3.1. Những căn cứ để hoàn thiện môi trƣờng kinh doanh của doanh nghiệp
3.1.3 Mục tiêu chủ yếu phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Hà
Hà Tĩnh đến năm 2015
Quán triệt đầy đủ các Nghị quyết của Trung ƣơng, của Tỉnh uỷ, đặc biệt là Nghị quyết số 22/NQ-CP, ngày 05/5/2010 của Chính phủ về triển khai thực hiện Nghị định 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; Nghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, Nghị quyết 02/NQ-TU ngày 24/8/2006 của Tỉnh ủy (khoá XVI) về tăng cƣờng công tác lãnh đạo, phát triển DN đến năm 2010 và những năm tiếp theo, Kế hoạch 184/KH-UBND ngày 18/9/2006 của UBND tỉnh về phát triển DN trong đó có DNNVV. Tỉnh Hà Tĩnh cần xác định rõ các mục tiêu chủ yếu phát triển DNNVV nhƣ sau:
- Phát triển DNNVV phải phù hợp với mục tiêu phấn đấu đƣa GDP bình quân đấu ngƣời năm 2015 của Hà Tĩnh đạt 1.500 USD (bằng 68% so cả nƣớc) cần ƣu tiên mục tiêu phát triển DNNVV, coi đó là phƣơng thức phát huy nội lực, sức năng động sáng tạo của dân cƣ, bám sát nhu cầu thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. DNNVV cần từng bƣớc phát triển về số lƣợng, củng cố chất lƣợng quản lý, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, cùng với các loại hình doanh nghiệp khác thực hiện các mục tiêu chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Cụ thể là:
+ Phấn đấu đến năm 2015 toàn tỉnh có gần 5000 doanh nghiệp, trong đó số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chiếm 25%, xây dựng 22%; Thƣơng mại - dịch vụ và vận tải chiếm 30%; Chế biến nông, lâm, thủy sản chiếm 25%. Đồng thời, để đảm bảo phát triển bền vững, bên cạnh phát triển về số lƣợng, cần chú trọng nâng cao chất lƣợng các doanh nghiệp.
+ Ƣu tiên phát triển DNNVV thuộc lĩnh vực công nghiệp, chế biến nông, lâm, thủy hải sản, xuất khẩu, các lĩnh vực trọng điểm, du nhập nghề mới, khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống.
+ Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách phù hợp với loại hình doanh nghiệp nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tƣ phát triển, ƣu tiên phát triển các DNNVV ở vùng sâu, vùng xa nhằm xóa bỏ cách biệt giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi.
+ Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh; đổi mới công nghệ, thiết bị theo hƣớng tiên tiến, hiện đại.
- Đẩy mạnh liên doanh, liên kết giữa các khu vực kinh tế, các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp để tăng cƣờng vai trò hỗ trợ phát triển.
+ Song song với việc chỉ đạo phát triển các DNNVV, cần xây dựng kế hoạch, biện pháp để tập trung phát triển một số doanh nghiệp đủ mạnh trên các lĩnh vực nhƣ công nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng, giao thông thủy lợi, thủy hải sản để làm đối tác, đối trọng liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc vừa tạo tiền đề thúc đẩy phát triển các DNNVV.
+ Quan tâm phát triển các ngành nghề, lĩnh vực sản xuất vật chất, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo hƣớng chuyên môn hóa với quy mô tập trung.
3.2. Định hƣớng hoàn thiện môi trƣờng kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Hà Tĩnh
Thứ nhất, hoàn thiện môi trƣờng kinh doanh đối với DNNVV phải phù hợp với luật pháp Việt Nam, cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc và phù hợp với các quy định, thông lệ quốc tế.
Trong quá trình hoàn thiện môi trƣờng kinh doanh, việc ban hành các chủ trƣơng, cơ chế, chính sách của địa phƣơng phải căn cứ vào hệ thống pháp luật, nhất là đối với những bộ luật có liên quan nhƣ: luật doanh nghiệp, luật
đầu tƣ nƣớc ngoài, luật đất đai, luật xây dựng, luật thuế… đồng thời tuân thủ những cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đã ban hành. Những yếu tố khác của môi trƣờng kinh doanh nhƣ xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, cải cách thủ tục hành chính, phát triển nguồn nhân lực, phát triển đồng bộ các loại thị trƣờng… đều phải dựa vào luật pháp và các quy định và thông lệ quốc tế, nếu không đảm bảo đƣợc yêu cầu đó thì hiệu quả từ việc hoàn thiện môi trƣờng kinh doanh mang lại sẽ bị hạn chế.
