3.1. Những căn cứ để hoàn thiện môi trƣờng kinh doanh của doanh nghiệp
3.1.2 Bối cảnh kinh tế xã hội ở Hà Tĩnh
Tỉnh Hà Tĩnh thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ theo tinh thần nghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã đề ra trong bối cảnh có những thuận lợi cơ bản, đó là: có nghị quyết số 39-NQ/TTW, ngày 16/8/2004 của Bộ chính trị “về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh vùng các tỉnh Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung”, trong đó đã xác định xây dựng và phát triển tỉnh Hà Tĩnh sớm trở thành một trung tâm công nghiệp miền trung trƣớc năm 2015, từ đó đã nhận đƣợc sự quan tâm của Trung ƣơng đảng, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành trung ƣơng trong việc triển khai các công trình dự án trọng điểm quốc gia tại Hà Tĩnh. Tình hình chính trị - xã hội trong tỉnh ổn định, đội ngũ cán bộ đoàn kết, thống nhất, nhân dân đồng tình, hƣởng ứng tích cực trong thực hiện các chủ trƣơng, chính sách phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội; đồng tình và ủng hộ tổ chức triển khai các dự án phát triển CN, TTCN; chƣơng trình phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
- Trong bối cảnh chung của thế giới hội nhập và phát triển, các nƣớc đang phát triển tập trung xây dựng môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh ngày càng thông thoáng và thuận lợi nhất để thu hút các nguồn lực đầu tƣ. Tỉnh Hà Tĩnh đã có sự đổi mới khá mạnh mẽ về tƣ duy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo giữ vững quốc phòng - an ninh; quan tâm xây dựng các chủ trƣơng, chính
sách đẩy mạnh thu hút đầu tƣ để xây dựng cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng và các dịch vụ. Nhiều quy định về cơ chế chính sách đã có tác dụng thiết thực, đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tƣ. Hiện nay Hà Tĩnh đang triển khai một số dự án lớn, trọng điểm quốc gia, là cơ sở quan trọng, mở ra triển vọng mới để hấp dẫn các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc tiếp tục quan tâm đầu tƣ vào Hà Tĩnh, trong đó đáng chú ý nhất là các dự án:
Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê trữ lƣợng 544 triệu tấn vốn đầu tƣ 670 triệu USD của Công ty cổ phần sắt Thạch Khê có 9 cổ đông trong đó Tập đoàn than và khoáng sản Việt Nam có cổ phần chi phối.
Dự án khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dƣơng của Tập đoàn FORMOSA Đài Loan đầu tƣ vào KKT Vũng Áng với số vốn đăng ký 7,879 tỷ USD; trong đó Nhà máy luyện thép có công suất 15 triệu tấn/năm, tổng mức đầu tƣ khoảng 15,5 tỷ USD (giai đoạn I: 7,5 triệu tấn/năm, vốn đầu tƣ trên 7 tỷ USD); cảng Sơn Dƣơng có 35 bến, khả năng thông qua 120 triệu tấn/năm, tổng mức đầu tƣ 1,4 tỷ USD (giai đoạn I: đầu tƣ 12 bến, vốn đầu tƣ 732 triệu USD).
Dự án trung tâm điện lực Vũng Áng gồm 4 nhà máy nhiệt điện có tổng công suất 4 × 1.200 MW, vốn đầu tƣ 4,8 tỷ USD; hiện tại đang xây dựng nhà máy số 1 và thực hiện công tác chuẩn bị để khởi công xây dựng nhà máy số 2; Dự án công trình thuỷ lợi đa mục tiêu Ngàn Trƣơi - Cẩm Trang tại huyện Vũ Quang có dung tích hồ chứa 900 triệu m3 và nhà máy thủy điện công suất 16MW, vốn đầu tƣ 3.000 tỷ VND bằng nguồn vốn của Chính phủ; khởi công trong năm 2008.
Dự án nhà máy gang thép của Tập đoàn Vạn Lợi đầu tƣ tại KKT Vũng Áng, vốn đăng ký 1.764 tỷ đồng, công suất Nhà máy 500 ngàn tấn năm. Dự kiến cuối năm 2009 nhà máy đƣợc xây dựng hoàn thành và đƣa vào vận hành. Với các dự án lớn đƣợc triển khai, là điều kiện để khẳng định về tƣơng
lai của Hà Tĩnh sẽ tiếp tục nhận đƣợc các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Mục tiêu xây dựng Hà Tĩnh trở thành một trung tâm công nghiệp của miền Trung là có thể thực hiện đƣợc.