Tỉnh Về việc "Ban hành Quy chế khen thƣởng danh hiệu Doanh nghiệp tiêu biểu và Doanh nhân tiêu biểu tỉnh Hà Tĩnh";

Cùng với việc ban hành các chính sách hỗ trợ DNNVV, Hà Tĩnh đã chỉ đạo thực hiện các chính sách đó một cách tích cực, thể hiện qua các hoạt động sau:

- Tạo điều kiện cho DNNVV có mặt bằng kinh doanh.

+ UBND Tỉnh đảm bảo mặt bằng, đất đai cho các dự án đầu tƣ sản xuất kinh doanh tại các KKT, KCN, cụm Tiểu thủ công nghiệp (TTCN), làng nghề tập trung.

+ Ngân sách tỉnh hỗ trợ kinh phí bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng và rà phá bom mìn 07 tỷ đồng; hỗ trợ san lấp mặt bằng 03 tỷ đồng.

- Hỗ trợ tài chính cho DNNVV: Các dự án đầu tƣ sản xuất CN, TTCN chế biến hàng xuất khẩu, chế biến nông lâm, thủy hải sản, sử dụng nhiều lao

động, các làng nghề, đổi mới công nghệ, du nhập nghề mới, các dự án chƣơng trình trọng điểm đƣợc vay vốn ƣu đãi, đƣợc hỗ trợ lãi suất sau đầu tƣ, đƣợc hỗ trợ quỹ khuyến công, khuyến nông, khuyến ngƣ. Mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tƣ đối với từng dự án bằng chênh lệch giữa lãi suất vay vốn của tổ chức tín dụng với lãi suất tín dụng đầu tƣ phát triển của Nhà nƣớc tại thời điểm rút vốn vay. Ngân hàng phát triển thực hiện cấp hỗ trợ lãi suất sau đầu tƣ cho các chủ dự án theo Quy chế hỗ trợ đầu tƣ tại Quyết định số 65/2006/QĐ-UBND ngày 06/12/2006 của UBND Tỉnh.

- Hỗ trợ đào tạo và tuyển dụng nhân lực: Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh bố trí ngân sách để hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho các DN theo phƣơng thức:

+ Đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý doanh nghiệp: quản trị doanh nghiệp, lập chiến lƣợc kinh doanh, quản lý kỹ thuật, quản lý nguồn nhân lực, tài chính kế toán, kỹ năng đàm phán, ký hợp đồng, kỹ năng lãnh đạo thuyết trình, quản lý chất lƣợng sản phẩm, ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển sản phẩm mới, phát triển thị trƣờng mới thì mức hỗ trợ không quá 1 triệu đồng/ngƣời/ khóa đào tạo.

+ UBND tỉnh khuyến khích các nhà đầu tƣ tiếp nhận lao động địa phƣơng đã đƣợc qua đào tạo tại các cơ sở dạy nghề của tỉnh. Trƣờng hợp lao động địa phƣơng đã đƣợc tiếp nhận nhƣng chƣa đƣợc qua đào tạo hoặc chuyên ngành đào tạo chƣa phù hợp với nhu cầu của DN, cần đào tạo và đào tạo lại tại các cơ sở dạy nghề của tỉnh thì đƣợc hỗ trợ kinh phí nhƣ sau:

* Doanh nghiệp thƣờng xuyên sử dụng từ 100 lao động trở lên đƣợc hỗ trợ 50% chi phí nhƣng tối đa không quá 01 triệu đồng/ngƣời/khóa.

* Doanh nghiệp sử dụng thƣờng xuyên từ 50 đến 100 lao động, doanh nghiệp du nhập nghề mới của các làng nghề đƣợc hỗ trợ 50% kinh phí nhƣng tối đa không quá 0,5 triệu đồng/ngƣời/khóa.

- Hỗ trợ DNNVV ứng dụng tiến bộ Khoa học công nghệ: Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng tiên tiến (ISO 9000; ISO 9001, cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn; tham gia giải thƣởng chất lƣợng Việt Nam; tham gia thiết kế, đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp về nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp; tham gia thiết kế các dự án, các đề tài có giá trị khoa học - kinh tế - xã hội; nghiên cứu, đầu tƣ xây dựng, phát triển một số lĩnh vực công nghệ cao.

- Cung cấp thông tin cho DNNVV: Hỗ trợ DN về thông tin liên quan đến thiết bị, công nghệ, đổi mới công nghệ; tiếp cận và sử dụng thƣơng mại điện tử nhƣ một công cụ để nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động tham gia hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế thông qua các cuộc hội thảo, tổ chức các khóa đào tạo và tƣ vấn cho doanh nghiệp về quy trình triển khai thƣơng mại điện tử phù hợp với đặc điểm và khả năng của DN.

