2.2. Tổng quan về môi trƣờng kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở
2.2.4. Chất lƣợng nguồn nhân lực
Hà Tĩnh có hệ thống giáo dục khá hoàn chỉnh từ giáo dục phổ thông đến Đại học, Cao đẳng và các trƣờng dạy nghề. Giáo dục phổ thông đƣợc đánh giá là một tỉnh nằm trong tốp đầu của cả nƣớc về chất lƣợng. Là một trong những tỉnh dẫn đầu và duy trì chất lƣợng trong phổ cập giáo dục Tiểu học, Trung học cơ sở đúng độ tuổi.
Trƣờng Đại học Hà Tĩnh trong những năm qua đã có bƣớc phát triển khá cả về quy mô và chất lƣợng đào tạo; đầu tƣ về cơ sở vật chất đƣợc quan tâm đầu tƣ đáng kế; cơ cấu ngành nghề, lĩnh vực đào tạo khá đa dạng, bƣớc đầu đáp ứng một số yêu cầu nguồn nhân lực cho Hà Tĩnh.
Đối với công tác đào tạo nghề, UBND tỉnh đã ƣu tiên ngân sách chi thƣờng xuyên cho dạy nghề, áp dụng bình đẳng các chính sách giữa cơ sở dạy nghề công lập và ngoài công lập.
Theo số liệu của Báo cáo của UBND tỉnh tại hội nghị xúc tiến đầu tƣ phát triển nguồn nhân lực ngày 19/9/2009 thì từ năm 2001 - 2008, đã có 172 nghìn lƣợt ngƣời đƣợc đào tạo nghề, trong đó: dạy nghề dài hạn cho 26 nghìn
lƣợt ngƣời, dạy nghề ngắn hạn cho 146 nghìn lƣợt ngƣời. Đến cuối năm 2009 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 26%.
- Công tác cán bộ đƣợc tỉnh xác định là yếu tố quyết định cho sự phát triển kinh tế xã - hội, cho nên luôn coi trọng việc phát hiện, bồi dƣỡng và sử dụng nhân tài một cách hiệu quả tại các cơ quan, ban ngành từ cấp tỉnh đến cơ sở, nhất là đội ngũ cán bộ làm việc trên các lĩnh vực liện quan đến các KCN, các dự án đầu tƣ... Hàng năm đã cử hàng trăm cán bộ tham dự các khoá đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ nghiệp vụ về công tác đầu tƣ nƣớc ngoài do Trung ƣơng tổ chức, cũng nhƣ các khoá đào tạo ngoại ngữ, công nghệ thông tin, kinh nghiệm quản lý trong các doanh nghiệp...
Nhờ sự quan tâm về công tác đào tạo nghề cho lao động, nên trong những năm qua số lƣợng lao động qua đào tạo có chiều hƣớng gia tăng, đƣợc thể hiện ở bảng 2.2 nhƣ sau:
Bảng 2.2. Kết quả đào tạo nghề qua các năm Năm
Số lƣợng lao động Tỷ lệ % so với lực lƣợng lao động
Tổng số Trong đó, đào tạo dài hạn
2001 14.352 1.775 10,72 2002 17.207 2.350 11,84 2003 19.750 2.800 13,15 2004 22.650 3.580 14,80 2005 25.670 3.870 16,75 2006 31.150 4.750 18,15 2007 33.120 6.560 19,8 2008 35.245 7.199 20,42
Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và xã hội Hà Tĩnh
Xét về cơ cấu lao động của các doanh nghiệp tại một cuộc điều tra trên tổng số 1.068 doanh nghiệp, với 28.606 lao động của Tổng cục thống kê Hà Tĩnh phối hợp từ Sở LĐTB và Xã hội có kết quả ở bảng 2.3là:
Bảng 2.3. Bảng Cơ cấu lao động của các doanh nghiệp
(Đơn vị tính %)
Cấp độ chuyên môn Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Trên Đại học 0,15 0,13 0,14 0,15 0,52 Đại học 9,11 8,02 7,88 8,7 8,8 Cao đẳng nghiệp vụ 5,69 5,79 5,05 5,06 7,01 Cao đẳng nghề 4,80 4,20 4,61 5,7 6,2 Trung cấp nghề 10,64 9,89 10,41 11,03 12,6 Sơ cấp/chứng chỉ nghề 5,43 6,45 6,07 6,3 7,8 Công nhân kỹ thuật (không có bằng) 19,86 18,84 19,02 20,5 22,7 Không qua đào tạo (lao động phổ thông) 22,82 26,01 26,11 28,9 29,1
Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và xã hội Hà Tĩnh
Qua hai bảng trên có thể thấy rằng chất lƣợng nguồn nhân lực của Hà Tĩnh mặc dù đã đƣợc quan tâm đào tạo và có chiều hƣớng số lƣợng đƣợc đào tạo ngày càng tăng lên, tuy nhiên vẫn còn thấp so với yêu cầu phát triển doanh nghiệp.
Để tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH cùng với việc quan tâm nâng cao dân trí Hà Tĩnh đã chú trọng nâng cao chất lƣợng về thể lực. Trong những năm qua, đã đầu tƣ hàng ngàn tỷ đồng để nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho ngành y tế, gồm: 262 trạm xá, với 1.305 giƣờng bệnh, 13 bệnh viện tuyến huyện, 18 phòng khám đa khoa khu vực với 1.360 dƣờng bệnh; 4 bệnh viện tuyến tỉnh với 850 dƣờng bệnh, đạt tỷ lệ 17,9 giƣờng bệnh/ 1 vạn dân, ngang mức bình quân chung của cả nƣớc. Hệ thống y tế ngoài công lập cũng có bƣớc phát triển đáng kể; công tác vệ sinh phòng dịch đƣợc triển khai thực hiện nghiêm túc, không để phát sinh dịch bệnh trên địa bàn. Cùng với việc nâng cấp cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ ngành y tế đƣợc tăng cƣờng đáng kể về số lƣợng và chất lƣợng. Toàn tỉnh có 639 bác sỹ, đạt 5,3 bác sỹ/ 1 vạn dân; có 138/261 trạm y tế xã có bác sỹ đạt 52,8% và 100% trạm y tế có nữ hộ sinh.