Hoàn thiện môi trƣờng kinh doanh của DNNVV phải phù hợp, tƣơng đồng với môi trƣờng kinh doanh nói chung. Trong quá trình CNH, HĐH, tỉnh Hà Tĩnh phải đồng thời thu hút các nguồn vốn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Việc hoàn thiện môi trƣờng kinh doanh là nhằm để khai thác đƣợc các nguồn vốn đầu tƣ phát triển mạnh mẽ DNNVV, một lực lƣợng xã hội có khả năng khai thác có hiệu quả các tiềm năng, đóng góp đáng kể cho nền kinh tế, đồng thời góp phần giải quyết các vấn đề xã hội khác nhƣ: giải quyết việc làm, giảm các tệ nạn xã hội, hoàn thiện đời sống nhân dân, nhƣng môi trƣờng kinh doanh của DNNVV không đƣợc phép mâu thuẩn hoặc trái ngƣợc với môi trƣờng kinh doanh nói chung, nếu không giải quyết đƣợc hài hoà, phù hợp, đồng bộ với môi trƣờng kinh doanh nói chung thì sẽ phản tác dụng.
- Thứ hai, hoàn thiện môi trƣờng kinh doanh của DNNVV phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh.
Tỉnh Hà Tĩnh đang là một tỉnh nghèo, tốc độ tăng trƣởng và phát triển kinh tế ở mức trung bình, thu ngân sách, thu nhập bình quân đầu ngƣời đƣợc xếp vào những tỉnh thấp nhất nƣớc, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, bất cập. Việc hoàn thiện môi trƣờng kinh doanh của DNNVV phải căn cứ vào tình hình thực tế khách quan để có sự phù hợp, môi trƣờng kinh doanh đó đƣợc doanh nghiệp, doanh nhân chấp nhận nhƣng đồng thời cũng phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phƣơng, đơn vị, từ đó để có cắn cứ
thu hút các nguồn vốn đầu tƣ đảm bảo phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, không thu hút các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng, sản phẩm mà pháp luật không khuyến khích hoặc điều kiện của tỉnh chƣa có khả năng thực hiện.
Thứ ba, hoàn thiện môi trƣờng kinh doanh ở tỉnh Hà Tĩnh phải tạo đƣợc môi trƣờng thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng, đây là mục tiêu cuối cùng và quan trọng nhất cần phải đạt đƣợc. Môi trƣờng kinh doanh thuận lợi chính là đảm bảo đƣợc sự ổn định về kinh tế, chính trị - xã hội, có hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách hoàn chỉnh, thông thoáng; có hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đảm bảo tốt cho quá trình sản xuất, kinh doanh; nguồn nhân lực dồi dào, chất lƣợng cao, giá cả cạnh tranh; thủ tục hành chính đơn giản, gọn nhẹ; các loại thị trƣờng, dịch vụ đầy đủ phục vụ cho đầu tƣ kinh doanh; đôi ngũ cán bộ quản lý nhà nƣớc và cán bộ quản trị các doanh nghiệp có đầy đủ năng lực, trình độ, kinh nghiệm…
3.3. Các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện môi trƣờng kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
3.3.1. Nhóm giải pháp thuộc về Nhà nƣớc
3.3.1.1. Hoàn thiện luật pháp và cơ chế, chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Nhà nƣớc tạo môi trƣờng về pháp luật và các cơ chế, chính sách thuận lợi cho DNNVV thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh nhằm huy động mọi nguồn lực trong nƣớc kết hợp với nguồn lực từ bên ngoài cho đầu tƣ phát triển. Trong đó cần cần tập trung vào những nội dung chủ yếu cầu:
- Tổ chức tốt việc cụ thể hoá Luật doanh nghiệp, Luật đầu tƣ, Nghị định 56/2009-NĐ/CP của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNNVV. Khắc phục những nội dung chƣa rõ ràng, chồng chéo giữa các văn bản luật; điều
chỉnh cơ chế phân cấp và phối hợp giữa Trung ƣơng và địa phƣơng trong quản lý Nhà nƣớc về đầu tƣ; quan tâm đến việc bảo vệ nhà đầu tƣ.
- Tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung một số cơ chế, chính sách để tiếp tục tạo điều kiện hơn nữa phát triển DNNVV. Sửa đổi, bổ sung một số quy định để giải quyết những vấn đề bất cập trong thực hiện chính sách về đất đai, hoàn thiện luật đất đai hiện hành; đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, rà soát, thu hồi những diện tích đất bỏ hoang, sử dụng sai mục đích theo quy định của pháp luật; khuyến khích sử dụng đất ở những vùng đất trống, đồi núi trọc.
- Quan tâm sửa đổi các quy định chi tiết thi hành Luật quản lý thuế theo hƣớng đơn giản hoá các thủ tục hành chính; ban hành cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp, sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán cho phù hợp với trình độ, quy mô, phạm vi hoạt động DNNVV; có cơ chế để doanh nghiệp tƣ nhân đƣợc vay vốn ODA nhƣ các doanh nghiệp nhà nƣớc; nghiên cứu bổ sung và mở rộng hình thức bảo lãnh cho DNNVV nhƣ: bảo lãnh đầu tƣ, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh tín dụng, xuất khẩu, hỗ trợ chuyển giao và đổi mới công nghệ; nghên cứu ban hành Luật hỗ trợ các DNNVV. Khẩn trƣơng xây dựng quỹ bảo hiểm xuất khẩu và bảo hiểm nông nghiệp; tiếp tục rà soát bãi bỏ các khoản phí, lệ phí không hợp lý; giành ƣu tiên nhiều hơn cho DNNVV phát triển sản xuất kinh doanh ở những khu vực khó khăn, vùng núi, biên giới, hải đảo.
Nhà nƣớc có biện pháp quan tâm hỗ trợ tài chính và tín dụng cho các DNNVV. Nhƣ chúng ta biết, vốn là vấn đề bức xúc nhất hiện nay đối với các DNNVV, do đó ở tầm vĩ mô Nhà nƣớc cần phải đẩy mạnh việc hình thành thị trƣờng vốn phù hợp với yêu cầu chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng, tạo thuận lợi cho việc vay và gửi tiền. Bao gồm các giải pháp nhƣ:
+ Thành lập hệ thống tín dụng thƣơng mại đầy đủ.
Nhà nƣớc nhƣ: ngân hàng đầu tƣ và phát triển hỗ trợ cho DNNVV vay với lãi xuất ƣu đãi, bảo trợ đổi mới công nghệ thông qua trả chậm...
+ Giảm lãi xuất cho vay của ngân hàng tới mức cần thiết để hỗ trợ tích cực hơn cho các DNNVV.
+ Cải tiến, đơn giản thủ tục vay vốn để sát thực với từng loại hình DN. + Hình thành những dự án, những chƣơng trình tầm cỡ quốc gia nhằm gắn kết các DNNVV với nhau, qua đó Nhà nƣớc gọi vốn đầu tƣ, hỗ trợ đầu tƣ có tập trung, có trọng điểm, tránh dàn trải.
- Nhà nƣớc có chính sách hỗ trợ về đào tạo cho các DNNVV, bao gồm cả về việc đào tạo các nhà quản lý và công nhân lao động. Ngoài ra còn phải phát hiện, đào tạo những ngƣời có khả năng nhƣng chƣa thành lập công ty để họ mạnh dạn bƣớc vào thành lập và kinh doanh tốt.
- Hình thành và phát triển các tổ chức quản lý nhà nƣớc, tổ chức đại diện và tổ chức tƣ vấn để hỗ trợ, giúp đỡ, quản lý các DNNVV. Xác định DNNVV là một đối tƣợng quản lý, đối tƣợng này đa dạng về ngành nghề, hình thức sở hữu... Hiện nay DNNVV đang bị phân tán quản lý bởi nhiều đầu mối, có doanh nghiệp thuộc sự quản lý của địa phƣơng, có doanh nghiệp thuộc sự quản lý của các cơ quan của trung ƣơng, có doanh nghiệp chịu sự quản lý của các tổng công ty... Sự phân tán đầu mối đã gây ra tình trạng phân tán, chồng chéo. Vì vậy, cần có sự thống nhất trong việc quản lý để phát huy hiệu quả hoạt động cao hơn của các loại hình doanh nghiệp.
- Tăng cƣờng và đổi mới công tác quản lý của Nhà nƣớc đối với DNNVV. Mở rộng, tăng cƣờng hệ thống dịch vụ thông tin kỹ thuật, dịch vụ tƣ vấn hỗ trợ các DNNVV trong việc chuẩn bị kế hoạch kinh doanh, tiếp cận thị trƣờng vốn, tài chính, tín dụng, khai thác thị trƣờng...