- Hoạt động của Hiệp hội DNNVV Hà Tĩnh làm trung tâm khâu nối, tập hợp DN trong việc sản xuất kinh doanh. Hiệp hội đứng ra tổ chức lấy ý kiến DN trong những việc đề xuất, kiến nghị với UBND Tỉnh, các ngành chức năng trong giải quyết những khó khăn cho DN nhƣ: bù giá vật tƣ thiết bị do tình hình tăng giá đột biến, giải quyết mặt bằng, xử lý các vấn đề về môi trƣờng. Hiệp hội cũng phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc đào tạo nâng cao trình độ cho DN.

- Hà Tĩnh đƣợc Chính phủ thành lập hai KKT và ba KCN. Trên cơ sở những chính sách ƣu đãi chung trên địa bàn toàn tỉnh, tuỳ vào từng KKT, từng KCN lại còn có những chính sách ƣu đãi cụ thể nhƣ sau:

* Đối với khu kinh tế Vũng áng, đƣợc Chính phủ cho thành lập và ban hành quy chế hoạt động tại Quyết định số 72/2006/QĐ-TTg, ngày 03/4/2006; UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Quyết định số 16-QĐ/UBND, ngày 27/4/2007 về việc quy định một só chính sách ƣu đãi, hỗ trợ đầu tƣ vào KKT

Vũng Áng và các KCN trên địa bàn tỉnh.

+ Các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nƣớc đầu tƣ vào KKT Vũng Áng đƣợc quyền lựa chọn thực hiện các dự án đầu tƣ (trừ những dự án thuộc danh mục, lĩnh vực cấm đầu tƣ theo quy định của pháp luật Việt Nam).

+ Đƣợc hƣởng ƣu đãi đối với dự án đầu tƣ vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các KKT theo quy định của luật đầu tƣ, luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các quy định khác của pháp luật hiện hành.

+ Tất cả các dự án đầu tƣ của các tổ chức, cá nhân trong nƣớc và nƣớc ngoài đầu tƣ vào KKT Vũng Áng đƣợc hƣởng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% áp dụng trong vòng 15 năm, kể từ khi dự án bắt đầu hoạt động kinh doanh; đƣợc miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 9 năm tiếp theo.

+ Các dự án đầu tƣ trong KKT Vũng Áng của các tổ chức, cá nhân trong nƣớc và nƣớc ngoài đƣợc miễn thuế nhập khẩu trong 5 năm, kể từ khi bắt đầu sản xuất đối với nguyên liệu sản xuất, vật tƣ, linh kiện và bán thành phẩm phải nhập khẩu mà trong nƣớc chƣa sản xuất đƣợc.

+ Giảm 50% thuế thu nhập cá nhân đối với ngƣời có thu nhập cao (kể cả ngƣời Việt Nam và ngƣời nƣớc ngoài) làm việc tại KKT Vũng Áng.

+ Những dự án thuộc lĩnh vực công nghệ cao đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 5 của Quy chế khu công nghệ cao ban hành kèm theo Nghị định số 99/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2003 của Chính phủ đầu tƣ vào KKT Vũng Áng đƣợc hƣởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong suốt thời gian thực hiện dự án, bao gồm: Công nghệ thông tin, truyền thông và công nghệ phần mềm tin học; công nghệ phục vụ nông nghiệp, thuỷ sản và y tế; công nghệ điện tử, cơ khí chính xác, cơ điện tử, quang điện tử và tự động hoá; công nghệ vật liệu mới; công nghệ nano; công nghệ môi trƣờng; công nghệ năng lƣợng mới.

- Một số công nghệ đặc biệt khác theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

+ Các dự án đầu tƣ xây dựng kinh doanh hạ tầng khu phí thuế quan, cảng Vũng Áng, cảng Sơn Dƣơng và các dự án đầu tƣ có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển ngành, lĩnh vực hoặc phát triển kinh tế - xã hội của vùng, của cả nƣớc, đồng thời đáp ứng một trong các chỉ tiêu dƣới đây sẽ đƣợc UBND tỉnh trình Thủ tƣớng chính phủ xem xét cho hƣởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong suốt thời gian thực hiện dự án.

* Dự án có giá trị đầu tƣ từ 70 triệu USD trở lên. * Dự án sử dụng từ 1.500 công nhân trở lên.

* Dự án có kim ngạch xuất khẩu trực tiếp từ 70 triệu USD/năm.

+ Các DN trong nƣớc thuộc các thành phần kinh tế có dự án đầu tƣ sản xuất, kinh doanh tại KKT Vũng Áng đƣợc hƣởng các loại hình tín dụng ƣu đãi của Nhà nƣớc thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về tín dụng đầu tƣ phát triển của nhà nƣớc.

+ Các dự án trong KKT Vũng Áng sử dụng 50 lao động trở lên đƣợc hỗ trợ 50% kinh phí đào tạo lao động, nhƣng không quá một triệu đồng/ngƣời. Dự án sử dụng 20 - 40 lao động đƣợc hỗ trợ 50% kinh phí nhƣng tối đa không quá bảy trăm ngàn đồng/ngƣời/khoá.

+ Đƣợc giảm 50% chi phí quảng cáo trên báo Hà Tĩnh, Đài phát thành truyền hình tỉnh cho sản phẩm mới trong thời gian một năm (không quá 10 lần trên mỗi loại phƣơng tiện)

+ Áp dụng chính sách một giá đối với các hàng hoá, dịch vụ do Nhà nƣớc kiểm soát và tiền thuê đất cho các tổ chức và cá nhân, không phân biệt trong nƣớc và ngoài nƣớc, có hoạt động kinh doanh tại KKT Vũng Áng. Về mức lƣơng trả cho ngƣời lao động thực hiện theo ký kết giữa ngƣời lao động và nhà đầu tƣ nhƣng phải đảm bảo tối thiểu 800.000 VNĐ/tháng.

- Để giải quyết nhanh gọn các thủ tục hành chính cho Nhà đầu tƣ, UBND tỉnh đã Ban hành Quyết định số 86/QĐ-KKT, ngày 25/7/2007 về việc quy định quy trình giải quyết và công khai các thủ tục hành chính đối với các nhà đầu tƣ, các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân tại Ban quản lý khu kinh tế Vũng Áng, với thời hạn cấp giấy chứng nhận đầu tƣ không quá 5 ngày, cấp các chứng chỉ khác không quá 3 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

* Đối với KKT cữa khẩu quốc tế Cầu Treo, đã đƣợc thành lập theo Quyết định số 162/2007/QĐ-TTg, ngày 17/10/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ, tỉnh Hà Tĩnh ban hành các văn bản, quy định hƣớng dẫn về xây dựng khu kinh tế trở thành khu vực động lực, có quan hệ kinh tế giao thƣơng với Lào và Thái Lan. Các dự án đầu tƣ vào khu kinh tế này đƣợc hƣởng chính sách sau:

- Đối với khu phi thuế quan đƣợc ƣu đãi đặc biệt về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập cá nhân.

- Đối với các dự án gia công, lắp ráp, tái chế đƣợc miễn thuế 5 năm khi nhập khẩu sản phẩm vào nội địa.

- Miễn tiền thuê đất trong 11 năm, áp dụng 30% giá thuê đất năm thứ 12 trở đi.

- Đƣợc hỗ trợ giải phóng mặt bằng và đào tạo lao động.

* Đối với các Dự án đầu tư phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp vào các KCN, cụm CN trên địa bàn toàn tỉnh đƣợc hƣởng các chính sách ƣu đãi theo Quyết định số 30-QĐ/UBND, ngày 12/7/2007 của UBND tỉnh Hà Tĩnh "Ban hành Quy định một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh".

Những chính sách đã ban hành trong thời gian qua đã tác động đến môi trƣờng kinh doanh và Doanh nghiệp ở Hà Tĩnh thể hiện công tác quản lý, điều hành bộ máy nhà nƣớc của tỉnh đã có chuyển biến và ngày càng tốt hơn, từng

bƣớc đáp ứng những yêu cầu cơ bản của doanh nghiệp và nhân dân. Thời gian gần đây kinh tế Hà Tĩnh đã có bƣớc phát triển khá, tốc độ tăng trƣởng bình quân giai đoạn 2006 - 2010 đạt gần 10%, năm 2011 là 11,7%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tích cực, thu ngân sách năm 2011 tăng 29% so với năm 2010; văn hoá - xã hội có bƣớc chuyển biến tích cực; tình hình an sinh xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng đƣợc hoàn thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 24,9% xuống còn 17,4%. Công tác thu hút đầu tƣ trong và ngoài nƣớc đạt kết quả cao , đến nay đã có 238 dự án đƣợc cấp giấy chứng nhận đầu tƣ với số vốn trên 287 nghìn tỷ đồng , trong đó có 42 dự án đầu tƣ nƣớc ngoài với số vốn đăng ký trên 12 tỷ USD. Nhiều dự án lớn, trọng điểm của quốc gia đang đƣợc triển khai trên địa bàn nhƣ: Dự án khai thác mỏ sắt

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện môi trường kinh doanh của Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Hà Tĩnh (Trang 45 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)