- Nhà nƣớc có những giải pháp tích cực trong nâng cao quan hệ quốc tế nhằm hỗ trợ các DNNVV. Tạo mối quan hệ tốt đẹp với các nƣớc trên thế giới
để tìm ra thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm, tiếp cận với khoa học công nghệ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Đặc biệt là hỗ trợ vốn cho các DNNVV thông qua nguồn vốn ODA, thông qua các hình thức thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI).
* Đối với tỉnh Hà Tĩnh cần phải quan tâm những nội dung sau:
Thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển DNNVV. Xác định rõ mục tiêu trợ giúp là nhằm tạo điều kiện cho các nhà DNNVV khởi sự doanh nghiệp và phát triển trong một môi trƣờng thuận lợi, giúp cho các DNNVV nâng cao năng lực, tăng sức cạnh tranh trong kinh tế thị trƣờng để sản xuất kinh doanh có hiệu quả, từ đó phát huy đƣợc vai trò và tác dụng đối với nền kinh tế Hà Tĩnh. Về phƣơng thức hỗ trợ:
+ Hỗ trợ trực tiếp: Tỉnh cần phải đơn giản hóa các thủ tục đăng ký kinh doanh, xóa bỏ các loại giấy phép không cần thiết (giấy phép con), cung cấp thông tin, cung cấp mặt bằng kinh doanh, xây dựng kết cấu hạ tầng, đào tạo nhân lực.
+ Hỗ trợ gián tiếp, thông qua các giải pháp, cơ chế, chính sách có hiệu quả cao và hiệu ứng rộng và tác động đến môi trƣờng kinh doanh của doanh nghiệp, ví dụ nhƣ tạo lập đồng bộ các yếu tố của thị trƣờng, thực hiện các chính sách miễn giảm thuế, hỗ trợ các tổ chức tƣ vấn để các tổ chức này có thêm thuận lợi hỗ trợ DNNVV.
- Về chính sách thị trƣờng:
Đối với DNNVV trên địa bàn Hà Tĩnh hiện nay đều gặp phải những khó khăn lớn về thị trƣờng đầu ra (thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm) và cả thị trƣờng các yếu tố đầu vào (thiết bị công nghệ, vốn…). Để giúp các DNNVV tháo gỡ những khó khăn này, có thực hiện một số giải pháp: Thực hiện các hoạt động cụ thể nhằm tăng cƣờng hoạt động xúc tiến thƣơng mại; Hỗ trợ tƣ vấn cho các DNNVV về các kiến thức kinh doanh, cách tiếp cận thị trƣờng;
cung cấp các thông tin về thị trƣờng, giá cả; Tích cực và chủ động mở rộng quan hệ với Phòng Công nghiệp và Thƣơng mại Việt nam, trung tâm hỗ trợ DNNVV của Liên minh hợp tác xã Việt Nam; tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNVV tham gia vào các dự án lớn trên địa bàn; khuyến khích các mối quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp lớn nhƣ Tổng công ty khoán sản Thƣơng mại Hà Tĩnh, Công ty khai thác mỏ sắt Thach Khê có thể hỗ trợ cho các DNNVV thông qua việc ký kết các hợp đồng cung ứng nguyên vật liệu, phân phối sản phẩm, làm thầu phụ, làm đại lý… nhằm có tác dụng vừa đảm bảo thị trƣờng, công ăn việc làm ổn định, vừa tạo điều kiện thuận lợi để chuyển giao công nghệ, kỷ năng quản lý từ doanh nghiệp lớn sang DNNVV.
- Về chính sách đất đai
DNNVV chủ yếu sử dụng công nghệ thấp, sử dụng nhiều lao động, trụ sở và nơi sản xuất thƣờng là công trình đơn giản (1 tầng, cấp 4), gặp khá nhiều khó khăn về mặt bằng sản xuất. Nguyên nhân chính là do các DNNVV thiếu vốn, giá đất khá cao và một phần khác là những quy định về đất đai còn nhiều vƣớng mắc. Vì vậy Tỉnh cần tăng cƣờng các biện pháp hỗ trợ trong chính sách đất đai nhằm tạo cho các DNNVV có điều kiện thuận lợi để ổn định và mở rộng mặt bằng, đồng thời có đủ giấy tờ hợp pháp về đất đai để làm thủ tục thế chấp vay vốn. Các giải pháp cụ thể:
Một là, đẩy nhanh các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thực hiện triệt để việc giao đất lâu dài.
Hai là, xây dựng hệ thống thông tin đất đai cũng nhƣ công bố công